Những yếu tố quan trọng để xây dựng nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học (Trang 35 - 41)

Với mục đích xác định những yếu tố thúc đẩy các nhà khoa học xích lại gần nhau thông qua mô hình nghiên cứu theo nhóm, chúng tôi cũng tiến hành phân tích một số động cơ thúc đẩy hoạt động theo nhóm: cần chia sẻ tri thức khoa học; cần trao truyền lại cho thế hệ trẻ những kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giải quyết công việc; do yêu cầu làm việc theo nhóm; và những vấn đề nghiên cứu ngày càng phức tạp đòi hỏi phải giải quyết bởi các nhóm nghiên cứu.

Đối với nhóm nghiên cứu việc tạo dựng những hƣớng đi mới, hình thành quá trình đào tạo lẫn nhau giữa các nhà khoa học là vấn đề hết sức quan trọng. Điều này không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ lại những kiến thức khoa học ở từng lĩnh vực cụ thể, chuyên biệt. Trong thực tế, những nhà khoa học đi trƣớc còn thực hiện nhiệm vụ nhƣ là đào tạo, huấn luyện, trao truyền lại kỹ

năng nghiên cứu cho thế hệ trẻ. Những kiến thức, phƣơng pháp học đƣợc từ mô hình, cách thức này hoàn toàn khác với những cách thức học trên giảng đƣờng hoặc qua các khoá tập huấn. Nghĩa là hoạt động nghiên cứu theo nhóm còn mang ý nghĩa trao truyền, ý nghĩa tác nghiệp của quá trình hoạt động.

Trong xu thế khoa học có sự phân ngành, liên ngành cao, việc tiến hành nghiên cứu các vấn đề cơ bản, những vấn đề cụ thể của từng chuyên ngành khoa học đòi hỏi các nhà khoa học luôn đi tìm cái mới, các vấn đề chƣa đƣợc giải quyết. Để giải quyết đƣợc những vấn đề nhƣ vậy, các nhà khoa học cần có cách nhìn và cách tiếp cận của nhiều ngành nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng cần có sự bổ trợ tri thức cần thiết từ các nhà khoa học khác trong chính chuyên ngành nghiên cứu. Chính trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã cảm nhận đƣợc sự đơn độc về hành động, về tƣ duy, cũng nhƣ có nhu cầu chia sẻ, tuyên bố những tƣ tƣởng của bản thân về vấn đề nghiên cứu. Đó chính là động cơ để các nhà khoa học gắn kết lại với nhau hình thành lên các nhóm nghiên cứu.

Xuất phát từ tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu và nhu cầu chia sẻ tri thức, các nhà khoa học, đặc biệt là những nhà khoa học trẻ đã hƣớng đến làm việc cùng nhau, cùng giải quyết những nội dung cơ bản của tiến trình nghiên cứu. Chỉ có sự cộng tác giữa các nhà khoa học thông qua hoạt động nghiên cứu theo nhóm, các mối quan hệ xã hội trong hoạt động khoa học mới đƣợc củng cố, tạo đƣợc nhiều hành động tƣơng tác, trao đổi những nội dung, công việc, chia sẻ phƣơng tiện, nguồn tƣ liệu, nguồn lực cho quá trình nghiên cứu giữa những ngƣời có kinh nghiệm và những ngƣời chƣa có kinh nghiệm.

Sự cộng tác giữa các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu giải quyết những vấn đề có tính phức tạp, trao đổi tri thức là khía cạnh quan trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động gắn kết giữa các nhà khoa học. Chính cấu trúc về mặt tổ chức của trƣờng đại học cũng là một trong những yếu tố quan

trọng có tác động đến cách thức tạo dựng, duy trì, phát triển các mô hình nhóm nghiên cứu.

Để xác định cở sở cho sự ra đời của các nhóm nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 123 nhà khoa học của Trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN về một số yếu tố tiên quyết giúp cho việc hình thành và phát triển nhóm nghiên cứu và trên cơ sở tham khảo các nguyên tắc xây dựng nhóm nghiên cứu tại một số trƣờng đại học trong nƣớc và nƣớc ngoài, chúng tôi thu đƣợc những kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.1. Những yếu tố quan trọng để xây dựng nhóm nghiên cứu

Các yếu tố xây dựng nhóm nghiên cứu

Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Sự tự nguyện của các thành viên 58,8% 36,8% 4,4% Nguồn kinh phí hoạt động dồi dào 50,0% 43,1% 6,9% Có kế hoạch nghiên cứu mang tính chiến lƣợc

lâu dài 70,2% 28,1% 1,8%

Đƣợc dẫn dắt bởi các nhà khoa học đầu đàn,

uy tín 59,1% 28,2% 10,9% 1,8%

Đƣợc dẫn dắt bởi các nhà khoa học có chuyên

môn tốt và có kinh nghiệm làm việc nhóm 67,9% 31,2% 0,9%

Đƣợc trang bị cơ sở vật chất riêng 21,4% 48,2% 17,9% 12,5% Có cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ 40,9% 40,95 16,4% 1,8%

Từ số liệu thu đƣợc, chúng tôi nhận thấy 4 yếu tố “có kế hoạch nghiên cứu mang tính chiến lƣợc lâu dài”, “ đƣợc dẫn dắt bởi các nhà khoa học có chuyên môn tốt và có kinh nghiệm làm việc nhóm”, “đƣợc dẫn dắt bởi các nhà khoa học đầu đàn, uy tín”, “sự tự nguyện của các thành viên” là quan trọng nhất để xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu, đặc biệt là các nhóm nghiên cứu mạnh. Số liệu từ bảng 2.1 cho thấy, yếu tố “có kế hoạch nghiên

cứu mang tính chiến lƣợc lâu dài” có tỷ lệ ủng hộ rất cao với 70,2% nhận xét “rất quan trọng” và 28,1% nhận xét “quan trọng” trong tổng số các ý kiến nhận xét về điều kiện quan trọng nhất. Với yếu tố “đƣợc dẫn dắt bởi các nhà khoa học có chuyên môn tốt và có kinh nghiệm làm việc nhóm” có 67,9% ý kiến nhận xét “rất quan trọng” và 31,3% nhận xét “quan trọng” với yếu tố “đƣợc dẫn dắt bởi các nhà khoa học đầu đàn, uy tín” có 59,1% ý kiến nhận xét “rất quan trọng” và 28,2% nhận xét “quan trọng”, còn với yếu tố “sự tự nguyện của các thành viên” có 58,8% nhận xét “rất quan trọng” và 36,8% nhận xét “quan trọng”. Nếu so sánh giữa yếu tố “đƣợc dẫn dắt bởi các nhà khoa học có chuyên môn tốt và có kinh nghiệm làm việc nhóm” với yếu tố “đƣợc dẫn dắt bởi các nhà khoa học đầu đàn, uy tín” thì chi tiết có “kinh nghiệm làm việc nhóm” đƣợc đánh giá cao hơn trong việc xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, “nguồn kinh phí hoạt động dồi dào” với tỷ lệ 50,0% nhận xét “rất quan trọng”, 43,1% nhận xét “quan trọng” và “có cơ chế chính sách phù hợp, động bộ” với tỷ lệ 40,9% nhận xét “rất quan trọng”, 40,95% nhận xét “quan trọng” cũng là hai yếu tố đƣợc các nhà khoa học cho là quan trọng không kém so với 4 yếu tố quan trọng nhất. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố “đƣợc trang bị cơ sở vật chất riêng” với tỷ lệ 21,4% nhận xét “rất quan trọng” và 48,2% nhận xét “quan trọng” cũng đƣợc cho là cần thiết nhƣng không phải là yếu tố mang tính quyết định đối với việc hình thành và phát triển nhóm nghiên cứu.

Qua tìm hiểu mô hình nghiên cứu của một số trƣờng đại học trong nƣớc và nƣớc ngoài chúng tôi cũng nhận thấy yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của các nhóm nghiên cứu là vai trò tập hợp lực lƣợng, huy động các nguồn kinh phí dồi dào từ các tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài của các nhà nghiên cứu khoa học đầu ngành, đầu đàn (leading scientist), với những chƣơng trình

nghiên cứu có tính định hƣớng rõ ràng cộng với sự say mê trong khoa học của các nhà nghiên cứu.

Ngoài ra, quan điểm cá nhân của một số nhà khoa học cũng cho thấy điều này: “nhóm nghiên cứu là sự tập hợp tự nguyện của các cá nhân và tự nhiên về mặt khoa học nên vai trò của người đứng đầu là đặc biệt quan trọng. Người đứng đầu có vị trí tiên quyết trong việc xác định hướng nghiên cứu và

hình thành nhóm nghiên cứu”[10].

Từ đó có thể thấy ngƣời “thủ lĩnh” hay nhà khoa học đầu đàn đóng vai trò quyết định trong việc hình thành, duy trì và phát triển nhóm nghiên cứu. Để xác định những yếu tố nào là quan trọng giúp ngƣời thủ lĩnh thành công trong việc hình thành, duy trì và phát triển nhóm nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các nhà khoa học tại Trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.2 Những yếu tố quan trọng đối với người thủ lĩnh

TT Những yếu tố quan trọng đối với ngƣời thủ lĩnh Tỷ lệ ủng hộ

1. Chức danh/học vị cao 27,6%

2. Có các công trình khoa học đƣợc đăng trên các tạp chí chuyên

ngành hoặc nhận đƣợc các giải thƣởng lớn (trong nƣớc và quốc tế) 56,1% 3. Có khả năng và uy tín để đăng ký chủ trì các đề tài khoa học lớn 84,6% 4. Có quan hệ hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài 69,9%

5. Đƣợc đồng nghiệp kính trọng 65,9% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Có năng lực tổ chức công tác nghiên cứu khoa học 92,7% 7. có khả năng vạch ra các hƣớng nghiên cứu mới 78,9% 8. Huy động đƣợc các nhà nghiên cứu tham gia 72,4%

9. Hoà nhập, dễ gần, cởi mở 45,5%

Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố về năng lực nghiên cứu, năng lực tổ chức của ngƣời thủ lĩnh bao gồm “có năng lực tổ chức công tác nghiên cứu khoa học” (92,7%) , “có khả năng và uy tín để đăng ký chủ trì các đề tài khoa học lớn” (84,6%), “có khả năng vạch ra các hƣớng nghiên cứu mới” (78,9%), “huy động đƣợc các nhà nghiên cứu tham gia” (72,4%), “có quan hệ hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài” (69,9%), “có các công trình khoa học đƣợc đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc nhận đƣợc các giải thƣởng lớn (trong nƣớc và quốc tế)” (56,1%) đƣợc các nhà khoa học đánh giá rất cao. Nhƣ vậy năng lực là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của nhà khoa học nói riêng và nhóm nghiên cứu nói chung. Ngoài ra những yếu tố về phẩm chất nhƣ “tạo đƣợc sự bình đẳng trong nhóm” (69,9%), “đƣợc đồng nghiệp kính trọng” (65,9%), “hoà nhập, dễ gần, cởi mở” (45,5%) cũng đƣợc cho là khá quan trọng đối với ngƣời thủ lĩnh của nhóm, còn yếu tố “chức danh/học vị cao” đƣợc cho là cần thiết đối với một ngƣời thủ lĩnh, nhƣng không phải là yếu tố quyết định (tỷ lệ ủng hộ chỉ là 27,6%).

Mặt khác, cũng phải nhận thấy vai trò định hƣớng và quản lý của nhà trƣờng, đặc biệt là của lãnh đạo nhà trƣờng cũng đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công của các nhóm nghiên cứu. Kết quả khảo sát dƣới đây cũng thu đƣợc từ các nhà khoa học của Trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

Bảng 2.3. Vai trò của nhà quản lý đối với việc xây dựng nhóm nghiên cứu

TT Vai trò của nhà quản lý đối với việc xây dựng

nhóm nghiên cứu Tỷ lệ ủng hộ

1. Tạo môi trƣờng và phƣơng tiện làm việc 80,5% 2. Đƣa ra chính sách đãi ngộ đối với nhóm nghiên cứu 62,6% 3. Đƣa ra những định hƣớng nghiên cứu có tính trọng tâm 62,6%

4. Giao đề tài cho các nhóm nghiên cứu 43,9%

Số liệu trên cho thấy vài trò của nhà quản lý trong việc “tạo môi trƣờng và phƣơng tiện làm việc” rất đƣợc coi trọng, với tỷ lệ ủng hộ 80,5%. Bên

cạnh đó vai trò “đƣa ra chính sách đãi ngộ đối với nhóm nghiên cứu” (62,6%), “đƣa ra những định hƣớng nghiên cứu có tính trọng tâm” (62,6%) cũng đƣợc cho là rất quan trọng. Mặc dù yếu tố “giao đề tài cho các nhóm nghiên cứu” có tỷ lệ không cao (43,9%), nhƣng có thể thấy đây là yếu tố cần thiết giúp cho những nhóm nghiên cứu có thể củng cố đƣợc vị trí của mình, đặc biệt là những nhóm nghiên cứu mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học (Trang 35 - 41)