Huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Quang Trung (Trang 27)

Vốn của NHTM bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nợ được huy động từ bên ngoài, trong đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn. Đối với những chi nhánh nằm trong một hệ thống NHTM lớn thì nguồn vốn này thường do Hội sở chính quy định. Do đó, hoạt động huy động vốn của NHTM chủ yếu hướng tới việc gia tăng các nguồn vốn nợ. Có thể hiểu huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn bao gồm các hoạt động chính là nhận tiền gửi và đi vay, tương ứng kết quả của hoạt động này là tạo ra nguồn tiền gửi và nguồn đi vay trong tổng

nguồn vốn của NHTM. Hoạt động huy động vốn là một hoạt động cơ bản, là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thương mại.

Cũng như bất kỳ một hoạt động nào cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc và quy định, hoạt động huy động vốn cũng có ba nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ ngân hàng thương mại cũng phải tuân thủ đó là:

Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn.

Bất kỳ hoạt động nào cũng cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, huy động vốn của ngân hàng thương mại không phải là ngoại lệ. Hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại không những phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước mà còn tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh tổn thất cho ngân hàng và cho khách hàng.

Một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại là đảm bảo khả năng thanh toán. Do vậy ngân hàng thương mại không được huy động vốn quá nhiều so với vốn tự có nhằm đảm bảo khả năng chi trả về sau. Bên cạnh đó các tổ chức tín dụng phải áp dụng lãi suất huy động phù hợp với cơ chế quản lý về lãi suất của NHNN, bởi vì lãi suất là một trong những công cụ để NHNN kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông, bình ổn giá cả và chống lạm phát.

Các NHTM phải có trách nhiệm hoàn trả gốc lãi cho khách hàng vô điều kiện (bất kể người đi vay có sử dụng vốn có hiệu quả hay không) do ngân hàng không phải là tổ chức trung gian tài chính thuần túy mà là trung gian tín dụng (tài chính là sự tài trợ, sự cung cấp vốn, sự cấp phát theo tính chất không có sự hoàn trả. Đối tượng nhận được sự trợ giúp về tài chính không có nghĩa vụ hoàn trả mà chỉ có nghĩa vụ sử dụng tài chính đúng mục đích, đúng yêu cầu. Tín dụng là sự tín nhiệm, lòng tin, là quan hệ vay mượn theo nguyên tắc hoàn trả).

Ngân hàng thương mại phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành. Với việc quy định các ngân hàng thương mại tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm mục đính bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Cụ thể là nếu ngân hàng nơi

người gửi tiền bị phá sản, thì người gửi tiền được công ty bảo hiểm đền bù một khoản tiền nhất định (hiện nay là 50.000.000 đ / tổng tiền gửi của một khách hàng).

Hơn nữa, ngân hàng phải giữ bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng. Nhưng không được che dấu các khoản tiền lớn và bất thường (thực hiện các quy định của pháp lệnh chống rửa tiền). Đồng thời các ngân hàng không được cạnh tranh bất hợp lý (thông tin giả, khuyến mãi bất hợp pháp…) gây ra tâm lý lo sợ, mất lòng tin của người dân đối với ngân hàng. Khi niềm tin của người dân không còn thì họ sẽ rút tiền ồ ạt dẫn đến ngân hàng sẽ gặp rủi ro thanh khoản đi đến phá sản.

Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất.

Mục đích hoạt động của NHTM là vì lợi nhuận, do đó các NHTM phải đảm bảo được hai yêu cầu chi phí thấp và quy mô cao của nguồn vốn huy động. Với chi phí thấp và quy mô cao sẽ giúp ngân hàng có nguồn vốn rẻ và đủ lớn để tài trợ cho các dự án qua việc cấp phát tín dụng đồng thời làm cho biên độ chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra lớn từ đó tạo lợi nhuận cao.

Để có thể cạnh tranh với các tổ chức trung gian tài chính khác đòi hỏi NHTM phải áp dụng đa dạng hoá phương thức trả lãi đi đôi với dự thưởng để thu hút khách hàng và đưa ra nhiều phương thức huy động để hạn chế rủi ro (rủi ro thanh khoản khi sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn do không huy động được nguồn vốn dài hạn) và phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng.

Do nhu cầu của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng không chỉ là được an toàn và hưởng lãi, mà còn mong muốn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (chuyển tiền, thu tiền hộ, chi hộ..) nên NHTM cần kết hợp chặt chẻ giữa huy động vốn với hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng. Với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng sẽ làm thỏa mản nhu cầu của khách hàng từ đó thu hút được lượng tiền gửi càng nhiều.

Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động.

khả năng trả nợ của ngân hàng, thì người dân mới gửi tiền. Vì vậy để tạo và giữ chữ tín của mình đối với khách hàng, ngân hàng phải đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống của người dân.

Bên cạnh việc đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, ngân hàng cần nắm bắt kịp thời những thông tin đồn “nhảm” về hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tìm cách ngăn chặn chúng. Bởi vì nếu không kịp thời ngăn chặn những thông tin đồn nhảm về hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ gây tâm lý sợ mất tiền trong người dân. Từ tâm lý lo sợ đó, người dân sẽ đến rút tiền hàng loạt, khi đó ngân hàng không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của người dân (do nguồn vốn huy động đã sử dụng cho vay chưa thu hồi kịp).

Trong trường hợp đặc biệt khi có sự cố xảy ra, ngân hàng phải có phương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời (vay trên thị trường tiền tệ, vay Ngân hàng Nhà nước) để tránh tâm lý lây lan cho rằng ngân hàng mất khả năng thanh toán càng rộng trong người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Quang Trung (Trang 27)