3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN may mặc xuất khẩu Việt
3.2.1. Môi trường kinh tế
Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là sự kiện quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.Các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, khi Việt Nam gia nhập WTO, một trong những ngành bị tác động lớn chính là dệt may và thời trang. Đối với ngành Dệt may Việt Nam, từ lâu đã tạo được uy tín trên thị trường quốc tế, việc gia nhập WTO là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng tốc và tiến xa hơn. Ông Nguyễn Đình Trường, Tổng giám đốc Công ty May Việt Tiến cho biết, gia nhập WTO sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu khi không bị áp hạn ngạch. Giá cả, chất
lượng sản phẩm và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp sẽ được bình đẳng với các nước và ngành Dệt may Việt Nam có điều kiện huy động tối đa năng lực thiết bị và tay nghề hiện có. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May Sài Gòn 3, May Sài Gòn 2, Dệt Phong Phú, Dệt Thành Công, Dệt may Hà Nội, May Scavi, May An Phước, May 10, May 28… sẽ có cơ hội tiếp nhận các đơn hàng lớn. Các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Nhờ tiếp cận những công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến này, các doanh nghiệp của ta có cơ hội nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, rút ngắn chu kỳ làm ra sản phẩm, đồng thời tạo ra sản phẩm mới đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã của các nước nhập khẩu.
Mặt khác cái được lớn nhất của ngành Dệt May là các rào cản xuất khẩu vào Mỹ đối với sản phẩm dệt may sẽ được xóa bỏ. Các doanh nghiệp dệt may không phải lo chạy hạn ngạch. Với những doanh nghiệp trước kia không có hạn ngạch thì nay có nhiều khả năng tiếp cận với thị trường may mặc Mỹ. Còn với những công ty đã xuất khẩu vào Mỹ rồi, việc không còn hạn ngạch sẽ tạo cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc tạm thời đang bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ đến năm 2008 do sau khi gia nhập WTO, nước này đã gia tăng quá nhanh sản phẩm dệt may vào thị trường Mỹ, buộc Mỹ phải áp hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may xuất xứ từ Trung Quốc. Do đó, từ nay đến năm 2008, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.
Một thuận lợi nữa là, trên nguyên tắc thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ, khi Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ sẽ không áp dụng biện pháp tự vệ như đã áp dụng khi đàm phán gia nhập WTO với Trung Quốc trước đây. Và hàng dệt may Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Mỹ không còn bị áp đặt hạn ngạch đối với một số mặt hàng mà Mỹ đã từng áp dụng với Việt Nam từ năm 2003.
Song bên cạnh đó thách thức đặt ra đối với ngành may mặc Việt Nam là rất lớn
khả năng tận dụng cơ hội gia nhập WTO sắp tới thế nào để duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Trong lúc đó, sức cạnh tranh hiện nay của hàng dệt may Việt nam trên thị trường quốc tế còn thấp so với ấn Độ, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN… do giá thành sản phẩm còn cao. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là vì các loại chi phí trung gian còn quá lớn như thời gian làm thủ tục hải quan, chi phí vận chuyển, lưu kho, lưu bãi... Ngoài ra, tình trạng thiếu công nhân có tay nghề giỏi và lao động biến động cũng đang gây khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng của nhiều doanh nghiệp.
3.2.2.Môi trường chính trị luật pháp.
Cắt bỏ trợ cấp đối với ngành dệt may .Một trong những điều kiện mà phía Mỹ đưa ra trong khi đàm phán với Việt Nam vào WTO là Việt Nam phải cắt bỏ hoàn toàn việc trợ cấp cho ngành dệt may. Bằng thoả thuận này, những ưu đãi cho ngành dệt (thuộc tất cả các thành phần kinh tế) được quy định trong Quyết định 55 của Thủ tướng Chính phủ ký năm 2001 sẽ không còn được áp dụng. Khi cắt bỏ vốn ưu đãi thì cũng có nghĩa rằng ngành dệt sẽ rất khó khăn. Hiện nay ngành dệt đang phát triển rất chậm so với ngành may. Phần lớn các doanh nghiệp dệt trong tổng số 27 đơn vị đang gặp rất nhiều khó
khăn về vốn và thị trường, đặc biệt nhiều đơn vị đang thua lỗ nặng vì sản phẩm làm ra kém chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu của ngành may và đang trên bờ vực phá sản.Tới đây, khi chính thức gia nhập WTO thuế nhập khẩu vải và hàng may sẽ giảm xuống rất thấp chỉ từ 5-15% thay vì từ 40-50% như hiện nay đối với các nước ngoài khu vực ASEAN. Lúc đó ngành dệt sẽ
càng gặp nhiều khó khăn hơn. Mặc dù hiện tại chúng ta đang phải nhập khẩu tới 70% nguyên, phụ liệu nhưng với tình hình như hiện nay, đặc biệt là khi những ưu đãi về vốn đầu tư không còn thì ngành dệt cũng khó có thể đứng vững trên thị trường nội địa.Theo dự báo của các chuyên gia trong ngành, sẽ có không ít doanh nghiệp dệt bị phá sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO nếu họ không có những giải pháp tháo gỡ khẩn cấp ngay từ bây giờ.
3.2.3.Môi trường công nghệ .
Với điều kiện hiện nay khi Việt Nam đã ra nhập WTO thì các DN may Việt Nam sẽ được tíêp cận với môi trường công nghệ hiện đại của nhiều nước phát triển và đang phát triển trên thế giới.Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam có cái nhìn mới hơn về công nghệ ,đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao hơn của các máy móc thiết bị ,hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống máy móc thiết bị của ngành may đa phần là cũ kĩ lạc hậu ,các DN chỉ được trang bị một vài máy tính thậm chí một số DN không có máy tính nào…Do vậy hiện nay trong tương lai không xa ngành may Việt Nam phải đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.Đây là nhân tố góp phẩn quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN may Việt Nam trên thị trường Mỹ.