1. 2.4.2 Các tiêu chí đánh giá khả năng tăng cường huy động vốn của NHTM
2.2.5. Chi phí huy động vốn tại BIDV Quang Trung
Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác liên quan như chi phí trả lương cho nhân viên, chi phí trang thiết bị làm việc, chi phí thuê mặt bằng, chi khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị cho công tác huy động vốn. Trong chi phí huy động vốn thì chi phí trả lãi là chi phí lớn nhất và biến động
thường xuyên nhất. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí phải trả cho việc huy động vốn quá cao sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó xem xét chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động và sự biến động của loại chi phí này là việc làm cần thiết trong công tác quản trị nguồn vốn huy động.
Bảng 2.15. Chi phí huy động vốn năm 2009-2011
Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1. Chi phí huy động vốn 928,660 621,706 787,616 - Chi phí trả lãi 865,700 553,636 725,024 - Chi phí khác 62,960 68,070 62,592
2.Quy mô vốn huy động 7,870,000 4,538,000 5,216,000
3.Chi phí HĐV/Qui mô VHĐ(%) 11.8 13.7 15.1
Trong đó: lãi suất HĐV bình quân = Chi phí trả lãi/Quy mô VHĐ (%)
11.0 12.2 13.9
Nguồn: Báo cáo thu nhập chi phí của BIDV Quang Trung 2009,2010,2011
Năm 2009 để huy động một trăm nghìn đồng tiền vốn thì chi phí bình quân Chi nhánh phải bỏ ra là 11.8 nghìn đồng, con số này tăng lên 13.7 nghìn đồng năm 2010 và 15.1 nghìn đồng năm 2011. Như vậy năm 2009 chi phí bỏ ra để huy động một đồng vốn của Chi nhánh là nhỏ nhất. Trong năm 2010, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm, đồng thời do lạm phát tăng cao đã đưa mức lãi suất huy động của các ngân hàng lên cao đã làm tăng chí phí trả lãi bình quân của Chi nhánh lên mức 12.2 nghìn đồng, thêm vào đó các chi phí khác ngoài lãi như tiếp thị, khuyến mại cũng lớn do vậy làm cho chi phí huy động bình quân năm này là 13.7 nghìn đồng. Năm 2011 các tổ chức tín dụng cạnh tranh bằng công cụ lãi suất để giữ thị phần huy động vốn thông qua việc thỏa thuận trả thêm
chi phí cho người gửi tiền vượt mức lãi suất trần, lãi suất huy động VND bình quân của các ngân hàng thương mại là khoảng từ 15% - 15,5%/năm. Tại BIDV Quang Trung năm 2011 để huy động được 100 nghìn đồng vốn thì chi phí huy động vốn lên tới 15.1 nghìn đồng.
Trong giai đoạn 2009-2011, trên cơ sở biểu lãi suất hướng dẫn của Hội sở chính, Chi nhánh đã có sự vận dụng linh hoạt, kịp thời đưa ra các biểu lãi suất phù hợp với xu thế của thị trường và tình hình kinh doanh tại chi nhánh, đặc biệt khi lãi suất thị trường có nhiều biến động phức tạp, lãi suất huy động của chi nhánh có thời điểm đã lên đến 17%/năm. Tuy nhiên do sự khống chế trần lãi suất của NHNN và BIDV luôn tuân thủ chấp hành nên lãi suất huy động tại Chi nhánh có sự chênh lệch so với mặt bằng chung của các NH TMCP khác trên địa bàn, vì vậy đã hạn chế khả năng thu hút tiền gửi dân cư khiến cho quy mô và tỷ trọng của loại tiền gửi này giảm sút trong các năm 2010, 2011.
Do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung nên tại BIDV Quang Trung cũng như tất cả các chi nhánh và công ty trực thuộc các nguồn huy động được không được dùng để cho vay và đầu tư mà bán lại toàn bộ cho hội sở chính với giá chuyển vốn (FTP mua vốn) và khi có nhu cầu cho vay và đầu tư thì lại thực hiện mua lại của hội sở chính với giá mua vốn (FTP bán vốn).
Bảng 2.16. Thu nhập từ hoạt động huy động vốn năm 2009-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Hội sở chính trả lãi (FTP mua vốn) 919,899 588,856 742,445
2.Trả lãi cho KH (lãi suất HĐV BQ) 813,143 503,120 726,555 3. Thu nhập từ huy động vốn 106,756 85,736 15,890 4. Chêch lệch giữa FTP mua vốn và lãi
suất HĐVBQ 1.8% 0.9% 0.5%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009,2010,2011 của BIDV Quang Trung)
Năm 2009 thu nhập đem lại từ việc huy động trên gần 8 nghìn tỷ là 106 tỷ, năm 2010 là gần 85 tỷ và thấp nhất là năm 2011 chỉ đạt 15.8 tỷ. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí huy động từ việc trả lãi cho khách hàng tính trung bình trên 1 đồng vốn huy động năm 2011 là cao hơn nhiều so với năm 2009, 2010. Trong những tháng cuối năm 2011, khi mà nguồn vốn huy động có dấu hiệu giảm sút, các ngân hàng thương mại đua nhau đẩy lãi suất lên cao đã khiến Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn. Để giữ vững tăng trưởng vốn huy động, bên cạnh việc tăng cường tiếp thị, Chi nhánh tập trung đôn đốc các KH tín dụng chuyển doanh thu về chi nhánh, chấp nhận hòa vốn (huy động với lãi suất FTP mua vốn của HSC) thậm chí lỗ một số hoạt động để thu hút các khoản tiền gửi của KH...Chính vì vậy trong chính sách tăng cường huy động vốn Chi nhánh cũng cần phải cân đối sao cho huy động vốn với chi phí thấp nhất căn cứ vào lãi suất bán vốn cho Hội sở chính.
Do sự suy giảm về quy mô vốn huy động, thêm vào việc sự gia tăng của tổng chi phí hoạt động làm cho chi phí huy động vốn ngoài lãi qua các năm tăng lên đáng kể. Điều này thấy được hạn chế trong công tác huy động vốn tại Chi nhánh.
Việc tìm kiếm nguồn vốn rẻ là một trong những yếu tố quan trọng để giảm chi phí huy động vốn của ngân hàng. Nếu xét theo cơ cấu vốn huy động thì nguồn tiền gửi không kỳ hạn sẽ có chi phí trả lãi thấp nhất do lãi suất huy động của loại vốn này
nhỏ. Tuy nhiên nguồn này không có tính ổn định cao. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn tuy chi phí trả lãi lớn nhưng có tính ổn định tương đối. Chi nhánh có thể xây dựng được kế hoạch sử dụng vốn hợp lý từ đó hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.