Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Quang Trung (Trang 44)

1. 2.4.2 Các tiêu chí đánh giá khả năng tăng cường huy động vốn của NHTM

1.3.2. Nhân tố khách quan

Môi trường pháp lý và chính sách của Chính Phủ

Các Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động chịu sự kiểm tra giám sát của Ngân hàng nhà nước. NHNN Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ. Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh Ngân hàng và các tổ chức tính dụng, xem xét việc thành lập các

Ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các Ngân hàng thương mại nhà nước (theo

Wikipedia). Ngân hàng thương mại huy động vốn tiền gửi sau đó lại cho vay trên thị trường hoặc để đầu tư thu lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải tất cả tiền huy động được đều đem cho vay và tái đầu tư. Theo quy định của NHNN thì Ngân hàng thương mại phải tuân thủ quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và trích lập dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó NHNN cũng quy định về mức lãi suất cơ bản. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cho vay của các Ngân hàng thương mại. Các NHTM được cho

vay với lãi suất không quá 150% lãi suất cơ bản nên nếu lãi suất này giảm xuống thì tương đương với trần lãi suất cho vay cũng giảm xuống ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn. Lãi suất huy động vốn giảm kéo theo nguồn vốn huy động được cũng giảm theo và gây ra tâm lý không tốt cho người gửi tiền ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Môi trường Kinh tế - Xã hội

Môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng là cầu nối giữa những người có vốn nhàn rỗi trong xã hội và những người có nhu cầu về vốn. Nếu môi trường kinh tế xã hội không ổn định , các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, đình trệ trong sản xuất thì hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng gặp khó khăn, không cho vay được, không thu hồi được nợ, phải gia hạn nợ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Môi trường kinh tế xã hội bất ổn cũng ảnh hường đến tâm lý người gửi tiền, khi lạm phát cao, đồng tiền mất giá, người gửi tiền không muốn gửi tiết kiệm do lãi suất danh nghĩa nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát danh nghĩa dẫn đến lãi suất thực âm. Ngược lại nếu tình hình kinh tế xã hội ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu nhập của người dân ổn định dẫn đến hoạt động của Ngân hàng cũng dễ dàng và ổn định hơn.

Tâm lý và thói quen của khách hàng

Tâm lý và thói quen của khách hàng ảnh hưởng đến cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. nếu khách hàng tin tưởng vào độ an toàn của Ngân hàng, họ sẽ muốn gửi tiền của mình vào mặc dù có thể được hưởng mức lãi suất thấp hơn các Ngân hàng khác. Trong trường hợp ngược lại, dù sản phẩm có đa dạng và mức lãi suất cạnh tranh đến đâu nhưng không tạo cho khách hàng sự tin tưởng thì cũng không huy động được. Thói quen của khách hàng quyết định kỳ hạn gửi và loại tiền gửi vào. Nếu khách hàng ưa thích một kỳ hạn mà Ngân hàng không đáp ứng được thì cũng không thể huy động được vốn. Bên cạnh đó nếu khách hàng có thói quen thực hiện giao dịch qua Ngân hàng thì khả năng Ngân hàng huy động

được tiền gửi của khách hàng là rất cao. Đó là lý do tại sao các NHTM hiện nay luôn quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của khách hàng để triển khai các sản phẩm phù hợp.

Sự cạnh tranh của các đối thủ

Trong quá trình hoạt động, mỗi Ngân hàng thương mại phải chia sẻ thị phần của mình không chỉ với các đối thủ bên ngoài mà còn trong chính hệ thống của Ngân hàng đó. Việc cạnh tranh gây khó khăn cho các Ngân hàng trong quá trình thu hút tiền gửi của khách hàng. Để chiến thắng các đối thủ của mình, các Ngân hàng phải bỏ thêm nhiều chi phí như chi phí marketing để xây dựng hình ảnh Ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ và thái độ nhân viên…bên cạnh đó cũng phải tăng lãi suất huy động trong giới hạn cho phép để thu hút thêm khách hàng. Điều này làm tăng chi phí huy động vốn và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên các Ngân hàng không bao giờ lựa chọn con đường cạnh tranh bằng lãi suất huy động vì điều này không những không có lợi mà đôi khi lại gây hậu quả không mong muốn.

Sự phát triển đa dạng của các loại hình đầu tư

Sự phát triển của thị trường chứng khoán là một kênh thu hút lượng vốn từ dân chúng. Luật đầu tư trong nước thông thoáng cùng với sự hấp dẫn của các hình thức đầu tư khác như bất động sản, vàng… đã dẫn đến sự sụt giảm của kỳ vọng thu hút tiền gửi của ngân hàng cả về VND và USD từ công chúng và các TCKT.

Trong khi lãi suất ngân hàng thường xuyên có sự biến động, lạm phát ở mức cao, bên cạnh đó chính sách điều hành tỷ giá chưa thực sự hiệu quả, giá vàng, bất động sản, ngoại tệ biến động liên tục khiến cho việc gửi tiết kiệm không còn là kênh đầu tư ưa thích của dân chúng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP ĐT&PT VIỆT NAM CN QUANG TRUNG 2.1. Khái quát về NH TMCP ĐT&PT Việt Nam – CN Quang Trung

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

BIDV Quang Trung là một Chi nhánh cấp 1 nằm trong hệ thống BIDV với tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Joint stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, Quang Trung Branch.

BIDV Quang Trung được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Quang Trung – Sở Giao dịch 1 theo Quyết định số 52/2005/QĐ-HĐQT ngày 20 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng Quản trị BIDV. Chi nhánh được Ban Giám đốc BIDV chỉ định phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với mục tiêu khách hàng là nền khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tháng 3/2005 khi mới thành lập, BIDV Quang Trung có 11 phòng, tổ tại trụ sở Chi nhánh, 01 Phòng Giao dịch và 02 quỹ tiết kiệm với số lượng cán bộ là 72 người. Năm 2006 và 2007 đánh dấu sự phát triển mở rộng của Chi nhánh cả về địa bàn hoạt động và nhân sự. Sang năm 2008, BIDV Quang Trung tiếp tục phát triển và mở rộng. Cơ cấu nhân sự cũng có sự thay đổi đáng kể, tổng số cán bộ lên tới 182 người và 3 phó giám đốc. Ngày 01/10/2008, BIDV Quang Trung đã thành lập Chi nhánh mới đó là BIDV Ba Đình với quy mô là một Chi nhánh cấp 1. Sự ra đời của BIDV Ba Đình đánh dấu một bước lớn mạnh trong sự phát triển vững mạnh và bền vững của BIDV Quang Trung đồng thời đánh dấu sự thay đổi lớn về địa bàn hoạt động, chia sẻ khách hàng và cơ cấu nhân sự.

Trong điều kiện NHNN thắt chặt việc mở rộng mạng lưới trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, công tác phát triển mạng lưới của toàn hệ thống gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên để nâng cao khả năng cạnh tranh trong công tác phục vụ khách hàng cũng như gia tăng thị phần hoạt động và quảng bá thương hiệu BIDV. Trong năm 2011 chi nhánh đã thực hiện khai trương 3 điểm giao dịch mới tại Tô Vĩnh

Diện, Đền Lừ và Sài Đồng nâng tổng số các điểm giao dịch của chi nhánh là 12 điểm giao dịch (3 PGD, 5 quỹ tiết kiệm, 4 điểm giao dịch trực thuộc PGD/QTK phục vụ các công ty chứng khoán và Vincom).

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung

Sau 06 năm thành lập BIDV Quang Trung đã không ngừng phấn đấu, sáng tạo, tìm tòi, bám sát xu thế phát triển, sự biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước từ đó chủ động đề xuất phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam như đi đầu trong việc phát triển quan hệ hợp tác với các công ty chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động của các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư; là chi nhánh tiên phong trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới như Tư vấn, thu xếp, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm giá nhiên liệu cho Vietnam Airlines, giao dịch hàng hóa tương lai trên thị trường kim loại... qua đó hoạt động của Chi nhánh Quang Trung đã có bước phát triển vượt bậc, tăng nhanh về quy mô hoạt động qua từng năm.

Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tăng trưởng 2010/2009 Tăng trưởng 2011/2010

Số

lượng %

Số lượn

g %

I Các chỉ tiêu quy mô

1 Tổng tài sản 8,356 6,177 7,740 -2,179 -26.1% 1,563 25.3% 2 Huy động vốn cuối kỳ 7,870 4,538 5,216 -3,332 -42.3% 678 14.9% 3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 5,609 5,944 6,905 335 6.0% 961 16.2%

II Các chỉ tiêu hiệu quả

1 Lợi nhuận trước thuế 124 239 261 115 92.7% 22 9.2% 2 LNTT BQ đầu người 0.72 1.329 1.14 0.61 84.6% -0.19 -14.2%

III Chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng

1 Tỷ lệ nợ xấu 7.38 %

1.64

% 2.28% -0.06 -77.8% 0.01 39.0%

Tổng tài sản: Tổng tài sản giảm năm 2010, chủ yếu ở phần tiền gửi thanh toán tại Hội sở chính và một phần ở dự phòng rủi ro tín dụng. Nguyên nhân của sự sụt giảm tổng tài sản tại Chi nhánh, là do sự sụt giảm nguồn huy động không cho phép Chi nhánh để nhiều ở tài khoản thanh toán tại Hội sở chính. Tuy nhiên đến năm 2011 tổng tài sản đã tăng 25.30% so với năm 2010 lên đến 7,740 tỷ đồng.

Huy động vốn cuối kỳ: từ giai đoạn 2009-2011, nguồn vốn huy động chủa

chi nhánh khá biến động, tăng giảm thường xuyên. Số dư huy động vốn đạt đỉnh cao nhất vào năm 2009 với mức 7,870 tỷ đồng, giảm xuống 4,538 tỷ đồng cuối năm 2010 và cuối năm 2011 đã tăng lên và duy trì ở mức 5,216 tỷ đồng. Đạt được kết quả như vậy là do tình hình kinh tế phát triển nóng qua các năm từ 2005 đến 2009, thị trường tài chính sôi động đặc biệt là thị trường chứng khoán, luồng vốn điều chuyển trên thị trường tài chính qua các định chế tài chính với khối lượng ngày càng lớn, đến cuối 2010 nền kinh tế bắt đầu rơi vào suy thoái do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu nguồn huy động của BIDV bắt đầu sụt giảm, suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục diễn ra khéo dài qua 2010, tỷ lệ lạm phát tăng cao liên tục, thị trường chứng khoán ảm đạm, hoạt động tài chính khiếm sôi động, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn do phát triển nóng của năm trước. Đến năm 2011 Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn do các ngân hàng thương mại đua nhau đẩy lãi suất lên cao. Để giữ vững tăng trưởng vốn huy động, bên cạnh việc tăng cường tiếp thị, chi nhánh tập trung đôn đốc khách hàng tín dụng chuyển doanh thu về chi nhánh. Nhờ đó số dư huy động vốn cuối kỳ tính đến ngày 31/12/2011 đạt 5,216 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng cuối kỳ: Đi ngược lại với sự giảm sút của nguồn vốn huy

động thì dư nợ tín dụng của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng qua các năm, đã ảnh hưởng xấu đến việc đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống. Do đó thực hiện theo chỉ đạo điều hành của Hội sở chính, chi nhánh đã tích cực tận thu nợ khách hàng, hạn chế phát triển dư nợ tín dụng mới, góp phần đưa tín dụng cuối kỳ về mức 6,905 tỷ đồng, thấp hơn giới hạn tín dụng phân giao.

cạnh tranh khốc liệt, nhưng nhờ bám sát chỉ đạo của Ban lãnh đạo về định hướng hoạt động, ý chí, nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh đã không những được đảm bảo mà không ngừng nâng cao, cụ thể từ 2009-2011, lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng bình quân hàng năm là 50.98% cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống (36%). Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt mức 216 tỷ đồng, hoàn thành 121% KHKD Hội sở chính phân giao. Lợi nhuận bình quân đầu người của chi nhánh năm 2011 đạt mức 1.14 tỷ đồng/người, thấp hơn năm 2010 nhưng vẫn thuộc nhóm những Chi nhánh có chỉ tiêu lợi nhuận bình quân/ đầu người cao nhất hệ thống.

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại BIDV Quang Trung

2.2.1. Các hình thức huy động vốn

Để tạo lập nguồn vốn, BIDV Quang Trung đã sử dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, nhận vốn ủy thác đầu tư. Tuy nhiên phần lớn vốn huy động chủ yếu của BIDV Quang Trung cũng như các NHTM khác là nguồn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay, để giữ vững và tăng trưởng vốn, Chi nhánh đã chủ động triển khai mạnh mẽ nhiều biện pháp thu hút vốn như: triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ để khách hàng lựa chọn, áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất linh hoạt theo số tiền và kỳ hạn gửi tiền, tích cực tìm kiếm khai thác thêm nhiều đối tượng là các tổ chức khác như Bảo hiểm xã hội, Kho bạc, các quỹ công đoàn… Triển khai kịp thời các đợt tiết kiệm kèm dự thưởng, khuyến mại, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Tích cực quảng cáo, đẩy mạnh công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng.

Các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn mà Chi nhánh hiện đang cung cấp cho khách hàng như sau:

Tiền gửi thanh toán: là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được thiết kế dành

Quang Trung nhằm thực hiện các nhu cầu thanh toán, chi tiêu, nhận tiền kiều hối. Khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán bằng VNĐ, USD, EUR và được hưởng lãi suất không kỳ hạn (hiện tại là 2%/năm đối với tài khoản VNĐ), lãi được nhập vào tài khoản tiền gửi cuối mỗi tháng. Khi sử dụng sản phẩm này, khách hàng sẽ được sử dụng các dịch vụ tiện ích của BIDV như: chuyển tiền, phát hành séc, dịch vụ điều chuyển vốn tự động,.. ngoài ra để tăng cường tính năng và tiện ích nhằm thu hút khách hàng, Chi nhánh còn tích cực triển khai giới thiệu các dịch vụ ngân hàng điện tử đi kèm như: BSMS (thông báo biến động số dư tài khoản vào điện thoại di động), Direct Banking (truy vấn số dư, vấn tin lịch sử giao dịch qua mạng internet), IBMB (vấn tin, giao dịch, gửi các yêu cầu dịch vụ đến ngân hàng qua Internet, điện thoại di động…)

Tiết kiệm không kỳ hạn: được thiết kế dành cho khách hàng là cá nhân có tiền

tạm thời nhàn rỗi muốn gửi tiền vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Khi đến gửi, khách hàng sẽ được cung cấp một cuốn sổ tiết kiệm để theo dõi, có thể gửi thêm hoặc rút tiền (cả gốclẫn lãi) bất cứ lúc nào. Thông thường khách hàng sẽ được hưởng lãi không kỳ hạn cho loại sản phẩm này. Hiện nay, chi nhánh đang áp dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Quang Trung (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w