Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Quang Trung (Trang 40)

1. 2.4.2 Các tiêu chí đánh giá khả năng tăng cường huy động vốn của NHTM

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Chính sách của Ngân hàng thương mại

- Chính sách huy động vốn: Tùy thuộc vào các NHTM có chiến dịch kinh doanh của chủ NHTM khác nhau họ có quan điểm khác nhau về hoạt động huy động vốn. Nếu chủ ngân hàng không có chính sách quan tâm đến tăng cường huy động vốn mà đặt hoạt động kinh doanh vào các mục tiêu khác thì việc tăng cường huy động vốn kém được thực hiện mà thay vào đó là các hoạt động khác.

- Chính sách lãi suất:

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại, chính sách lãi suất đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Lãi suất là phản ánh chi phí phải trả cho một đồng vốn huy động, là giá cả của nguồn vốn. Lãi suất huy động ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Một chính sách lãi suất linh hoạt, điều chỉnh hợp lý và kịp thời sẽ tăng tính hấp dẫn của sản phẩm huy động.

Lãi suất cũng phản ánh độ rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu trong quá trình huy động. Theo nguyên tắc thời gian càng dài thì phần bù rủi ro càng lớn dẫn đến có xu hướng lãi suất của các kỳ hạn dài thường cao hơn so với các kỳ hạn ngắn hơn. Ngày nay, với xu hướng gửi ngắn hạn của khách hàng, lãi suất của các kỳ hạn này cũng tăng lên rất nhiều so với trước đây.

Việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng không đồng nghĩa với việc chạy đua và cạnh tranh về lãi suất. Trên thực tế lãi suất huy động tại Việt Nam thường bị giới hạn bởi trần lãi suất của chính phủ và quy định về mức lãi suất cơ bản. Ngân hàng huy động vốn với mục đích để cho vay và đầu tư để sinh lời. Vậy nên chắc chắn một điều rằng, lãi suất huy động càng lớn thì lãi suất cho vay càng tăng. Lợi nhuận của các Ngân hàng được tính dựa trên chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (có tính thêm các chi phí quản lý và chi phí hoạt động...), chênh lệch này

càng cao thì lợi nhuận càng nhiều. Nhưng lãi suất cho vay thường bị giới hạn bởi mức lãi suất cơ bản, theo luật thì mức lãi suất cho vay không được vượt quá 150% mức lãi suất này. Ngân hàng nhà nước bên cạnh việc quy định về mức lãi suất cơ bản thì tùy vào điều kiện thực tế mà cũng có quy định về trần lãi suất cho vay hoặc trần lãi suất huy động. Tuy nhiên các Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động tính toán về chi phí để tối đa hóa lợi nhuận thì có nhiều cách nhằm tăng mức lãi suất này lên rất nhiều. Một mức lãi suất cạnh tranh và linh hoạt mà vẫn đảm bảo mức chênh lệch so với lãi suất cho vay để đảm bảo mức lợi nhuận ổn định là mục tiêu mà các Ngân hàng luôn hướng tới.

- Hình thức huy động vốn

Khách hàng của Ngân hàng rất đa dạng về thành phần, về mục đich sử dụng sản phẩm dịch vụ. Mỗi khách hàng đến với Ngân hàng với nhu cầu gửi tiền khác nhau tùy thuộc vào kế hoạch và mục đích riêng. Vì vậy nếu Ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, linh hoạt thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn đồng nghĩa với việc vốn huy động được sẽ nhiều hơn. Hình thức huy động vốn đa dạng và linh hoạt sẽ tạo ra cơ cấu vốn với nhiều kỳ hạn và loại tiền khác nhau đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư đa dạng của khách hàng làm tăng hiệu quả huy động vốn. Hình thức huy động vốn tại Ngân hàng càng đa dạng thì càng có thêm nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, mở rộng dạnh mục khách hàng mục tiêu và càng có thể phân tán rủi ro. Với nhiều hình thức huy động, Ngân hàng sẽ hướng tới các khách hàng với mục đích khác nhau. Bên cạnh các hình thức huy động vốn, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cung cấp cùng cần đa dạng hóa để tăng cường khả năng thu hút vốn.

- Chính sách chăm sóc khách hàng:

Hiện nay các NHTM thường có sự phân chia khách hàng theo các tiêu chí khác nhau để có thể chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Thông thường các ngân hàng phân loại và thiết lập chính sách chăm sóc khách hàng VIP được hiểu là các khách hàng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng hiện tại và tiềm năng.

Các NHTM có các phòng riêng, nhân viên chăm sóc riêng, và các hội nghị khách hàng, cùng việc tặng quà các ngày quan trọng với khách hàng. Chính sách chăm sóc khách hàng ảnh hưởng nhiều đến uy tín và sự chuyên nghiệp của các NHTM hiện nay, một sự không hài lòng của khách hàng VIP sẽ kéo theo tổn thất đáng kể, từ lợi nhuận đến nền khách hàng vì thường đây là các đối tượng quan trọng thường là các thương gia, các chủ doanh nghiệp việc họ không muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng là việc rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp khác rời bỏ ngân hàng.

Chi phí huy động vốn ngoài lãi suất:

Chi phí huy động vốn ảnh hưởng nhiều đến tăng cường huy động vốn của NHTM. Nếu ngân hàng thương mại tính toán các chi phí huy động là quá cao so với kỳ vọng thì chính sách huy động vốn sẽ được xem xét lại và hạn chế bớt đi. Đặc biệt các NHTM với quy mô nhỏ thì chi phí huy động bình quân thường cao. Chi phí huy động vốn bao gồm lãi phải trả, chi phí quản lý, in ấn, phát hành, chi phí marketing, chi phí phát triển sản phẩm, chi phí nguồn nhân lực…

Uy tín và quy mô của Ngân hàng.

Một Ngân hàng phải luôn cố gắng xây dựng thương hiệu của riêng mình và củng cố uy tín với khách hàng vì nó này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đó. Một Ngân hàng lớn, có uy tín lâu năm sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn các Ngân hàng khác rất nhiều. Những người gửi tiền ngoài việc kỳ vọng vào một khoản lãi khi đáo hạn cũng có tâm lý sợ rủi ro mất vốn, lo lắng khi có việc cần không thể rút tiền ra được. Do vậy đôi khi có những Ngân hàng lãi suất cao hơn nhưng những người gửi tiền lại lựa chọn Ngân hàng uy tín hơn vì họ tin rằng khoản tiền của họ sẽ được an toàn hơn mặc dù lợi nhuận có thể giảm đi đôi chút. Về phía Ngân hàng, tạo dựng được niềm tin từ phía khách hàng, tạo ra một nhóm khách hàng thân thiết và trung thành sẽ giảm khả năng thất thoát vốn và chi phí huy động, tăng tính ổn định của nguồn vốn, tăng hiệu quả huy động.

Hoạt động marketing của Ngân hàng.

hình ảnh về tổ chức và sản phẩm giới thiệu cho khách hàng. Đặc thù về Ngân hàng là sản phẩm mang hình thái phi vật chất, khách hàng đa dạng và phong phú với nhiều tầng lớp dân cư, trình độ và với nhu cầu phức tạp. Hoạt động marketing trong Ngân hàng với mục đích xây dựng được hình ảnh riêng biệt và dễ nhận biết về Ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh, tăng tính hấp dẫn và thu hút được sự chú ý của khách hàng. Chất lượng dịch vụ của Ngân hàng có tốt đến đâu nhưng không thu hút được khách hàng đến giao dịch thì cũng chịu thất bại.

Hoạt động marketing trong Ngân hàng hiệu quả là phải tạo nên một hình ảnh riêng biệt, dễ nhận biết, dễ khắc sâu trong tâm trí khách hàng, tạo nên ấn tượng tốt về hình ảnh, về chất lượng phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện đồng nhất từ trụ sở cho đến từng cá nhân trong Ngân hàng. Đa dạng sản phẩm, giới thiệu các dịch vụ một cách rõ ràng, dễ hiểu thủ tục đơn giản không rườm rà sẽ thu hút khách hàng đến với Ngân hàng.

Cơ sở vật chất và công nghệ của Ngân hàng.

Một Ngân hàng có uy tín, có thương hiệu riêng sẽ có lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng hơn các đối thủ. Muốn tạo một hình ảnh khác biệt, nhưng dễ nhận biết và dễ ghi nhớ thì Ngân hàng phải tạo một hình ảnh thống nhất được thể hiện ngay từ bên ngoài trụ sở Ngân hàng và có sự đồng bộ về cơ sở vật chất, hiện đại về công nghệ, đơn giản về thủ tục và chuyên nghiệp về cách phục vụ. Cơ sở vật chất hiện đại gây ấn tượng ban đầu rất tốt cho khách hàng. Công nghệ hiện đại sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng được dễ dàng và nhanh chóng, tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch. Việc hiện đại hóa công nghệ của Ngân hàng và nâng cấp cơ sở vật chất phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tác nghiệp và thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch.

Trình độ nghiệp vụ và thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ Ngân hàng

Người ta thường nói trong mọi yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức thì nhân tố con người đóng vai trò quan trọng nhất. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng không phải là một ngoại lệ. Một Ngân hàng bỏ công sức để xây dựng

một hình ảnh về một trụ sở khang trang hiện đại, trang thiết bị đồng bộ nhưng không quan tâm đến chất lượng phục vụ thì không thể thành công được. Ngân hàng cung cấp dịch vụ, bán dịch vụ nên chất lượng phải đặt lên hàng đầu. Thái độ ân cần chuyên nghiệp và tận tình của nhân viên Ngân hàng “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng, ghi sâu hình ảnh Ngân hàng trong tâm trí khách hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn đến với Ngân hàng, tăng khả năng huy động vốn. Trước đây thường có quan điểm “khách hàng là thượng đế” để chỉ ra rằng trong các ngành dịch vụ cần coi khách hàng là thượng đế để nâng cao chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ với khách hàng. Tuy nhiên hiện nay quan điểm này đã được một số tổ chức cải tiến thành “người lao động là tài sản vô giá” để cho thấy tầm quan trọng của việc coi trọng vai trò của người lao động trong tổ chức. Việc nâng cao trình độ, thái độ của cán bộ nhân viên là rất cần thiết và cũng cần có chính sách khen thưởng hợp lý để tạo động lực cho cán bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Quang Trung (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w