Tương quan giữa huy động và sử dụng vốn tại BIDV Quang Trung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Quang Trung (Trang 66)

1. 2.4.2 Các tiêu chí đánh giá khả năng tăng cường huy động vốn của NHTM

2.2.4. Tương quan giữa huy động và sử dụng vốn tại BIDV Quang Trung

Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Bất kỳ một sự thay đổi của hoạt động này đều có ảnh hưởng đến hoạt động kia và gây tác động đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Quy mô vốn lớn là cơ sở để ngân hàng phát triển mở rộng các hoạt động kinh doanh, tuy nhiên việc huy động vốn của ngân hàng cũng phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngân hàng về vốn. Nếu lượng vốn huy động được ít thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh, không thu hút được khách hàng đến với ngân hàng. Ngược lại nếu huy động được nhiều vốn mà sử dụng ít thì sẽ dẫn tới tình trạng lãng phí, ứ đọng vốn, lợi nhuận giảm sút. Để hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển ổn định, bền vững thì cần phải có sự kết hợp hài hòa, tương xứng giữa hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.

Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động, tạo cơ chế kinh doanh có tính nhất quán, bình đẳng, phân bổ chi phí thu nhập khách quan và công bằng cũng như xây dựng mô hình Ngân hàng hiện đại, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung. Điều này có nghĩa là toàn bộ nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Quang Trung sẽ được bán lại cho hội sở chính theo giá mua vốn (FTP mua vào) và khi có nhu cầu cho vay, Hội sở chính sẽ bán vốn cho Chi nhánh theo giá bán vốn (FTP bán ra). Tổng huy động vốn của BIDV Quang Trung bao gồm phần vốn mà chi nhánh huy động được từ dân cư và tổ chức (bản chất là hoạt động nhận tiền gửi từ dân cư và tổ chức – chỉ tiêu huy động tiền gửi) cùng với vốn mà chi nhánh đi vay như là các khoản vốn của hội sở chính (như vay thấu chi, vay thuê tài chính, vay khác…) và các khoản vốn khác.

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Huy động vốn 7,870 4,538 5,216

Cho vay 5,609 5,944 6,905

Chênh lệch 2,261 -1,406 -1,689 Tỷ trọng

cho vay/huy động vốn (%) 71.3 131 132

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011 của BIDV Quang Trung)

Qua 3 năm từ 2009-2011, chi nhánh nỗ lực hết mình để duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Tuy nhiên do kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn huy động sụt giảm mạnh trong năm 2010, giảm 3,332 tỷ đồng (42.34%). So với doanh số cho vay năm 2009 nguồn vốn huy động vẫn đủ đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn tại chi nhánh luôn đạt mức tăng trưởng cân đối với tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay và đầu tư. Bên cạnh đảm bảo tính an toàn và có lãi, chi nhánh còn phải tuân thủ chỉ đạo của hội sở chính nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn tối thiểu cho hoạt động. Tuy nhiên năm 2010 sự giảm sút nguồn vốn trong khi dư nợ tín dụng vẫn tiếp tục tăng dẫn đến gánh nặng cho Chi nhánh. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động không theo kịp tốc độ tăng trưởng sử dụng vốn, huy động vốn tăng 14.9% nhưng cho vay tăng 16.2% dẫn đến tình trạng hệ số Q<1 tiếp tục duy trì. Việc huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn dẫn đến sự mất cân đối trong mối quan hệ tương quan giữa huy động và sử dụng vốn. Trong quá trình phát triển để đảm bảo chất lượng tăng trưởng Chi nhánh cần cân đối hài hòa giữa tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng.

Việc duy trì chênh lệch huy động và sử dụng vốn dương trong năm 2009 thể hiện được sức mạnh của BIDV Quang Trung trong việc tăng cường huy động vốn và chính sách hợp lý trong việc sử dụng nguồn của Chi nhánh, tuy nhiên trong năm 2010 chênh lệch này là -1406 tỷ và 2011 là – 1,689 tỷ đồng, nguồn bù đắp cho hoạt động sử dụng vốn là do Chi nhánh mua lại của Hội sở chính, sự mất cân bằng trong

việc huy động và sử dụng vốn tại Chi nhánh đặt ra rất nhiều áp lực trong việc tăng cường huy động vốn để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động thông qua hệ số an toàn vốn Q.

Xét theo cơ cấu giữa huy động và sử dụng vốn theo thời gian:

Bảng 2.13. Quan hệ giữa huy động vốn và cho vay theo thời gian

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 +/-(%) 2011/2010 +/-(%) Ngắn hạn 5,254 2,101 4,221 -60.01 40.35 TDH 2,616 2,437 995 -6.84 -55.12 Ngắn hạn 1,009 1,129 2,245 11.89 110.60 TDH 4,600 4,815 4,660 4.67 -3.37

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010,2011 của BIDV Quang Trung)

Năm 2009- 2011 cơ cấu huy động và sử dụng theo thời gian các nguồn vốn ngắn hạn đáp ứng đủ cho việc sử dụng vốn với thời gian tương ứng. Tuy nhiên nguồn vốn dài hạn không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung dài hạn. Thực tế trong những năm qua, dư nợ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và làm giảm bớt chênh lệch trong cơ cấu tổng dư nợ, đặc biệt năm 2011 tăng 110.6% so với năm 2010 đã đưa tỷ trọng của tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ từ 18% năm 2009 và 19% năm 2010 lên 32.51% năm 2011. Trong khi đó quy mô và tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn giảm mạnh năm 2010, và năm 2011 tăng 40.35% . Tín dụng trung dài hạn chênh lệch rất lớn so với nguồn vốn dài hạn, từ 2009-2011 trung bình tín dụng trung dài hạn bằng 280% nguồn dài hạn. Như vậy Chi nhánh đã sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn dẫn đến mất cân đối trong sử dụng vốn, gây mất an toàn cho Chi nhánh, khiến cho hoạt động kinh doanh chưa thực sự an toàn và hiệu quả.

Chính vì vậy trong chính sách tăng trưởng nguồn huy động thời gian tới Chi nhánh cần chú trọng vào phần vốn huy động dài hạn để tránh rủi ro về khe hở kỳ hạn gây ra.

Cơ cấu vốn theo loại tiền tệ trong mối tương quan với cơ cấu sử dụng vốn theo loại tiền tệ:

Bảng 2.14. Tương quan giữa vốn huy động và vốn cho vay theo loại tiền tệ

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm

2011 2010/2009 +/-(%) 2011/2010 +/-(%) HĐV VND 4,477 3,632 4,394 -18.87 17.02 Ngoại tệ 3,393 906 822 -73.30 -2.48 SDV VND 3,984 4,330 6,077 8.68 43.85 Ngoại tệ 1,626 1,613 828 -0.80 -48.28

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011 của BIDV Quang Trung)

Sự mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện qua cơ cấu theo loại tiền, huy động vốn bằng VND giảm (năm 2010) hoặc tốc độ tăng thấp (năm 2011), tuy nhiên cho vay bằng VND thì lại tăng mạnh qua các năm đặc biệt năm 2011 tăng 43.85%. Năm 2009 huy động vốn bằng ngoại tệ ở mức cao tăng trưởng tuy nhiên cho cho vay bằng ngoại tệ lại tăng trưởng gấp 6 lần vì vậy đến năm 2010 khi huy động vốn bằng ngoại tệ giảm, sử dụng vốn ngoại tệ giảm nhẹ gây mất cân đối trong huy động và sử dụng vốn bằng ngoại tệ. Vì vậy chính sách tăng cường huy động vốn trong thời gian tới Chi nhánh cần chú trọng huy động vốn theo loại tiền tệ để đáp ứng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Quang Trung (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w