Về cơ bản, nhóm nghiên cứu có thể hình thành từ các đề tài, dự án, chƣơng trình nghiên cứu, hay đƣợc thành lập dƣới dạng thể chế trên cơ sở các hoạt động khoa học của tổ chức. Các thành viên trong nhóm thƣờng có một lƣợng kiến thức lớn về một lĩnh vực nào đó. Họ bắt đầu quá trình phối hợp từ việc học tập và tìm hiểu về một vấn đề. Mỗi cá nhân bắt đầu việc nghiên cứu học hỏi của mình bằng cách tìm kiếm tài liệu và đƣa ra các câu hỏi, những vấn đề thắc mắc. Trong quá trình nghiên cứu những vấn đề đƣợc quan tâm đó, nhiều sáng kiến và ý tƣởng ra đời và kết quả của việc nghiên cứu có thể là những cải tiến hoặc thậm chí là cả những phát minh.
Dựa vào sự phân loại các nhóm nghiên cứu nhƣ đã đƣợc đề cập trong chƣơng I, chúng tôi cho rằng nhóm nghiên cứu trong các trƣờng đại học chủ yếu đƣợc thể hiện dƣới hai hình thức:
1. Nhóm chính thức - là nhóm hình thành do quy chế chính thức của hệ
thống tạo thành. Các nhóm này có thể là các Trung tâm nghiên cứu, Bộ môn chuyên môn, thậm chí là các Viện nghiên cứu, Phòng thí nghiệm … Đại học Victoria và Đại học Manitoba tổ chức hoạt động chủ yếu theo hình thức này
(xem Phụ lục I). Tại các đại học này, công việc nghiên cứu tập trung chủ yếu
vào các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu và nhóm nghiên cứu đƣợc thành lập chính thức trên cơ sở những quy định của Trƣờng. Điểm mạnh của các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu và nhóm nghiên cứu là tập trung
các nguồn lực để đạt đƣợc các kết quả nghiên cứu khoa học có chất lƣợng cao và ảnh hƣởng sâu rộng, tập trung đƣợc các cá nhân xuất sắc cũng nhƣ thu hút các nguồn lực trong Trƣờng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học đƣợc đánh giá cao. Trách nhiệm chủ yếu của các Trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu và nhóm nghiên cứu là tham vấn, hỗ trợ và cung cấp các điều kiện thuận lợi cho những nhà nghiên cứu trẻ, học viên sau đại học xây dựng các kết quả nghiên cứu của họ. Việc đƣa cán bộ trẻ, học viên sau đại học, sinh viên tham gia và các chƣơng trình nghiên cứu của trung tâm là nhằm tạo sự liên thông, gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học.
Việc xây dựng các nhóm nghiên cứu dƣới dạng thể chế nhằm định hƣớng hoạt động nghiên cứu có tình bền vững, dài hạn trong nhà trƣờng, thu hút đƣợc đầu tƣ từ các tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài.
2. Nhóm không chính thức - là nhóm hình thành theo các nhóm “vệ
tinh” nhỏ hơn và theo các “thủ lĩnh” đƣợc nhóm này suy tôn. Các thủ lĩnh này do khả năng “quyền lực”, do sự tín nhiệm và do uy tín cá nhân mà đƣợc mọi ngƣời yêu mến hoặc ủng hộ, tạo thành các cơ cấu nhóm không chính thức. Nhóm nghiên cứu không chính thức này chủ yếu đƣợc hình thành từ các đề tài, chƣơng trình, dự án nghiên cứu.
Điểm mạnh của nhóm nghiên cứu này là các trƣờng đại học có thể tức thời huy động một số nguồn lực tài chính để thu hút các nhà khoa học tập trung giải quyết những vấn đề nghiên cứu cấp bách, trọng điểm nào đó. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nhóm nghiên cứu loại này là mục tiêu của nhóm bị bó hẹp trong phạm vi của đề tài, chƣơng trình, dự án nghiên cứu. Đồng thời nhóm nghiên cứu này cũng sẽ giải thể sau khi hoàn thành đề tài, chƣơng trình, dự án đó mà không có định hƣớng nghiên cứu dài hạn, không bị ràng buộc với nhau bởi các điều kiện có tính thể chế.