3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN may mặc xuất khẩu Việt
3.2.4 Môi trường cạnh tranh ngành
Có thể nói, đối thủ lớn nhất của hàng Dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ vẫn là Trung Quốc. Hiện nay, Dệt may Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với Dệt may Trung Quốc. Minh chứng là trong 9 tháng đầu năm 2005, khi
Trung Quốc được bãi bỏ hạn ngạch tại thị trường Mỹ, lập tức, Dệt may Trung Quốc tăng trưởng tới 76%, còn chúng ta xuất khẩu âm vào thị trường này. Chỉ đến khi Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ (áp dụng hạn ngạch với 28 mặt hàng Dệt may của Trung Quốc đến năm 2008) thì xuất khẩu của Việt Nam mới tăng trưởng trở lại, nhưng cũng chỉ chiếm được 3,2% thị phần Dệt may Mỹ. Như vậy, khi Trung Quốc được bãi bỏ hoàn toàn hạn ngạch vào năm 2008,thì tình hình sẽ càng tồi tệ hơn vì khi đó Trung Quốc được xuất khẩu tự do trở lại vào thị thị trường Mỹ,khi đó nếu doanh nghiệp Dệt may Việt Nam chuẩn bị không tốt thì không những xuất khẩu vào Mỹ khó tăng, mà khả năng quay trở lại mức tăng trưởng âm cũng dễ trở thành hiện thực.
Do vậy ,Chính phủ phải hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các DNMVN, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Chính phủ cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn (bằng những hình thức đa dạng) trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, giúp các DNVVN nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế.
3.2.5.Đặc điểm thị trường tiêu dùng Mỹ
Mỹ là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.Do vậy nhu cầu và văn minh tiêu dùng của người Mỹ rất hiện đại.Đối với họ hàng hoá nói chung và các sản phẩm ngành may nói riêng phải đẹp về hình thức, mẫu mã chủng loại phong phú, chất lượng cao. Mỹ là một thị trường hỗn hợp, đa dạng nhu cầu về chủng loại, chất lượng và giá cả hàng hóa. Vì thế, các nhà xuất khẩu chỉ cần nắm bắt được nhu cầu và phân khúc thị trường
là không sợ thất bại. Là một quốc gia công nghiệp, người Mỹ thích sự sẵn sàng, thuận tiện, nhanh chóng. Chẳng hạn, với mặt hàng quà tặng, người Mỹ chuộng những sản phẩm có sẵn bao bì đóng gói, đến mua là có ngay, chứ không cần phải mất thời gian chờ đợi và đó là điều các nhà xuất khẩu cần phải nắm bắt
Đặc điểm tiêu dùng của người Mỹ là nếu không có thương hiệu và uy tín thì hàng hoá, rất khó thâm nhập thị trường vốn luôn ưa thích các thương hiệu nổi tiếng .Người tiêu dùng Mỹ cho rằng giá cả của hàng may mặc Việt Nam vẫn còn ở mức cao ,mẫu mã của sản phẩm còn nghèo nàn do vậy hàng may mặc Việt Nam không phải là sự lựa chọn ưu tiên số 1 của người Mỹ.
Qua đó ta thấy thành công của ngành may mặc Việt Nam trong tương lai sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sử dụng lao động hiệu quả, sản xuất được vải và phụ kiện trong nước, áp dụng công nghệ mới, đào tạo đội ngũ quản lý phòng ban đến giám đốc, và khả năng của Việt Nam trong việc giới thiệu và quảng bá về một nền công nghiệp hiệu quả và năng động, luôn sẵn sàng điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của thị trường mới cùng với bức thông điệp rằng Việt Nam hoàn toàn ủng hộ một môi trường lao động an toàn, công bằng và những tập quán sử dụng lao động được xã hội chấp nhận .