Tính cấp thiết của đề tài Nguồn vốn có một vai trò vô cùng quan trọng với bất cứ một doanh nghiệp nào. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì nguồn vốn lại càng quan trọng. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng, điều kiện môi trường mà trong đó ngân hàng hoạt động, các ngân hàng thường tìm kiếm riêng cho mình những hình thức huy động vốn ngày càng thích hợp.Nhận thức rõ tầm quan trọng của vốn và đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường, trong suốt 7 năm từ khi thành lập đến nay, hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP ĐT PT Việt Nam Chi nhánh Quang Trung luôn được chú trọng và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên quá trình huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Bên cạnh những tác động không nhỏ của các yếu tố thị trường như: giá cả, lạm phát liên tục tăng cao, tỷ giá biến động phức tạp, vấn đề lãi suất huy động luôn nóng bỏng, tình hình cạnh tranh giữa các NHTM bằng lãi suất ngày càng quyết liệt… thì Chi nhánh cũng còn những tồn tại cần khắc phục. Nguồn vốn huy động của BIDV Quang Trung giảm trong năm 2010, đến năm 2011 vốn huy động tăng nhưng chỉ còn bằng 67% năm 2009, sự suy giảm huy động vốn không đáp ứng được nhu cầu sử dụng gây mất cân bằng giữa huy động và sử dụng vốn. Đứng trước thực tế như vậy, vấn đề đặt ra đối với BIDV Quang Trung là phải khắc phục được những hạn chế, tạo dựng được uy tín và thương hiệu đối với khách hàng, duy trì và tăng trưởng được nền vốn ổn định và cân đối với việc sử dụng vốn để có thể đứng vững và vượt qua khó khăn trong mọi tình huống. Để góp phần giải quyết vấn đề này, trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn, trong thời gian công tác thực tế tại Ngân hàng TMCP ĐT PT Việt Nam CN Quang Trung, tôi đã chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Quang Trung” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
Trang 1cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Quang Trung” là kết quả quá trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Minh Huệ Các số liệu sử dụng trongluận văn đã được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong Danh mục tài liệu tham khảo Kết quảnghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thị MinhHuệ cùng với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo ngân hàng BIDV Quang Trung và cáccán bộ ngân hàng đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2012
Tác giả
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái niệm, chức năng của Ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 6
1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Vốn của Ngân hàng thương mại 7
1.2.2 Huy động vốn của Ngân hàng thương mại 10
1.2.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 13
1.2.4 Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng thương mại 16
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 23
1.3.1 Nhân tố chủ quan 23
1.3.2 Nhân tố khách quan 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP ĐT&PT VIỆT NAM CN QUANG TRUNG 30
2.1 Khái quát về NH TMCP ĐT&PT Việt Nam – CN Quang Trung 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung 31
2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại BIDV Quang Trung 33
2.2.1 Các hình thức huy động vốn 33
2.2.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động 36
Trang 32.2.3 Cơ cấu vốn huy động 39
2.2.4 Tương quan giữa huy động và sử dụng vốn tại BIDV Quang Trung 49
2.2.5 Chi phí huy động vốn tại BIDV Quang Trung 53
2.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn tại BIDV Quang Trung 56
2.3.1 Kết quả đạt được 56
2.3.2 Hạn chế 58
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP ĐT&PT VIỆT NAM CN QUANG TRUNG 66
3.1 Định hướng cho hoạt động huy động vốn của BIDV Quang Trung 66
3.1.1 Định hướng chung 66
3.1.2 Định hướng cho hoạt động huy động vốn 69
3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn cho BIDV Quang Trung 71
3.2.1 Phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn và các dịch vụ hỗ trợ huy động vốn 71
3.2.2 Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả và linh hoạt 73
3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing trong công tác huy động vốn 75
3.2.4 Áp dụng linh hoạt lãi suất 76
3.2.5 Mở rộng mạng lưới hoạt động và cải tạo cơ sở vật chất 77
3.2.6 Cân đối giữa huy động và sử dụng vốn 79
3.2.7 Tăng cường huy động vốn dân cư và đặc biệt là từ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh 79
3.2.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 80
3.3 Kiến nghị 82
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 82
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam 85
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 4BQGQ : Bình quân gia quyềnCCTG : Chứng chỉ tiền gửi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011 31Bảng 2.2 Bảng quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn 2009-2011 37Biểu đồ 2.3 Diễn biến huy động vốn từ 2009- 2011 37
Trang 5Bảng 2.4 Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động 2009-2011 40
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động 2009-2011 41
Bảng 2.6 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng 2009-2011 42
Biểu đồ 2.7 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng 2009-2011 43
Bảng 2.8 Cơ cấu vốn huy động của BIDV Quang Trung theo kỳ hạn 2009-2011 45
Biểu đồ 2.9 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn 2009-2011 45
Bảng 2.10 Cơ cấu vốn huy động của BIDV Quang Trung theo loại tiền 2009-2011 47
Biểu đồ 2.11 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền năm 2009-2011 48
Bảng 2.12 Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn 50
Bảng 2.13 Quan hệ giữa huy động vốn và cho vay theo thời gian 51
Bảng 2.14 Tương quan giữa vốn huy động và vốn cho vay theo loại tiền tệ 52
Bảng 2.15 Chi phí huy động vốn năm 2009-2011 53
Bảng 2.16 Thu nhập từ hoạt động huy động vốn năm 2009-2011 55
Trang 6TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vốn và đứng trước sự cạnh tranh gay gắtcủa các tổ chức tín dụng khác trên thị trường, trong suốt 7 năm từ khi thành lập đếnnay, hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP ĐT &PT Việt Nam Chi nhánhQuang Trung luôn được chú trọng và đã đạt được những kết quả nhất định Tuynhiên quá trình huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đạt được vẫn chưacao Bên cạnh những tác động không nhỏ của các yếu tố thị trường như: giá cả, lạmphát liên tục tăng cao, tỷ giá biến động phức tạp, vấn đề lãi suất huy động luôn nóngbỏng, tình hình cạnh tranh giữa các NHTM bằng lãi suất ngày càng quyết liệt… thìChi nhánh cũng còn những tồn tại cần khắc phục Nguồn vốn huy động của BIDVQuang Trung giảm trong năm 2010, đến năm 2011 vốn huy động tăng nhưng chỉcòn bằng 67% năm 2009, sự suy giảm huy động vốn không đáp ứng được nhu cầu
sử dụng gây mất cân bằng giữa huy động và sử dụng vốn Đứng trước thực tế nhưvậy, vấn đề đặt ra đối với BIDV Quang Trung là phải khắc phục được những hạnchế, tạo dựng được uy tín và thương hiệu đối với khách hàng, duy trì và tăng trưởngđược nền vốn ổn định và cân đối với việc sử dụng vốn để có thể đứng vững và vượtqua khó khăn trong mọi tình huống
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ thực trạng huy động vốn, đánhgiá đúng những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt độnghuy động vốn từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại BIDVQuang Trung Để thực hiện mục tiêu chung, luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thểsau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về huy động vốn của các NHTM;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại BIDV Quang Trung,làm rõ kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại;
- Đề ra hệ thống giải pháp và kiến nghị các cơ quan hữu quan hỗ trợ trong việcthực hiện các giải pháp huy động vốn tại BIDV Quang Trung
Trang 7Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM nóichung và của BIDV Quang Trung nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: chỉ tập trung vào hoạt động huy động vốn nợ tại BIDVQuang Trung qua 3 năm 2009, 2010, và năm 2011
Ngoài phần lời mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ,tài liệu tham khảo và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam CN Quang Trung
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàngTMCP ĐT &
PT Việt Nam CN Quang Trung
Trong chương 1, luận văn trình bày tổng quan về Ngân hàng thương mại, từ
việc nghiên cứu nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm những nguồn vốnnào để đi sâu, làm rõ về hoạt động huy động vốn Trọng tâm của chương 1 là lýluận chung về tăng cường huy động vốn của Ngân hàng thương mại, bao gồm quanđiểm về tăng cường huy động vốn, các chỉ tiêu đánh giá tăng cường huy động vốnnhư: quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn huy động, chi phí huy động vốn có chi phí trảlãi cho khách hàng và chi phí ngoài lãi, cơ cấu huy động vốn, tương quan giữa huyđộng vốn và sử dụng vốn, chênh lệch lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huyđộng bình quân Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốntại Ngân hàng thương mại gồm có các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan
Trong chương 2, sau khi khái quát về quá trình hình thành và phát triển của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Quang Trung, tìnhhình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, luận văn đi vào phân tích thực trạng huyđộng vốn tại BIDV Quang Trung qua kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2009-
2011 Luận văn phân tích tập trung vào thực trạng huy động vốn gồm các hình thứchuy động vốn, quy mô và tình hình tăng trưởng, cơ cấu vốn huy động, mối quan hệ
Trang 8giữa huy động vốn và sử dụng vốn như thế nào, chi phí huy động vốn Qua việcnhìn nhận tình hình thực tế trong công tác huy động vốn, phân tích để thấy đượcnhững kết quả mà Chi nhánh đã đạt được và những vấn đề hạn chế, khó khăn đồngthời chỉ rõ các nguyên nhân của các mặt hạn chế đó.
Những kết quả đã đạt được của Chi nhánh trong công tác huy động vốn
Qua ba năm từ 2009 đến 2011, chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng khá với quy
mô vốn tăng trưởng ổn định Do điều kiện đặc thù năm 2009 nên các chỉ tiêu so vớinăm 2008 có giảm, đặc biệt huy động vốn 2010 giảm mạnh Tốc độ tăng trưởngnăm 2009 chậm lại do điều kiện kinh tế khó khăn nhưng vẫn duy trì cơ cấu vốn hợp
lý, đảm bảo đủ nguồn để cho vay và đầu tư Năm 2011 là năm thứ sáu Chi nhánhchính thức đi vào hoạt động Trải qua nhiều khó khăn và biến động do khủng hoảngkinh tế toàn cầu gây ra, Chi nhánh vẫn nỗ lực phấn đấu nhưng vẫn chịu nhiều ảnhhưởng chính vì vậy tổng tài sản của Chi nhánh giảm qua các năm 2009, đặc biệt
2010 Tuy nhiên, Chi nhánh đã cố gắng hết mình trong công tác sử dụng vốn tìm cáccách thức sử dụng vốn hiệu quả để bù đắp khoản chênh lệch lãi suất với hội sở chính.Nguồn vốn của Chi nhánh có tính ổn định tương đối do nguồn tiền gửi có kỳ hạn luônchiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động Điều đó đã tạo nên sự chủ độngcho Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn
Chính sách huy động vốn tại Chi nhánh được bám sát diễn biến thị trường vàchỉ đạo từ Hội sở chính, phản ứng kịp thời với mọi biến động trên thị trường huyđộng Nền khách hàng được tiếp tục được duy trì và phát triển, đặc biệt huy độngvốn dân cư giảm tương đối ít Chính sách chăm sóc khách hàng vẫn được chú trọngqua các năm
Kết quả hoạt động 06 năm đầu tiên đều có lãi - năm sau cao hơn năm trước.Chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động và tuyệt đối tuân thủ theochế độ và chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Những vấn đề hạn chế, khó khăn
Thứ nhất, nghiên cứu qua ba năm 2009-2011 nhận thấy hạn chế lớn nhất của
Trang 9BIDV Quang Trung trong công tác huy động vốn đó là sự sụt giảm nghiêm trọng vềquy mô cũng như tốc độ tăng trưởng, cho thấy sự tăng trưởng không ổn định và chinhánh cần phải có biện pháp khắc phục.
Thứ hai, sự mất cân đối trong việc huy động và sử dụng vốn: quy mô vốnhuy động nhỏ hơn quy mô tín dụng, thêm vào đó là sự chênh lệch lớn giữa kỳ hạnhuy động và sử dụng vốn, vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong khi đó
cơ cấu sử dụng vốn nằm phần lớn ở cho vay trung và dài hạn
Thứ ba, cơ cấu vốn huy động của BIDV Quang Trung thiếu sự ổn định.Trong tổng nguồn vốn thì chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung và dàihạn chiếm tỷ lệ nhỏ và nguồn vốn tập trung vào một số khách hàng lớn nên khôngbền vững
Thứ tư, nguồn vốn huy động từ dân cư chưa được chú trọng và đẩy mạnh
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, khó khăn trong công tác huy động vốn tại Chi nhánh:
Một là, những nguyên nhân xuất phát từ chính sách của hội sở chính như cácchính sách của hội sở chính còn chưa mang tính đồng bộ, chính sách lãi suất chưalinh hoạt, hình thức huy động vốn chưa đa dạng, các sản phẩm thiếu tính cạnh tranh
so với các đối thủ trong khu vực và sự giảm sút thị phần BIDV trên địa bàn
Hai là, những nguyên nhân từ bên ngoài như thách thức, khó khăn từ môi trường kinh doanh, chính sách môi trường pháp lý, chính sách của Chính phủ, tâm
lý thói quen của người dân
Ba là, những nguyên nhân từ chính chi nhánh như chính sách khách hàngchưa hiệu quả, mạng lưới giao dịch còn hạn hẹp, hoạt động marketing tại Chi nhánhchưa thực sự được chú trọng, cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, trình độ cán bộ vàcông tác quản lý chưa cao, chưa quan tâm đến công tác bán chéo sản phẩm liênquan đến huy động vốn, huy động vốn dân cư chưa được thực sự chú trọng, chínhsách tăng trưởng tín dụng chưa phù hợp với thực trạng nguồn vốn, dịch vụ khách
Trang 10hàng thiếu tính cạnh tranh.
Trong chương 3, sau khi khái quát định hướng mục tiêu chung của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung và định hướngcho hoạt động huy động vốn, tác giả đề xuất một số giải pháp để tăng cường hoạtđộng huy động vốn tại Chi nhánh Đó là:
Thứ nhất: Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả và linh hoạt
Cần xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng một cách đồng bộ và có hệthống cho từng khách hàng cụ thể Cần xác định mỗi đối tượng khách hàng khác nhau
có nhu cầu về sản phẩm khác nhau, vì vậy cũng cần có chính sách chăm sóc kháchhàng khác nhau Chi nhánh cần có kế hoạch chăm sóc khách hàng linh hoạt thườngxuyên trên cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động của khách hàng tại Chi nhánh
Đối với cá nhân là khách hàng của chi nhánh có thể thực hiện các hình thức sau:Tặng thẻ khách hàng thân thiết, khách hàng VIP cho những khách hàng có doanh sốlớn, giao dịch thường xuyên, khách hàng giao dịch lâu năm Tặng thêm lãi suất chokhách hàng giới thiệu thêm khách hàng mới Điều này sẽ khuyến khích khách hànggiới thiệu người thân bạn bè của mình để gửi tiết kiệm và sử dụng dịch vụ ngân hàng
Đối với khách hàng là doanh nghiệp và tổ chức có thể thực hiện các hìnhthức sau: Khuyến khích doanh nghiệp mở tài khoản và đổ lương cho nhân viên quangân hàng bằng cách giảm hoặc miễn phí phát hành thẻ lần đầu, miễn phí các dịch
vụ tra cứu số dư tài khoản, giảm hoặc miễn phí đổ lương hàng tháng Cung các góidịch vụ với chi phí thấp hơn các khách hàng thông thường cho các doanh nghiệp cóquan hệ đổ lương, tiền gửi tại Chi nhánh Chi nhánh cần tăng cường thiết lập, duytrì và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng tổ chức, tiến tới hợp tác toàn diện
Thứ hai: Đẩy mạnh hoạt động marketing trong công tác huy động vốn.
Cần xây dựng kế hoạch maketing của Chi nhánh mang tính đồng bộ Giaochỉ tiêu tiếp thị khách hàng mới tới từng cán bộ trên cơ sở hoạch định những nhómđối tượng khách hàng tiềm năng Phát động phong trào: “ mỗi cán bộ nhân viên là
Trang 11những khách hàng đầu tiên của BIDV Quang Trung” Tổ chức đào tạo cán bộ kỹnăng giao tiếp, thuyết phục để có thể tiếp thị sản phẩm dịch vụ và có khả năng đàmphán với khách hàng Sau mỗi chương trình dịch vụ mới triển khai cần đánh giả kếtquả thực hiện bằng cách thu thập ý kiến đo lường sự hài lòng của khách hàng về sảnphẩm, tiến tới sự cải tiến sản phẩm phù hợp nhu cầu mọi đối tượng khách hàng
Cần thành lập tổ marketing riêng biệt đảm nhận việc phân tích khách hàng,xây dựng chiến lược quảng cáo sản phẩm để hoạt động này tại chi nhánh được thựchiện đồng bộ và chuyên nghiệp đem lại hiệu quả hơn
Thứ ba: áp dụng linh hoạt lãi suất
Hiện nay tất cả các chi nhánh trong hệ thống phải tuân theo biểu lãi suất doBIDV đưa ra Tuy nhiên với chính sách lãi suất mềm dẻo, các chi nhánh vẫn đượcphép tự xác định lãi suất phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế trongphạm vi lãi suất trần, sàn theo quy định Chi nhánh cần đề xuất với hội sở chínhnên phân cấp uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh quyết định lãi suất huy động cácmón huy động lớn có thể từ 10 tỷ trở lên, cho phép lãi suất huy động vượt trần FTPmua vốn từ 0.5%/năm đến 1.0%/năm
Chi nhánh cũng có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi với các khách hàng lớn,thường xuyên giao dịch, đẩy mạnh việc áp dụng lãi suất thỏa thuận, miễn hoặc giảmphí dịch vụ…đối với khách hàng gửi tiền với số lượng lớn, thời gian dài Bên cạnh
đó, khi lãi suất thị trường trên địa bàn thay đổi, Chi nhánh cần nhanh chóng cónhững báo cáo, kiến nghị với BIDV để có sự điều chỉnh phù hợp, đảm bảo lợi íchcho khách hàng, tránh để khách hàng rời bỏ ngân hàng
Với biểu lãi suất thay đổi từng thời kỳ, Chi nhánh có thể vận dụng mức lãisuất tối đa đối với nguồn vốn cần tăng tỷ trọng và áp dụng mức lãi suất thấp hơn đốivới các loại nguồn vốn khác
Thứ tư: Mở rộng mạng lưới hoạt động và cải tạo cơ sở vật chất
Chi nhánh cần mạnh dạn tiến hành nghiên cứu, phân tích và tìm kiếm các địađiểm mới để thành lập thêm các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm để mở rộng
Trang 12thêm mạng lưới, tăng độ “phủ sóng” các sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng cạnhtranh thu hút khách hàng, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng
Phát triển mạng lưới là hình thức nhằm mở rộng kênh phân phối các sảnphẩm dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận với khách phẩm hàng Bên cạnh việc đẩymạnh việc khảo sát thực tế tại các địa bàn trọng điểm, tìm thuê các địa điểm khangtrang trên các tuyến phố đông dân cư, nhiều tổ chức kinh tế để mở các phòng, điểmgiao dịch, chi nhánh cần tiếp tục đặt các điểm giao dịch tại các công ty, tổ chức kinh
tế lớn để bên cạnh việc tiến hành thu chi hộ cũng tăng cường khả năng tiếp thị sảnphẩm cho khách hàng của các công ty đó
Thứ năm: Cân đối giữa huy động và sử dụng vốn
Trong thời gian tới Chi nhánh cần thực hiện huy động vốn căn cứ vào nhucầu sử dụng vốn Trước hết để giải quyết sự mất cân bằng trong huy động vốn nhưhiện nay Chi nhánh cần tập trung vào việc tăng trưởng nguồn huy động để bù đắpcho sử dụng vốn
Chính sách tăng trưởng tín dụng cũng cần phải cân đối với vốn có thể huyđộng được không nên khuyến khích tăng trưởng tín dụng khi nguồn vốn huy độngsụt giảm, điều đó sẽ gây rủi ro cho hệ thống BIDV
Thứ sáu: Tăng cường huy động vốn dân cư và đặc biệt là từ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh
Xác định huy động vốn dân cư là mục tiêu chiến lược trong tăng cường huyđộng vốn tại BIDV Quang Trung trong thời gian tới Để huy động được nguồn vốnnày Chi nhánh cần có chính sách khuyến khích với khách hàng cá nhân như sản phẩm
đa dạng thiết kế theo nhu cầu người dân, phục vụ tại quầy chuyên nghiệp chu đáo, cócác chương trình khuyến mại, dự thưởng hấp dẫn, chăm sóc nhân các dịp đặc biệt,phân chia các nhóm khách hàng phân giao cho từng cán bộ chăm sóc để tạo ra mốiquan hệ thân thiết và tìm kiếm nhu cầu khách hàng Khuyến khích cán bộ công nhânviên vận động người thân, bạn bè gửi tiền tại Chi nhánh
Trang 13Thứ bảy: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm để có thểgiúp cán bộ linh hoạt trong xử lý tình huống, có phong cách làm việc chuyênnghiệp, lịch sự Xây dựng môi trường làm việc tích cực, có chế độ đãi ngộ xứngđáng
Cần có chính sách động viên khuyến khích cán bộ tự nâng cao nghiệp vụ, tạomọi điều kiện cho các cán bộ được tìm hiểu nghiên cứu, học tập hay tiếp cận vớicác mô hình hoạt động, các quy trình nghiệp vụ ở các nước có hệ thống Ngân hàngphát triển hiện đại
Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm chú trọng chọn lọc ngay từ khâu tuyển dụngcán bộ đến khâu đào tạo và quản lý Tạo điều kiện làm việc thuận lợi để người laođộng phát huy tốt năng lực bản thân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Công tácquản lý cần thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch kinhdoanh của các phòng, cán bộ để kịp thời khen thưởng, đôn đốc và điều chỉnh hợp lý
Bên cạnh việc đề xuất giải pháp, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị vớiChính phủ, với NHNN và kiến nghị với Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam
Trên đây là tóm tắt toàn bộ cơ sở lý luận, thực trạng về hoạt động huy độngvốn của BIDV Quang Trung, góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về hoạt độnghuy động vốn và các giải pháp cụ thể để tăng cường huy động vốn tại BIDV QuangTrung Việc vận dụng các giải pháp này vào hoạt động của Chi nhánh chắc chắn sẽmang lại hiệu quả đáng kể, góp phần tích cực vào thành tích chung của chi nhánh vàcủa Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn vốn có một vai trò vô cùng quan trọng với bất cứ một doanh nghiệpnào Đối với hệ thống ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian hoạt độngtrong lĩnh vực tiền tệ thì nguồn vốn lại càng quan trọng Tùy thuộc vào điều kiện cụthể của mỗi ngân hàng, điều kiện môi trường mà trong đó ngân hàng hoạt động, cácngân hàng thường tìm kiếm riêng cho mình những hình thức huy động vốn ngàycàng thích hợp
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vốn và đứng trước sự cạnh tranh gay gắtcủa các tổ chức tín dụng khác trên thị trường, trong suốt 7 năm từ khi thành lập đếnnay, hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP ĐT &PT Việt Nam Chi nhánhQuang Trung luôn được chú trọng và đã đạt được những kết quả nhất định Tuynhiên quá trình huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đạt được vẫn chưacao Bên cạnh những tác động không nhỏ của các yếu tố thị trường như: giá cả, lạmphát liên tục tăng cao, tỷ giá biến động phức tạp, vấn đề lãi suất huy động luôn nóngbỏng, tình hình cạnh tranh giữa các NHTM bằng lãi suất ngày càng quyết liệt… thìChi nhánh cũng còn những tồn tại cần khắc phục Nguồn vốn huy động của BIDVQuang Trung giảm trong năm 2010, đến năm 2011 vốn huy động tăng nhưng chỉcòn bằng 67% năm 2009, sự suy giảm huy động vốn không đáp ứng được nhu cầu
sử dụng gây mất cân bằng giữa huy động và sử dụng vốn Đứng trước thực tế nhưvậy, vấn đề đặt ra đối với BIDV Quang Trung là phải khắc phục được những hạnchế, tạo dựng được uy tín và thương hiệu đối với khách hàng, duy trì và tăng trưởngđược nền vốn ổn định và cân đối với việc sử dụng vốn để có thể đứng vững và vượtqua khó khăn trong mọi tình huống
Để góp phần giải quyết vấn đề này, trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu lýluận và thực tiễn, trong thời gian công tác thực tế tại Ngân hàng TMCP ĐT & PT
Việt Nam CN Quang Trung, tôi đã chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Quang Trung” làm
Trang 15đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ thực trạng huy động vốn, đánhgiá đúng những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt độnghuy động vốn từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại BIDVQuang Trung Để thực hiện mục tiêu chung, luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thểsau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về huy động vốn của các NHTM;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại BIDV Quang Trung,làm rõ kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại;
- Đề ra hệ thống giải pháp và kiến nghị các cơ quan hữu quan hỗ trợ trong việcthực hiện các giải pháp huy động vốn tại BIDV Quang Trung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM nóichung và của BIDV Quang Trung nói riêng
Phạm vi nghiên cứu: chỉ tập trung vào hoạt động huy động vốn nợ tại BIDVQuang Trung qua 3 năm 2009, 2010, và năm 2011
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp tất cả các phương pháp nghiên cứu khoa học:Phương pháp phân tích tổng hợp, logic, thống kê, phương pháp luận duy vậtbiên chứng
Nguồn tài liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, tài liệu tham khảochuyên ngành và một số trang báo điện tử Nguồn tài liệu này được ghi chú chi tiếttrong phần tài liệu tham khảo
Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập từ các Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết,Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, một số văn bản khác lưu hành tại
Trang 16chi nhánh và được xử lý bằng chương trình Excel phục vụ cho việc nghiên cứu các nộidung của đề tài.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ,tài liệu tham khảo và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam CN Quang Trung
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàngTMCP ĐT &
PT Việt Nam CN Quang Trung
Trang 17CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm, chức năng của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một loại hình tổ chức kinh tế quan trọng trong nền kinh tế hànghóa Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triểncủa nền sản xuất hàng hoá Hoạt động ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiềnhoặc đúc tiền, hoạt động lưu giữ hộ, thanh toán chi trả hộ, sau đó là sự phát triểnhoạt động cho vay và các loại hình dịch vụ khác từ những người thợ kim hoàn Trảiqua quá trình phát triển của xã hội loài người những người giữ hộ tiền đã trở thànhnhà ngân hàng với ba nghiệp vụ cơ bản bao gồm: nhận tiền gửi, thanh toán hộ vàcấp tín dụng cho khách hàng của mình cùng việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàngkhác Thực tế nhiều năm qua đã chứng tỏ rằng: Ngân hàng là một ngành nghềkhông thể thiếu được trong nền kinh tế, nó đóng vai trò làm môi giới, làm trunggian cho sự gặp gỡ giữa cung và cầu tiền tệ, thông qua việc huy động các nguồn tiềnnhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế và cho vay lại đối với các cá nhân, tổ chứcđang có nhu cầu về vốn Điều này góp phần đẩy mạnh tốc độ quay vòng vốn,chuyển tiền nhàn rỗi vào đầu tư sản xuất kinh doanh, tránh lãng phí của cải vật chấtcho xã hội, qua đó đẩy mạnh tốc độ phát triển của nền kinh tế
Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vaitrò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế nhưng cách tốt nhất có thể là xem xét trên
phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp.“NHTM là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán- và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Ngoài ra còn có thể có một số định nghĩa khác Theo Điều 20 Luật các tổ
chức tín dụng tại Việt Nam thì “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền
Trang 18tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Các chức năng của NHTM:
-Trung gian tài chính: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với
hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư Trong nền kinh tế luôn tồn tạihai loại cá nhân và tổ chức: thứ nhất là các cá nhân và tổ chức có thu nhập hiện tạilớn hơn các khoản chi tiêu nên họ có tiền để tiết kiệm, thứ hai là cá nhân và tổ chức
có chi tiêu vượt quá thu nhập vì thế cần bổ sung vốn Tuy nhiên do sự không phùhợp về thời gian, không gian, quy mô, tình trạng “thông tin không cân xứng”… màquan hệ trực tiếp giữa 2 nhóm này bị nhiều giới hạn, cần phải có một trung gianđứng ra tập hợp các người tiết kiệm và đầu tư Đó là cơ sở làm nảy sinh trung giantài chính Cơ chế hoạt động của trung gian tài chính giúp phân tán rủi ro và giảm chiphí giao dịch, làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính
-Tạo phương tiện thanh toán: Ban đầu các ngân hàng tạo phương tiện thanh
toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng Với ưu điểm nhất định, dần dầngiấy nhận nợ của ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi đượcnhiều người chấp nhận, thay thế tiền kim loại làm phương tiện cất giữ và phươngtiện lưu thông, nó trở thành tiền giấy Theo quan điểm hiện đại, lượng tiền tệ baogồm nhiều bộ phận: thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (Mo), thứ hai là số dư trêntài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng, thứ ba là tiền gửi trên các tài khoảntiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn Khi NH cho vay, số dư trên tài khoản tiềngửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng hóadịch vụ Do đó, việc cho vay của các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán.Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửiđược mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác
- Trung gian thanh toán: ngân hàng có thể thực hiện thanh toán giá trị hàng
hóa và dịch vụ thay khách hàng Việc thanh toán qua ngân hàng được tiến hànhnhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí thông qua nhiều hình thức thanh toán
Trang 19mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng: séc, ủy nhiện chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử Công nghệ ngân hàng phát triển cũng như
sự hình thành các trung tâm thanh toán trong nước, quốc tế đã làm tăng hiệu quảcủa thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quantrọng, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớmnhất trong hoạt động của các ngân hàng thương mại và hiện nay có thể nói hoạtđộng huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quan trọng, liên quan đến
sự sống còn của các NHTM Huy động vốn là thu hút những khoản vốn nhàn rỗitrong nền kinh tế, thúc đẩy lưu thông tiền tệ Các NHTM thực hiện huy động mọinguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế dưới mọi hình thức như: tiền gửithanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn của dân cư, tiền gửi có kỳ hạn của
tổ chức, các loại tiền gửi khác… Ngoài ra, các NHTM cũng thực hiện việc huyđộng vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu…) hoặc vaytrực tiếp từ các tổ chức tín dụng khác
Hoạt động tín dụng, đầu tư
Đây là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM Các NHTM sửdụng phần lớn số tiền huy động được để cho vay đối với nền kinh tế và giúp họ đổimới trang thiết bị sản xuất, nâng cấp nhà xưởng, quay vòng vốn Hoạt động tín dụngbao gồm: cho vay (cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ cho dự án…), bảolãnh, cho thuê tài chính…Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng thực hiệnđầu tư thông qua việc tham gia góp vốn liên doanh, liên kết, thành lập các công tycon, đầu tư và kinh doanh bất động sản…
Các hoạt động khác
Do nhu cầu phát triển của nền kinh tế đòi hỏi các hoạt động dịch vụ của ngân
Trang 20hàng ngày càng mở rộng cả về chất lượng và số lượng Ngày nay các ngân hàng đều
mở rộng việc kinh doanh thông qua nhiều hoạt động nhằm đa dạng hóa các sảnphẩm dịch vụ, thu hút nhiều khách hàng từ đó thu được lợi nhuận thông qua thu phídịch vụ hoặc hưởng chênh lệch Các hoạt động mang lại nhiều nguồn thu cho ngânhàng phải kể đến: mua bán ngoại tệ, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiệnthanh toán, bảo quản tài sản hộ, quản lý ngân quỹ, cung cấp dịch vụ ủy thác, tư vấn,dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm…
1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.1.Vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Khái niệm
Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thươngmại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các hoạtđộng kinh doanh khác Về thực chất, vốn của ngân hàng là một bộ phận thu nhậpquốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng mà ngườichủ sở hữu của chúng gửi vào ngân hàng với các mục đích khác nhau Ngân hàng sẽthực hiện vai trò tập trung, phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanhquá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển
Vốn của NHTM chi phối toàn bộ hoạt động, quyết định tới sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng Để đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và có lợi nhuận thìđòi hỏi ngân hàng thương mại phải không ngừng bảo toàn và tăng trưởng nguồnvốn Có thể hiểu vốn là khoản hình thành nên tài sản của ngân hàng, giúp ngân hànghoạt động hiệu quả
1.2.1.2 Phân loại vốn của Ngân hàng thương mại
Tùy thuộc vào cách tiếp cận có thể có nhiều cách phân loại vốn của NHTM,nếu tiếp cận theo cách phân chia trên bảng tổng kết tài sản, vốn của NHTM đượcchia thành:
- Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn do ngân hàng tạo lập được và thuộc quyền
Trang 21sở hữu của ngân hàng Do đó nó mang tính ổn định cao và là loại vốn ngân hàng cóthể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng Tuy chỉchiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng vốn chủ sở hữu khá quan trọng,tạo nên uy tín hình ảnh cho ngân hàng, quyết định đến khả năng và khối lượng huyđộng vốn của ngân hàng Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữu khôngngừng được bảo toàn và phát triển Tùy theo nguồn hình thành và nghiệp vụ hìnhthành, vốn chủ sở hữu bao gồm các loại: Nguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn vốn
bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ, nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành
cổ phần
- Vốn nợ: là nguồn chủ yếu của NHTM, bao gồm các nguồn sau:
+ Nguồn tiền gửi: là nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và
cá nhân trong xã hội mà ngân hàng huy động được và được dùng làm vốn để kinhdoanh Đối với loại vốn này ngân hàng không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sửdụng và phải hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi được yêu cầu cho ngườigửi Mặc dù luôn biến động nhưng đây là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớntrong tổng nguồn tiền của ngân hàng
+ Nguồn đi vay: là nguồn vốn NHTM đi vay mượn thêm để bổ sung vào vốnhoạt động để đáp ứng nhu cầu chi trả, dự trữ…khi cần thiết Các NHTM có thể vayNgân hàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn Tuynhiên nguồn vốn này có chi phí tương đối cao nên chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trongtổng nguồn vốn của ngân hàng
+ Nguồn vốn khác: bao gồm nguồn vốn ủy thác, nguồn trong thanh toán, vàcác nguồn khác…
1.2.1.3 Vai trò của vốn đối với các Ngân hàng thương mại
a Vốn là cơ sở tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của NHTM
NHTM muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn Trên cơ sở lượngvốn tự có, các NHTM đứng ra huy động vốn từ lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong
Trang 22nền kinh tế, đồng thời thông qua hoạt động cho vay, đầu tư mà cung ứng lại vốn chosản xuất và lưu thông Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đốitượng kinh doanh chủ yếu của NHTM Vốn vừa phản ánh năng lực chủ yếu vừaphản ánh điều kiện chủ yếu quyết định khả năng kinh doanh của ngân hàng Để thựchiện tốt vai trò, chức năng của mình thì NHTM cần phải thường xuyên chăm lo tớiviệc tăng trưởng vốn trong suốt hoạt động kinh doanh của mình…
b Vốn quyết định đến quy mô và khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của NHTM
Quy mô của NHTM thể hiện ở tổng tài sản (tiền, chứng khoán, quy mô chovay, tài sản cố định…) Nếu Ngân hàng có vốn lớn thì sẽ có khả năng mở rộng tổngtài sản thông qua tăng lượng vốn cho vay, tăng quy mô các khoản đầu tư Khi dư nợtín dụng càng cao thì lãi thu về càng lớn và làm tăng thu nhập của ngân hàng Bêncạnh đó, nếu nguồn vốn lớn thì NHTM cũng có thể mở rộng phạm vi như mở rộng
hệ thống chi nhánh tại các địa phương, địa bàn hoạt động Nếu nguồn vốn lớn ngânhàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, cungcấp nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ…Như vậy tất cả các hoạt động kinh doanhcủa NHTM đều phụ thuộc vào nguồn vốn Vốn là nhân tố quyết định đến khả năng
mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng
c Vốn quyết định đến khả năng thanh toán của NHTM
Trong hoạt động của mình, các NHTM luôn phải đảm bảo khả năng thanhtoán bởi nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và của cả hệthống Khi có quy mô vốn lớn thì NHTM có khả năng thanh toán càng cao Điềunày thể hiện như sau:
- Nếu nguồn vốn lớn, dự trữ thực tế lớn, tạo điều kiện cho NHTM tập trungvốn, ứng phó kịp thời với trường hợp khách hàng rút tiền lớn hơn so với dự kiếnban đầu
- Nếu nguồn vốn lớn NHTM có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư (đầu tưtrên thị trường chứng khoán: dự trữ thứ cấp) tạo điều kiện phân tán rủi ro, NHTM
Trang 23có điều kiện kinh doanh an toàn hơn.
- Nếu nguồn vốn lớn, NHTM sẽ có uy tín cao trên thị trường, khi NHTMthiếu hụt trong thanh toán thì có điều kiện thuận lợi trong việc vay mượn và bù đắpkịp thời thiếu hụt trong thanh khoản, …
- Nếu nguồn vốn lớn, NHTM thường được sự trợ giúp từ phía Chính phủ vìnếu những NHTM lớn mà sụp đổ thì sẽ ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống tiền tệ quốcgia và nền kinh tế
d Vốn có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của NHTM
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt và đầythách thức Nguồn vốn chính là điều kiện và là điểm tựa để các NHTM tham giacạnh tranh Các NHTM có nguồn vốn lớn sẽ giành được nhiều ưu thế hơn: có điềukiện giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh bằng cách đa dạng hóa hoạt động tín dụng,đầu tư, có điều kiện giảm chi phí, hạ lãi suất cho vay Nguồn vốn lớn cũng giúp ngânhàng có điều kiện giao dịch với khách hàng lớn, tham gia các giao dịch có giá trị lớn
Nguồn vốn lớn cũng tạo điều kiện để ngân hàng cạnh tranh về sản phẩm,dịch vụ: đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, ứng dụng những công nghệ mới, nâng caochất lượng sản phẩm, mở rộng khách hàng,…
1.2.2 Huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Vốn của NHTM bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nợ được huy động từ bênngoài, trong đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn Đốivới những chi nhánh nằm trong một hệ thống NHTM lớn thì nguồn vốn này thường
do Hội sở chính quy định Do đó, hoạt động huy động vốn của NHTM chủ yếuhướng tới việc gia tăng các nguồn vốn nợ Có thể hiểu huy động vốn là nghiệp vụtiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hìnhthức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng Hoạt độnghuy động vốn bao gồm các hoạt động chính là nhận tiền gửi và đi vay, tương ứngkết quả của hoạt động này là tạo ra nguồn tiền gửi và nguồn đi vay trong tổng
Trang 24nguồn vốn của NHTM Hoạt động huy động vốn là một hoạt động cơ bản, là tiền đềcho mọi hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thương mại
Cũng như bất kỳ một hoạt động nào cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc
và quy định, hoạt động huy động vốn cũng có ba nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ ngânhàng thương mại cũng phải tuân thủ đó là:
Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn.
Bất kỳ hoạt động nào cũng cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của phápluật, huy động vốn của ngân hàng thương mại không phải là ngoại lệ Hoạt độnghuy động vốn của các Ngân hàng thương mại không những phải tuân thủ các quyđịnh của Ngân hàng nhà nước mà còn tuân thủ các quy định của pháp luật để đảmbảo an toàn và hiệu quả, tránh tổn thất cho ngân hàng và cho khách hàng
Một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của ngân hàngthương mại là đảm bảo khả năng thanh toán Do vậy ngân hàng thương mạikhông được huy động vốn quá nhiều so với vốn tự có nhằm đảm bảo khả năngchi trả về sau Bên cạnh đó các tổ chức tín dụng phải áp dụng lãi suất huy độngphù hợp với cơ chế quản lý về lãi suất của NHNN, bởi vì lãi suất là một trongnhững công cụ để NHNN kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông, bình ổn giá
cả và chống lạm phát
Các NHTM phải có trách nhiệm hoàn trả gốc lãi cho khách hàng vô điều kiện(bất kể người đi vay có sử dụng vốn có hiệu quả hay không) do ngân hàng khôngphải là tổ chức trung gian tài chính thuần túy mà là trung gian tín dụng (tài chính là
sự tài trợ, sự cung cấp vốn, sự cấp phát theo tính chất không có sự hoàn trả Đốitượng nhận được sự trợ giúp về tài chính không có nghĩa vụ hoàn trả mà chỉ cónghĩa vụ sử dụng tài chính đúng mục đích, đúng yêu cầu Tín dụng là sự tín nhiệm,lòng tin, là quan hệ vay mượn theo nguyên tắc hoàn trả)
Ngân hàng thương mại phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiệnhành Với việc quy định các ngân hàng thương mại tham gia bảo hiểm tiền gửinhằm mục đính bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền Cụ thể là nếu ngân hàng nơi
Trang 25người gửi tiền bị phá sản, thì người gửi tiền được công ty bảo hiểm đền bù mộtkhoản tiền nhất định (hiện nay là 50.000.000 đ / tổng tiền gửi của một khách hàng).
Hơn nữa, ngân hàng phải giữ bí mật số dư và hoạt động của tài khoản kháchhàng Nhưng không được che dấu các khoản tiền lớn và bất thường (thực hiện cácquy định của pháp lệnh chống rửa tiền) Đồng thời các ngân hàng không được cạnhtranh bất hợp lý (thông tin giả, khuyến mãi bất hợp pháp…) gây ra tâm lý lo sợ, mấtlòng tin của người dân đối với ngân hàng Khi niềm tin của người dân không còn thìhọ sẽ rút tiền ồ ạt dẫn đến ngân hàng sẽ gặp rủi ro thanh khoản đi đến phá sản
Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Mục đích hoạt động của NHTM là vì lợi nhuận, do đó các NHTM phải đảmbảo được hai yêu cầu chi phí thấp và quy mô cao của nguồn vốn huy động Với chiphí thấp và quy mô cao sẽ giúp ngân hàng có nguồn vốn rẻ và đủ lớn để tài trợ chocác dự án qua việc cấp phát tín dụng đồng thời làm cho biên độ chênh lệch lãi suấtđầu vào, đầu ra lớn từ đó tạo lợi nhuận cao
Để có thể cạnh tranh với các tổ chức trung gian tài chính khác đòihỏi NHTM phải áp dụng đa dạng hoá phương thức trả lãi đi đôi với dự thưởng đểthu hút khách hàng và đưa ra nhiều phương thức huy động để hạn chế rủi ro (rủi rothanh khoản khi sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn dokhông huy động được nguồn vốn dài hạn) và phù hợp với đặc điểm hoạt động củangân hàng
Do nhu cầu của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng không chỉ là được antoàn và hưởng lãi, mà còn mong muốn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (chuyểntiền, thu tiền hộ, chi hộ ) nên NHTM cần kết hợp chặt chẻ giữa huy động vốn vớihiện đại hoá dịch vụ ngân hàng Với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng sẽ làmthỏa mản nhu cầu của khách hàng từ đó thu hút được lượng tiền gửi càng nhiều
Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động.
Hoạt động của ngân hàng dựa vào chữ tín Có tin tưởng vào sự quản lý và
Trang 26khả năng trả nợ của ngân hàng, thì người dân mới gửi tiền Vì vậy để tạo và giữ chữtín của mình đối với khách hàng, ngân hàng phải đảm bảo khả năng thanh toán, đápứng kịp thời đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống của người dân
Bên cạnh việc đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, ngân hàng cần nắm bắt kịpthời những thông tin đồn “nhảm” về hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tìmcách ngăn chặn chúng Bởi vì nếu không kịp thời ngăn chặn những thông tin đồnnhảm về hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ gây tâm lý sợ mất tiền trong ngườidân Từ tâm lý lo sợ đó, người dân sẽ đến rút tiền hàng loạt, khi đó ngân hàngkhông thể đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của người dân (do nguồn vốn huy động
đã sử dụng cho vay chưa thu hồi kịp)
Trong trường hợp đặc biệt khi có sự cố xảy ra, ngân hàng phải có phương ánđáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời (vay trên thị trường tiền tệ, vay Ngân hàngNhà nước) để tránh tâm lý lây lan cho rằng ngân hàng mất khả năng thanh toáncàng rộng trong người dân
1.2.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.3.1 Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng
a Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch)
Tiền gửi thanh toán là tiền của tổ chức hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhờgiữ hộ và thanh toán hộ Thông qua việc sử dụng tiền gửi thanh toán, khách hàng cóthể thường xuyên giao dịch một cách nhanh chóng, tiện lợi với khối lượng tiền lớnhoặc với nhiều đối tượng kinh tế khác nhau về thời gian giao dịch, khối lượng giaodịch, phương thức giao dịch
Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút rabất cứ lúc nào, mục đích của người gửi tiền chỉ là hưởng các tiện ích trong thanhtoán Do đó lãi suất ngân hàng phải trả cho khách hàng trên loại tiền gửi này tươngđối thấp Hiện nay, nhiều NHTM không ngừng phát triển đa dạng hóa sản phẩmnhư: kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản vay (thấu chi tài khoản), kết
Trang 27hợp tài khoản với các dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking, home-banking,…),hoặc sử dụng nhiều hình thức để nâng lãi suất loại tiền gửi này nhằm cạnh tranh vớicác tổ chức tín dụng khác trên thị trường
b Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi với thời hạn xác định, có thể là 1 tháng, 2tháng,… hay 1 năm, 2 năm…Người gửi chỉ được rút tiền khi đến hạn và được nhậnthêm một khoản lãi cho số tiền đã gửi
Mục đích của người gửi tiền chủ yếu là để hưởng lãi hoặc để tiết kiệm, do đómặc dù lãi suất huy động cao hơn nhiều so với tiền gửi thanh toán nhưng đây lànguồn vốn tương đối ổn định Tiền gửi có kỳ hạn bao gồm tiền gửi có kỳ hạn của tổchức và tiền gửi tiết kiệm của dân cư
- Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức: do chu kỳ hoạt động giữa các chủ thể kinh tếkhông giống nhau, có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải thanhtoán do đó luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định Tiền gửi thanh toán tuy thuậntiện song lãi suất lại thấp Để tăng nguồn thu, sau khi cân đối, tính toán được lượngtiền nhàn rỗi các doanh nghiệp, tổ chức xã hội có thể sử dụng hình thức tiền gửi có
kỳ hạn của ngân hàng.Tuy không thuận lợi bằng tiền gửi thanh toán nhưng tiền gửi
có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn Khi có nhu cầuchi tiêu, khách hàng vẫn có thể đến ngân hàng để rút ra hoặc chuyển sang tiền gửithanh toán
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Đây là các khoản thu nhập chưa sử dụng đếnđược các tầng lớp dân cư gửi vào ngân hàng nhằm bảo toàn, tích lũy và sinh lời.Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định và là khu vực huy động đầy tiềmnăng cho các ngân hàng Nguồn tiền gửi này phụ thuộc rất lớn vào thu nhập, tâm lý,thói quen chi tiêu của dân cư và sự ổn định của đồng tiền cũng như của nên kinh tế.Các ngân hàng đang cố gắng đưa ra nhiều biện pháp nhằm thu hút ngày càngnhiều nguồn tiết kiệm như mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, đưa ranhiều hình thức huy động linh hoạt với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn
Trang 28c Tiền gửi của ngân hàng khác
Trong quá trình hoạt động các ngân hàng có thể có các khoản tiền gửi lẫnnhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán, hoặc để nhằm mục đích khác Tuynhiên, quy mô nguồn vốn này thường không lớn
1.2.3.2 Nguồn đi vay
Các NHTM có thể vay từ nhiều nguồn khác nhau: vay NHNN (NHTW), vay
tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn
a Vay Ngân hàng nhà nước
Khi xảy ra tình trạng thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán),các NHTM thường vay ngân hàng nhà nước NHNN (NHTW) là ngân hàng của cácngân hàng, là người cho vay cuối cùng khi các NHTM không thể tìm kiếm vốn từcác nguồn khác NHNN cho vay dưới hình thức chủ yếu là tái chiết khấu Cácthương phiếu đã được các NHTM chiết khấu (tái chiết khấu) trở thành tài sản củahọ Khi cần các NHTM có thể mang các thương phiếu này lên NHNN để vay Tuynhiên việc vay này cũng có một số khó khăn do NHNN điều hành vay mượn mộtcách chặt chẽ: các NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhấtđịnh Thông thường, NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chấtlượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu củaNHNN trong từng thời kỳ Trong điều kiện chưa có thương phiếu, NHNN cho cácNHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định
Trang 29bảo hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc Vì vậy nguồn vaymượn này được các NHTM sử dụng khi có nhu cầu dự trữ hoặc chi trả cấp bách ,trong nhiều trường hợp các NHTM lựa chọn hình thức này thay thế hoặc bổ sungcho nguồn vay từ NHNN.
c Vay trên thị trường vốn
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, các NHTM có thể vay mượn bằngcách phát hành các giấy tờ có giá trên thị trường vốn Các giấy tờ có giá do NHTMphát hành bao gồm: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu NHTM có thể pháthành nhằm huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Đây là nguồn vốn ngânhàng có thể huy động một cách chủ động về thời gian cũng như số tiền huy động vàcũng là một nguồn vốn tương đối ổn định Tuy nhiên lãi suất của loại này thườngcao hơn tiền gửi có kỳ hạn thông thường do sự cấp thiết của việc huy động vốn Mặtkhác ngoài chi phí trả lãi, ngân hàng còn phải mất chi phí in ấn, phát hành, quảngcáo… do đó hình thức huy động này có chi phí huy động cao hơn các hình thứckhác Việc huy động vốn thông qua phát hành các giấy nợ trên thị trường tài chínhtương đối phức tạp, đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ về quy mô, mệnh giá, lãi suất,thời hạn vay sao cho phù hợp với tình hình thực tế Ngoài ra khả năng vay mượncòn phụ thuộc vào vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là đối vớithị trường còn non trẻ như ở nước ta
1.2.4 Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Quan điểm về tăng cường huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Huy động vốn không chỉ là một nghiệp vụ truyền thống mà nó còn là mộttrong những hoạt động chủ yếu, một khâu rất quan trọng trong kinh doanh ngânhàng Do đó trong mọi thời kỳ, tăng cường huy động vốn luôn là vấn đề được cácNHTM quan tâm đẩy mạnh Tăng cường huy động vốn chính là việc nâng cao chấtlượng của hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn có chất lượng tốt tức
là kết quả huy động vốn phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh doanh, tạo điềukiện cho việc sử dụng vốn một cách hợp lý và hiệu quả, từ đó nâng cao kết quả và
Trang 30hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
Vì vậy, tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại là sự gia tăng vềquy mô và tốc độ nhưng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu về cân đối giữa huy động
và sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn ổn định, chi phí huy động thấp Tăng cường huyđộng vốn chính là việc nâng cao chất lượng của hoạt động huy động vốn Việc tăngcường huy động vốn cần dựa trên những mục tiêu cơ bản sau:
- Quy mô vốn huy động lớn, tăng trưởng ổn định: Quy mô vốn huy độngphản ánh mặt lượng của hiệu quả huy động Quy mô vốn huy động phải đảm bảo kếhoạch đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư cũng như hoạt động kinh doanhkhác của ngân hàng Bên cạnh việc mở rộng quy mô vốn huy động, ngân hàng cũngcần đảm bảo sự ổn định về tốc độ tăng trưởng cũng như sự ổn định của vốn huyđộng Vốn huy động phải được ổn định về mặt thời gian Nếu ngân hàng huy độngđược một lượng vốn lớn mà không ổn định về mặt thời gian, thường xuyên có dòngtiền lớn có khả năng bị rút ra thì ngân hàng sẽ phải thường xuyên đối đầu với vấn đềthanh khoản và do đó lượng vốn để cho vay và đầu tư sẽ không lớn Nếu ngân hànghuy động được nguồn vốn ổn định thì ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần lớn sốvốn đó vào các hoạt động sinh lời, từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn
- Cơ cấu nguồn vốn hợp lý đảm bảo an toàn và đáp ứng được nhu cầu kinhdoanh: Cơ cấu nguồn vốn cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu cho vay của NHTM.Nếu ngân hàng huy động được vốn trung dài hạn thì có thể mở rộng nghiệp vụ tíndụng đầu tư trung dài hạn Cơ cấu vốn huy động thể hiện thông qua tỷ lệ giữa vốnngắn hạn và vốn trung dài hạn, giữa vốn nội tệ và vốn ngoại tệ Duy trì một cơ cấuvốn phù hợp sẽ giúp ngân hàng vừa đáp ứng được nhu cầu thanh toán cần thiết, vừađáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư Ngân hàng cũng cần dựa vào kế hoạch sử dụngvốn để xây dựng chính sách huy động nhằm đạt cơ cấu vốn phù hợp
- Chi phí huy động vốn hợp lý: Khi nói tới hiệu quả huy động vốn thì mộtyếu tố không thể không đề cập đó là chi phí huy động vốn Chi phí huy động vốncủa ngân hàng liên quan chặt chẽ với lãi suất tiền gửi các loại và lãi suất các công
Trang 31cụ nợ do ngân hàng phát hành Lãi suất huy động của ngân hàng phụ thuộc vàonhiều yếu tố và được phân biệt theo nhiều hình thức khác nhau: thông thường thờigian huy động càng dài thì lãi suất càng cao, loại tiền nguyên tệ sẽ được huy độngcao hơn tiền ngoại tệ, lãi suất còn được phân biệt theo mục đích gửi tiền của kháchhàng, hay theo mục đích huy động của ngân hàng Để có chi phí huy động vốn hợp
lý ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với thị trường
và thực tế kinh doanh của ngân hàng
- Sự phù hợp giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn: Huyđộng vốn và sử dụng vốn là hai mặt của quá trình hoạt động của ngân hàng, huyđộng vốn là hoạt động tạo đầu vào còn sử dụng vốn là hoạt động tạo đầu ra Phầnlớn thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn sẽ bù đắp cho chi phí huy động và đem lạilợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Nếu một NHTM có nguồn sử dụng vốn tươngxứng với nguồn vốn huy động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng cóhiệu quả và công tác huy động vốn của ngân hàng đã thành công Do đó khi đánhgiá chất lượng hoạt động huy động vốn của một ngân hàng người ta thường xem xétđến công tác sử dụng vốn của ngân hàng đó
1 2.4.2 Các tiêu chí đánh giá khả năng tăng cường huy động vốn của NHTM
Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Quy mô vốn huy động của NHTM được đánh giá qua việc so sánh giữa tổngkhối lượng vốn NHTM huy động được qua các năm tại các thời điểm nhất định,thông thường các NHTM có thể so sánh để đánh giá hoạt động huy động vốn hàngtháng vào ngày cuối tháng trong một năm, hay hàng quý trong năm hoặc giữa cácnăm, hoặc vào cuối các năm
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động được xác định bằng công thức sau:
Tốc độ tăng trưởng
Trang 32Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ tăng trưởng của vốn huy động tại ngân hàng có
ổn định hay không Nếu vốn huy động tăng trưởng ổn định trong thời gian dài sẽ tạođiều kiện cho việc cân đối vốn để phục vụ cho nhu cầu đầu tư và cho vay nhằm đạtmục tiêu sinh lời
Sự phát triển của ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăngtrưởng dư nợ Tăng trưởng được dư nợ lại liên quan đến nguồn vốn kinh doanh củangân hàng Việc gia tăng nguồn vốn lại phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động huy độngvốn Như vậy tốc độ tăng trưởng của vốn huy động ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếpđến tốc độ tăng trưởng của hoạt động sử dụng vốn Nếu huy động vốn có hiệu quả
sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay và tăng lợi nhuận
Cơ cấu vốn huy động: theo đối tượng, kỳ hạn, loại tiền tệ
Mỗi loại tiền gửi khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau về chi phí, thời hạn…vàtài trợ cho những tài sản thích hợp Việc thay đổi cơ cấu vốn huy động sẽ ảnhhưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng Vì vậy việc xác định
rõ cơ cấu sẽ giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro và tối thiểu hóa chi phí đầu vào.Cần so sánh cơ cấu vốn huy động theo đối tượng, theo kỳ hạn, theo loại tiền tệ vớinhu cầu cho vay và đầu tư tương ứng, nếu phù hợp có nghĩa là hoạt động huy độngvốn đã đạt được kết quả tốt
Mỗi ngân hàng cần xây dựng kế hoạch nguồn vốn cho từng giai đoạn, baogồm kế hoạch gia tăng quy mô của mỗi nguồn và khả năng thay đổi cơ cấu nguồnnhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cho vay, đầu tư hoặc nhu cầu chi trả cho các doanhnghiệp và dân chúng
Tỷ trọng từng nguồn vốn
Chỉ tiêu về cơ cấu và tỷ trọng các loại vốn huy động cho ta cái nhìn tổng quan
về cơ cấu vốn huy động của ngân hàng Cho ta biết hiện trong cơ cấu vốn huy động,từng loại vốn chiếm tỷ lệ bao nhiêu, với cơ cấu có hợp lý hay không Một cơ cấu vốnhuy động hợp lý là phải có sự cân đối với nhu cầu sử dụng vốn về cả kỳ hạn, loại tiền
Trang 33Nếu nhu cầu sử dụng vốn chủ yếu chỉ là cho vay và đầu tư trung và dài hạn thì một tỷ
lệ lớn vốn huy động kỳ hạn ngắn là không hợp lý Tuy nhiên cơ cấu vốn có thể thay đổitùy từng thời kỳ và phù hợp với những nhu cầu sử dụng vốn khác nhau
Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn bao gồm lãi huy động phải trả khách hàng là chi phí cơbản nhất, tiếp đó là các chi phí liên quan đến việc huy động như chi phí in ấn, pháthành, thu chi kiểm đếm, chi phí phát triển sản phẩm mới: chi phí quảng cáo, tiếpthị , chi phí chăm sóc khách hàng Trong đó chi phí trả lãi là chi phí lớn nhất, cóảnh hưởng quyết định tới thu nhập của ngân hàng Chi phí trả lãi chính là khoản lãiđược tính theo lãi suất huy động mà ngân hàng trả cho khách hàng Lãi suất ngânhàng chi trả cho khách hàng càng cao thì càng huy động được nhiều, và từ đó có thể
mở rộng cho vay, đầu tư Tuy nhiên, lãi suất cao sẽ làm gia tăng chi phí, nếu doanhthu không tăng kịp chi phí thì sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Do đó việc tínhtoán để có chi phí huy động vốn hợp lý trong từng thời kỳ là hết sức quan trọng
Ta có thể sử dụng chỉ tiêu Chi phí huy động vốn trung bình để phân tích chi phí huy động vốn Chỉ tiêu này cho biết để huy động một đồng vốn thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu chi phí,
và được tính theo công thức:
Chi phí huy động vốn trung bình =
(%)
Chi phí huy động vốn
x 100 Quy mô vốn huy động
Về nguyên tắc thì chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả huy động vốn càng cao
và khi so sánh giữa các kỳ báo cáo nếu kỳ sau thấp hơn kỳ trước có nghĩa là ngânhàng đã tiết kiệm được chi phí và nâng cao được hiệu quả huy động vốn
Hiện nay, lãi suất của các NHTM là tương đối giống nhau vì vậy phần chiphí ngoài lãi suất sẽ quyết định chủ yếu xem ngân hàng đó có huy động được vớichi phí rẻ hay không Vì vậy cần thống kê và tính toán chính xác phần chi phí này
Tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Tăng cường huy động vốn được các ngân hàng thương mại xem xét trên cơ
Trang 34sở sử dụng vốn đó như thế nào Hoạt động huy động vốn nhằm mục đích tài trợ chocác hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại mà trong đó hoạt động chovay và đầu tư là chủ yếu Có được vốn huy động đó rồi thì sử dụng vốn đó như thếnào nhằm đạt được mục tiêu an toàn và lợi nhuận Thông qua việc so sánh tổng dư nợ cho vay và đầu tư với tổng nguồn vốn huy động để thấy nguồn vốn huy động đã được sử dụng như thế nào Mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn huy động được xác định qua chỉ tiêu sau:
đủ thì việc sử dụng vốn huy động là tốt nhưng việc huy động vốn là chưa tươngxứng, chưa đáp ứng tốt và do đó cần đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầucho vay và đầu tư
Mối tương quan giữa huy động và sử dụng vốn thể hiện qua quy mô giữa huyđộng và sử dụng vốn, tốc độ tăng trưởng của huy động vốn so với tốc độ tăngtrưởng của sử dụng vốn, cơ cấu kỳ hạn huy động và kỳ hạn sử dụng, cơ cấu huyđộng theo loại tiền tệ và cơ cấu sử dụng vốn theo loại tiền tệ Về quy mô huy độngvốn phải lớn hơn sử dụng vốn mới đảm bảo hợp lý trong chính sách tăng cường huyđộng tại NHTM, tốc độ tăng trưởng về sử dụng vốn cao hơn tốc độ tăng trưởngnguồn huy động trong thời gian dài sẽ gây ra mất cân đối giữa huy động và sử dụngvốn, về kỳ hạn sử dụng vốn chủ yếu là dài hạn thì phải tăng cường huy động vốndài hạn và ngược lại, cân đối giữa việc sử dụng vốn theo loại tiền tệ để tăng cườnghuy động vốn theo loại tiền tệ đó
Trang 35 Chênh lệch lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từ lãi và chi phí chủ yếu của ngân hàng là chi phí trả lãi Nếu quy mô huy động càng tăng thì tài sản càng tăng, khả năng sinh lời có thể càng lớn hoặc ngược lại Khả năng sinh lời của ngân hàng tăng khi lãi suất bình quân của tài sản phải lớn hơn lãi suất bình quân của nguồn vốn, hoặc lãi suất biên của tài sản phải lớn hơn lãi suất biên của nguồn vốn Như vậy ngân hàng có thể theo đuổi lãi suất huy động cao, tìm kiếm nguồn tiền với quy mô lớn để cho vay với lãi suất cao, hoặc từ lãi suất cho vay chấp nhận trên thị trường, nỗ lực tìm kiếm các nguồn với chi phí thấp Hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả khi nguồn vốn và sự gia tăng của nguồn vốn với quy mô và cơ cấu nhất định được phân bổ vào các tài sản sinh lời thích hợp Do vậy có thể sử dụng chỉ tiêu chênh lệch lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân để đánh giá kết quả huy động vốn, trong đó:
Lãi suất cho vay bình quân =
(%)
Thu từ hoạt động cho vay
x 100 Tổng dư nợ cho vay
Lãi suất HĐ bình quân =
(%)
Chi phí trả lãi x 100 Tổng vốn huy động
Chênh lệch lãi suất = Lãi suất cho vay bình quân - lãi suất huy động bình quân
Chỉ tiêu trên càng cao thì càng tạo điều kiện nâng cao kết quả kinh doanh củangân hàng
Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển thì công tác đánh giá kếtquả hoạt động huy động vốn là không thể thiếu và cần được thực hiện thườngxuyên, định kỳ trong hoạt động quản lý ngân hàng Ngoài các chỉ tiêu định lượngđược đề cập trên đây, trong vận dụng có thể kết hợp với một số chỉ tiêu định tínhkhác như khả năng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước hay khả tiếp cậnnguồn vốn trên thị trường tiền tệ cũng như các nguồn khác…
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM
1.3.1 Nhân tố chủ quan
Trang 36 Chính sách của Ngân hàng thương mại
- Chính sách huy động vốn: Tùy thuộc vào các NHTM có chiến dịch kinhdoanh của chủ NHTM khác nhau họ có quan điểm khác nhau về hoạt động huyđộng vốn Nếu chủ ngân hàng không có chính sách quan tâm đến tăng cường huyđộng vốn mà đặt hoạt động kinh doanh vào các mục tiêu khác thì việc tăng cườnghuy động vốn kém được thực hiện mà thay vào đó là các hoạt động khác
- Chính sách lãi suất:
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàngthương mại, chính sách lãi suất đóng vai trò cực kỳ quan trọng Lãi suất là phản ánhchi phí phải trả cho một đồng vốn huy động, là giá cả của nguồn vốn Lãi suất huyđộng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác Một chính sáchlãi suất linh hoạt, điều chỉnh hợp lý và kịp thời sẽ tăng tính hấp dẫn của sản phẩmhuy động
Lãi suất cũng phản ánh độ rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu trong quátrình huy động Theo nguyên tắc thời gian càng dài thì phần bù rủi ro càng lớn dẫnđến có xu hướng lãi suất của các kỳ hạn dài thường cao hơn so với các kỳ hạn ngắnhơn Ngày nay, với xu hướng gửi ngắn hạn của khách hàng, lãi suất của các kỳ hạnnày cũng tăng lên rất nhiều so với trước đây
Việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng không đồng nghĩa với việc chạy đua vàcạnh tranh về lãi suất Trên thực tế lãi suất huy động tại Việt Nam thường bị giớihạn bởi trần lãi suất của chính phủ và quy định về mức lãi suất cơ bản Ngân hànghuy động vốn với mục đích để cho vay và đầu tư để sinh lời Vậy nên chắc chắnmột điều rằng, lãi suất huy động càng lớn thì lãi suất cho vay càng tăng Lợi nhuậncủa các Ngân hàng được tính dựa trên chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suấthuy động (có tính thêm các chi phí quản lý và chi phí hoạt động ), chênh lệch nàycàng cao thì lợi nhuận càng nhiều Nhưng lãi suất cho vay thường bị giới hạn bởimức lãi suất cơ bản, theo luật thì mức lãi suất cho vay không được vượt quá 150%mức lãi suất này Ngân hàng nhà nước bên cạnh việc quy định về mức lãi suất cơ
Trang 37bản thì tùy vào điều kiện thực tế mà cũng có quy định về trần lãi suất cho vay hoặctrần lãi suất huy động Tuy nhiên các Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạtđộng tính toán về chi phí để tối đa hóa lợi nhuận thì có nhiều cách nhằm tăng mứclãi suất này lên rất nhiều Một mức lãi suất cạnh tranh và linh hoạt mà vẫn đảm bảomức chênh lệch so với lãi suất cho vay để đảm bảo mức lợi nhuận ổn định là mụctiêu mà các Ngân hàng luôn hướng tới.
- Hình thức huy động vốn
Khách hàng của Ngân hàng rất đa dạng về thành phần, về mục đich sử dụngsản phẩm dịch vụ Mỗi khách hàng đến với Ngân hàng với nhu cầu gửi tiền khácnhau tùy thuộc vào kế hoạch và mục đích riêng Vì vậy nếu Ngân hàng đa dạng hóasản phẩm với nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, linh hoạt thỏa mãn các nhucầu khác nhau của khách hàng thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn đồng nghĩavới việc vốn huy động được sẽ nhiều hơn Hình thức huy động vốn đa dạng và linhhoạt sẽ tạo ra cơ cấu vốn với nhiều kỳ hạn và loại tiền khác nhau đáp ứng nhu cầucho vay và đầu tư đa dạng của khách hàng làm tăng hiệu quả huy động vốn Hìnhthức huy động vốn tại Ngân hàng càng đa dạng thì càng có thêm nhiều sự lựa chọncho khách hàng, mở rộng dạnh mục khách hàng mục tiêu và càng có thể phân tánrủi ro Với nhiều hình thức huy động, Ngân hàng sẽ hướng tới các khách hàng vớimục đích khác nhau Bên cạnh các hình thức huy động vốn, các sản phẩm dịch vụcủa Ngân hàng cung cấp cùng cần đa dạng hóa để tăng cường khả năng thu hút vốn
- Chính sách chăm sóc khách hàng:
Hiện nay các NHTM thường có sự phân chia khách hàng theo các tiêu chíkhác nhau để có thể chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất Thông thường cácngân hàng phân loại và thiết lập chính sách chăm sóc khách hàng VIP được hiểu làcác khách hàng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng hiện tại và tiềm năng.Các NHTM có các phòng riêng, nhân viên chăm sóc riêng, và các hội nghị kháchhàng, cùng việc tặng quà các ngày quan trọng với khách hàng Chính sách chăm sóckhách hàng ảnh hưởng nhiều đến uy tín và sự chuyên nghiệp của các NHTM hiện
Trang 38nay, một sự không hài lòng của khách hàng VIP sẽ kéo theo tổn thất đáng kể, từ lợinhuận đến nền khách hàng vì thường đây là các đối tượng quan trọng thường là cácthương gia, các chủ doanh nghiệp việc họ không muốn sử dụng dịch vụ của ngânhàng là việc rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp khác rời bỏ ngân hàng.
Chi phí huy động vốn ngoài lãi suất:
Chi phí huy động vốn ảnh hưởng nhiều đến tăng cường huy động vốn củaNHTM Nếu ngân hàng thương mại tính toán các chi phí huy động là quá cao so với
kỳ vọng thì chính sách huy động vốn sẽ được xem xét lại và hạn chế bớt đi Đặcbiệt các NHTM với quy mô nhỏ thì chi phí huy động bình quân thường cao Chi phíhuy động vốn bao gồm lãi phải trả, chi phí quản lý, in ấn, phát hành, chi phímarketing, chi phí phát triển sản phẩm, chi phí nguồn nhân lực…
Uy tín và quy mô của Ngân hàng.
Một Ngân hàng phải luôn cố gắng xây dựng thương hiệu của riêng mình vàcủng cố uy tín với khách hàng vì nó này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động huy độngvốn của Ngân hàng đó Một Ngân hàng lớn, có uy tín lâu năm sẽ có lợi thế cạnhtranh hơn các Ngân hàng khác rất nhiều Những người gửi tiền ngoài việc kỳ vọngvào một khoản lãi khi đáo hạn cũng có tâm lý sợ rủi ro mất vốn, lo lắng khi có việccần không thể rút tiền ra được Do vậy đôi khi có những Ngân hàng lãi suất cao hơnnhưng những người gửi tiền lại lựa chọn Ngân hàng uy tín hơn vì họ tin rằng khoảntiền của họ sẽ được an toàn hơn mặc dù lợi nhuận có thể giảm đi đôi chút Về phíaNgân hàng, tạo dựng được niềm tin từ phía khách hàng, tạo ra một nhóm kháchhàng thân thiết và trung thành sẽ giảm khả năng thất thoát vốn và chi phí huy động,tăng tính ổn định của nguồn vốn, tăng hiệu quả huy động
Hoạt động marketing của Ngân hàng.
Marketing hay hiểu đơn giản là hoạt động quảng cáo tuyên truyền để tạo lậphình ảnh về tổ chức và sản phẩm giới thiệu cho khách hàng Đặc thù về Ngân hàng
là sản phẩm mang hình thái phi vật chất, khách hàng đa dạng và phong phú vớinhiều tầng lớp dân cư, trình độ và với nhu cầu phức tạp Hoạt động marketing trong
Trang 39Ngân hàng với mục đích xây dựng được hình ảnh riêng biệt và dễ nhận biết vềNgân hàng so với các đối thủ cạnh tranh, tăng tính hấp dẫn và thu hút được sự chú ýcủa khách hàng Chất lượng dịch vụ của Ngân hàng có tốt đến đâu nhưng không thuhút được khách hàng đến giao dịch thì cũng chịu thất bại.
Hoạt động marketing trong Ngân hàng hiệu quả là phải tạo nên một hình ảnhriêng biệt, dễ nhận biết, dễ khắc sâu trong tâm trí khách hàng, tạo nên ấn tượng tốt
về hình ảnh, về chất lượng phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện đồng nhất từ trụ sởcho đến từng cá nhân trong Ngân hàng Đa dạng sản phẩm, giới thiệu các dịch vụmột cách rõ ràng, dễ hiểu thủ tục đơn giản không rườm rà sẽ thu hút khách hàng đếnvới Ngân hàng
Cơ sở vật chất và công nghệ của Ngân hàng.
Một Ngân hàng có uy tín, có thương hiệu riêng sẽ có lợi thế cạnh tranh vàthu hút khách hàng hơn các đối thủ Muốn tạo một hình ảnh khác biệt, nhưng dễnhận biết và dễ ghi nhớ thì Ngân hàng phải tạo một hình ảnh thống nhất được thểhiện ngay từ bên ngoài trụ sở Ngân hàng và có sự đồng bộ về cơ sở vật chất, hiệnđại về công nghệ, đơn giản về thủ tục và chuyên nghiệp về cách phục vụ Cơ sở vậtchất hiện đại gây ấn tượng ban đầu rất tốt cho khách hàng Công nghệ hiện đại sẽtạo điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng được dễ dàng và nhanh chóng, tạo sựthuận lợi cho khách hàng trong giao dịch Việc hiện đại hóa công nghệ của Ngânhàng và nâng cấp cơ sở vật chất phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo điềukiện thuận lợi cho cán bộ tác nghiệp và thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch
Trình độ nghiệp vụ và thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ Ngân hàng
Người ta thường nói trong mọi yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chứcthì nhân tố con người đóng vai trò quan trọng nhất Hoạt động huy động vốn củaNgân hàng không phải là một ngoại lệ Một Ngân hàng bỏ công sức để xây dựngmột hình ảnh về một trụ sở khang trang hiện đại, trang thiết bị đồng bộ nhưngkhông quan tâm đến chất lượng phục vụ thì không thể thành công được Ngân hàngcung cấp dịch vụ, bán dịch vụ nên chất lượng phải đặt lên hàng đầu Thái độ ân cần
Trang 40chuyên nghiệp và tận tình của nhân viên Ngân hàng “vui lòng khách đến, vừa lòngkhách đi” sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng, ghi sâu hình ảnh Ngân hàng trong tâmtrí khách hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn đến với Ngân hàng, tăng khảnăng huy động vốn Trước đây thường có quan điểm “khách hàng là thượng đế” đểchỉ ra rằng trong các ngành dịch vụ cần coi khách hàng là thượng đế để nâng caochất lượng phục vụ và thái độ phục vụ với khách hàng Tuy nhiên hiện nay quanđiểm này đã được một số tổ chức cải tiến thành “người lao động là tài sản vô giá”
để cho thấy tầm quan trọng của việc coi trọng vai trò của người lao động trong tổchức Việc nâng cao trình độ, thái độ của cán bộ nhân viên là rất cần thiết và cũngcần có chính sách khen thưởng hợp lý để tạo động lực cho cán bộ
1.3.2 Nhân tố khách quan
Môi trường pháp lý và chính sách của Chính Phủ
Các Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động chịu sự kiểm tra giámsát của Ngân hàng nhà nước NHNN Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước vềtiền tệ Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưucác chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh Ngân hàng và các tổ chức tính dụng, xem xét việc thành lập các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các Ngân hàng thương mại nhà nước (theo
Wikipedia) Ngân hàng thương mại huy động vốn tiền gửi sau đó lại cho vay trênthị trường hoặc để đầu tư thu lợi nhuận Tuy nhiên, không phải tất cả tiền huy độngđược đều đem cho vay và tái đầu tư Theo quy định của NHNN thì Ngân hàngthương mại phải tuân thủ quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và trích lập dự phòng rủi
ro Bên cạnh đó NHNN cũng quy định về mức lãi suất cơ bản Điều này ảnh hưởngđến khả năng cho vay của các Ngân hàng thương mại Các NHTM được cho vayvới lãi suất không quá 150% lãi suất cơ bản nên nếu lãi suất này giảm xuống thìtương đương với trần lãi suất cho vay cũng giảm xuống ảnh hưởng đến lãi suất huyđộng vốn Lãi suất huy động vốn giảm kéo theo nguồn vốn huy động được cũng