1. 2.4.2 Các tiêu chí đánh giá khả năng tăng cường huy động vốn của NHTM
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân thách thức từ môi trường kinh doanh.
- Nền kinh tế thế giới năm 2009 - 2011 có thể nói là một bức tranh ảm đạm ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động tiêu cực với những biến động mạnh của giá vàng, giá dầu thô, tỷ giá ngoại tệ diễn biến phức tạp, tăng giảm mạnh, lạm phát trong những tháng cuối năm 2009,2010 có xu hướng gia tăng, thiểu phát năm 2011…Những yếu tố đó tiếp tục tác động tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong năm 2011, hoạt động tín dụng- Ngân hàng chắc chắn không tránh khỏi những ảnh hưởng. Những bất ổn vĩ mô đó tác động mạnh tới đời sống người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Những năm qua, người dân có xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực khác (chứng khoán, vàng, bất động sản..) hơn là gửi tiền vào ngân hàng.
- Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhưng chưa hoàn toàn ổn định. Nguy cơ bệnh dịch, thiên tai vẫn có khả năng xảy ra. Hội nhập kinh tế quốc tế với những chính sách tự do hoá thương mại trong điều kiện sức cạnh tranh các doanh nghiệp còn yếu sẽ tiếp tục có những khó khăn đối với nền kinh tế trong nước.
- Thủ đô Hà Nội tập trung nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ bị thu hẹp lại. Sự cạnh tranh nhiều khi không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng, mà còn diễn ra trong nội bộ một hệ thống càng khiến cho việc giữ vững thị phần của mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư phát triển như bất động sản, chứng khoán, xuất nhập khẩu… sẽ làm tăng dòng vốn lưu chuyển trong nền kinh tế và công tác huy động vốn sẽ gặp nhiều hạn chế.
Chính sách môi trường pháp lý và chính sách của Chính phủ: Các
chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước còn chưa triệt để, chưa có các biện pháp xử lý vi phạm nghiêm khắc khiến một số NHTM không tuân thủ, huy động vượt lãi suất trần theo quy định làm cho mặt bằng lãi suất tăng cao trái với sự điều hành chung của Ngân hàng Nhà nước.
Tâm lý thói quen của khách hàng: Tâm lý thói quen sử dụng tiền mặt
của người dân còn phổ biến, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam chưa phát triển. Người dân chưa có nhiều sự hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng. Các tiện ích trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán, các dịch vụ ngân hàng hầu như còn xa lạ. Tâm lý khách hàng thay đổi, chuyển sang gửi các kỳ hạn ngắn và linh hoạt nhiều hơn. Hơn nữa nhu cầu ngày càng đa dạng khiến Chi nhánh phải nhạy cảm hơn để nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
Nguyên nhân từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chính sách của Hội sở chính chưa mang tính đồng bộ, đặc biệt sau chuyển đổi TA2, xuất hiện hiện tượng chồng chéo giữa các Ban gây khó khăn cho Chi nhánh trong quá trình giao dịch, tiếp thị khách hàng, đôi lúc bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh.
Chính sách lãi suất của hội sở chính còn chưa được linh hoạt, hình thức huy động vốn còn chưa đa dạng, nhiều sản phẩm triển khai không thu hút được khách hàng do các tính năng không nổi bật. Một số hình thức huy động đưa vào sử dụng một thời gian dài nhưng không thu hút được khách hàng do không phù hợp như tiết kiệm rút dần, tiết kiệm ổ trứng vàng. So với một số ngân hàng các, sản phẩm huy động vốn của BIDV còn hạn chế.
Các sản phẩm thiếu tính cạnh tranh so với các đối thủ trên cùng khu vực Trong thời gian qua, các Ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, phong phú, nhiều chương trình khuyến mại lớn thu hút khách hàng. Một số sản phẩm mới nổi bật như huy động vàng, tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng trúng vàng trao giải hàng tuần, tiền gửi lĩnh lãi định kỳ và có thể rút gốc linh hoạt trước hạn từng phần… BIDV chưa triển khai thực hiện. Một số Ngân hàng có kinh doanh sàn vàng, Công ty tư vấn trực thuộc… là cơ sở để thực hiện huy động vốn đảm bảo giá trị theo vàng, thu phí liên quan tới các khoản cho vay. Mô hình này BIDV chưa có.
Trình độ công nghệ ngân hàng yếu: Mặc dù BIDV bắt đầu hiện đại hóa từ năm 2003, phát triển theo định hướng ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp, tuy nhiên về công nghệ ngân hàng còn nhiều lạc hậu, các chương trình phần mềm chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mất rất nhiều thời gian cho khách hàng khi đến ngân hàng giao dịch, các dịch vụ ngân hàng qua internet và BSMS vẫn chỉ dùng lại ở việc vấn tin chứ chưa thực hiện được giao dịch.
Sự giảm sút thị phần BIDV trên địa bàn. BIDV là một trong 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, giữ vai trò, chức năng quan trọng trong nền kinh tế, đầu mối thông tin phản hồi và tham mưu Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, sự phát triển mạng lưới các Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước và sự xuất hiện của các Ngân hàng nước ngoài trong thời gian vừa qua là nguyên nhân chính dẫn tới khiến thị phần của BIDV xụt giảm. Xét về tương quan giữa thị phần khách hàng và mạng lưới hoạt động của BIDV, của Chi nhánh
nhận thấy có xu hướng giảm dần.
Thứ hai là cạnh tranh với Ngân hàng trong nước: yếu tố này là hiển nhiên nhưng có xu thế mới đó là việc hợp tác của các Ngân hàng nội, việc rõ ràng nhất là “liên minh ATM”. Điều này làm gia tăng tầm hoạt động, khả năng cạnh tranh, sức thu hút khách hàng hơn là những Ngân hàng không nằm trong liên minh. Tuy nhiên, thị phần khách hàng vẫn phải phân chia giữa các Ngân hàng trong số lượng Ngân hàng có xu hướng tăng nhanh. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, nhóm Ngân hàng cổ phần hiện chiếm khoảng 43% tổng vốn huy động và thị phần tín dụng. Nhóm Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và liên doanh với 35 Ngân hàng chiếm khoảng 8% tổng vốn huy động và thị phần tín dụng. Nhóm Ngân hàng này hiện chủ yếu phục vụ cho khách hàng là cá nhân, công ty nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam. Thị phần của khối Ngân hàng cổ phần đã bứt phá mạnh mẽ tăng hơn 10% trong năm 2011, trong khi thị phần của khối Ngân hàng quốc doanh sụt giảm với khoảng cách tương ứng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP ĐT&PT VIỆT NAM CN QUANG TRUNG