PEPTIT - PROTEIN

2 686 1
PEPTIT - PROTEIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

C. PEPTIT - PROTEIN Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị aminoaxit cấu thành được gọi là polipeptit B. Khi thủy phân hoàn toàn peptit thu được các α-amino axit. C. Phân tử có 2 nhóm -CO-NH- được gọi là đi peptit. D. Peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn. Câu 2. Tripeptit là hợp chất: A. Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau B. Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit C. Có liên kết peptit mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit D. Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau Câu 3. Chất nào sau đây cho phản ứng màu biure: A. Đipeptit B. Glucozơ C. Lòng trắng trứng D. Glixerol Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Khi cho Cu(OH) 2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh. B. Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho các α-amino axit. C. Protin phức tạp được tạo thành từ protein đơn giản và phần phi protein. D. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi dun nóng Câu 5: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit. B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH) 2 . D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit B. Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH) 2 cho hợp chất màu tím. C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. D. Nhiều protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng. Câu 7: Cho các phát biểu sau: (1) Peptit là hợp chất được hình thành từ 2 đến 50 gốc α amino axit. (2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biurê. (3) Tất cả các peptit đều tham gia phản ứng thuỷ phân. (4) Từ alanin và glyxin có thể tạo ra tối đa 3 đipeptit. Phát biểu đúng là A. (1) và (4) B. (1) và (2) C. (1) và (3) D. (2) và (3) Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Sự đông tụ và kết tủa của protein là do nhiệt độ, axit, bazơ hay một số muối. B. Protein là cơ sở tạo nên sự sống, có protein mới có sự sống. C. Cơ thể động vật không tự tạo nên protein mà phải chuyển hóa protein từ protein có trong thức ăn. D. Tripeptit là hợp chất mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. Câu 9. Hiện tượng xảy ra khi cho đồng (II) hiđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng: A. xuất hiện màu vàng B. xuất hiện màu tím đặc trưng C. xuất hiện màu đỏ D. xuất hiện màu nâu Câu 10. Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa: A. hai vòng α-glucozơ B. hai vòng β-glucozơ C. hai đơn vị α-amino axit D. glucozơ với fructozơ Câu 11. Dung dịch lòng trắng trứng gọi là dung dịch: A. Anbumin B. Insulin C. Cazein D. Hemoglobin Câu 12. Có bao nhiêu đipeptit được hình thành từ alanin và glyxin? A. 8 B. 2 C. 6 D. 4 Câu 13. Từ glyxin và alanin tạo được tối đa bao nhiêu đipeptit chứa đồng thời cả 2 loại amino axit trong phân tử? A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 14: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin? A. 3 B. 9 C. 4 D. 6 Câu 15: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 16: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly và Gly-Ala là : A. dd HCl. B. Cu(OH) 2 /OH - C. dd NaCl. D. dd NaOH. Câu 17: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit? Ôn thi TN 2014 1 Buxu-Mabu A. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH 2 -CH 2 -COOH. B. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH. C. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -COOH. D. H 2 N-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH Câu 18. Hợp chất nào sau đây thuộc loại tripeptit: A. H 2 N-CH 2 CH 2 CONH-CH 2 -COOH B. H 2 N-CH 2 CH 2 CONH-CH 2 CH 2 COOH C. H 2 N-CH 2 CONH-CH(CH 3 )-COOH D. H 2 N-CH 2 CONH-CH 2 CONH-CH 2 COOH Câu 19. Cho đipeptit có công thức: H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH Các lần lượt α -amino axit tạo nên peptit là: A. 2 Gốc Glyxin B. Alanin và glyxin C. Glyxin và Alanin D. 2 gốc Alanin Câu 20. Tên gọi nào sau đây là của peptit H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -COOH? A. Gly-ala-gly B. Ala-gly-ala C. Gly-gly-ala D. Ala-gly-gly Câu 19: Peptit có công thức cấu tạo như sau: H 2 N-CH-CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH-COOH   CH 3 CH(CH 3 ) 2 . Tên gọi đúng của peptit trên là: A. Ala-Ala-Val. B. Ala-Gly-Val. C. Gly – Ala – Gly. D. Gly-Val-Ala. Câu 21: Đun nóng chất H 2 N-CH(CH 3 )-CONH-CH 2 -CONH-CH 2 -COOH trong dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là A. H 2 N-CH 2 -CH 2 -COONa, H 2 N-CH 2 -COONa. B. H 2 N-CH(CH 3 )-COOH, H 2 N-CH 2 -COOH. C. CH 3 -CH(NH 2 )-COONa, H 2 N-CH 2 -COONa. D. H 2 N-CH(CH 3 )COONa, H 2 N-CH 2 -CH 2 -COONa. Câu 22: Thuỷ phân hợp chất: H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-CO-NH-CH(CH(CH 3 ) 2 )-CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH 2 -COOH sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit? A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 23: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tri peptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (Pro) ? A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 24: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit còn thu được các đipetit: Gly- Ala ; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ? A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Ala-Val-Phe-Gly. C. Gly-Ala-Val-Phe. D. Gly-Ala-Phe-Val. Câu 25: Đun nóng alanin thu được một số peptit trong đó có peptit A có phần trăm khối lượng nitơ là 18,54%. Khối lượng phân tử của A là : A. 231. B. 160. C. 373. D. 302. Câu 26: Khi thuỷ phân hoàn toàn 24,24 gam một peptit X thu được 30 gam glyxin (amino axit duy nhất). X là A. đipeptit B. tripeptit C. tetrapeptit D. pentapeptit Câu 27: Khi thủy phân hoàn toàn 55,95 gam một peptit X thu được 66,75 gam alanin (amino axit duy nhất). X là: A. tripeptit. B. tetrapeptit. C. pentapeptit. D. đipeptit. Câu 28: Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 đvC thì số mắt xích alanin có trong X là : A. 453. B. 382. C. 328. D. 479. Câu 29: Một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe). Phân tử khối gần đúng của hemoglobin trên là : A. 12000. B. 14000. C. 15000. D. 18000. Câu 30: Xác định Phân tử khối gần đúng của một Polipeptit chứa 0,32% S trong phân tử. Giả sử trong phân tử chỉ có 2 nguyên tử S? A. 20.000 (đvC) B. 10.000 (đvC). C. 15.000 (đvC). D. 45.000 (đvC). Ôn thi TN 2014 2 Buxu-Mabu . H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH 2 -CH 2 -COOH. B. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH. C. H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -COOH. D. H 2 N-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-COOH Câu 18. Hợp chất nào sau đây thuộc loại tripeptit: A H 2 N-CH 2 -CO-NH-CH(CH 3 )-CO-NH-CH 2 -COOH? A. Gly-ala-gly B. Ala-gly-ala C. Gly-gly-ala D. Ala-gly-gly Câu 19: Peptit có công thức cấu tạo như sau: H 2 N-CH-CO-NH-CH 2 -CO-NH-CH-COOH   CH 3 . là A. H 2 N-CH 2 -CH 2 -COONa, H 2 N-CH 2 -COONa. B. H 2 N-CH(CH 3 )-COOH, H 2 N-CH 2 -COOH. C. CH 3 -CH(NH 2 )-COONa, H 2 N-CH 2 -COONa. D. H 2 N-CH(CH 3 )COONa, H 2 N-CH 2 -CH 2 -COONa. Câu

Ngày đăng: 11/02/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan