Thẩm định dự án đầu tư nó i chung và thẩm định tài chính nói riêng là một phần không thể thiếu trong quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng và đây cũng là công đoạn khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm cũng như sự nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Cấp tín dụng cho Doanh nghiệp thường có quy mô vốn lớn và thời gian kéo dài, do đó việc thẩm định trước khi cho vay đòi hỏi một quy trình chặt chẽ. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – PGD Thanh Đa rất coi trọng khâu thẩm định này và luôn tuân thủ theo các bước trong quy trình thẩm định của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
2.3.1 Quy trình thẩm định.
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Đánh giá sơ bộ, xác minh thực tế khách hàng
Phân tích, nhận xét
Đề xuất
2.3.2 Diễn giải quy trình
Bƣớc 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Hồ sơ liên quan:
- Công văn đề nghị cấp tín dụng của khách hàng
- Danh mục hồ sơ tín dụng của khách hàng
- Sổ giao nhận hồ sơ khách hàng
- Bảng theo dõi hồ sơ tín dụng của khách hàng
Mô tả:
- Nhân viên tín dụng ghi rõ tên vào hồ sơ, ngày giờ nhận Hồ sơ khách hàng (HSKH) và ký tên vào sổ giao nhận.
- Nhập thông tin khách hàng vào bảng theo dõi HSKH.
Bƣớc 2: Đánh giá sơ bộ và xác minh thực tế khách hàng
Hồ sơ liên quan: Bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng.
Mô tả:
- Dựa vào bộ hồ sơ do khách hàng cung cấp, Nhân viên thẩm định đánh giá sơ bộ về tính pháp lý, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn thu nhập, nhu cầu của KH, TSBĐ, quá trình giao d ịch với khách hàng tại Techcombank và các TCTD khác (nếu có) để chuẩn bị các nội dung cần làm việc với KH cho phù hợp.
- Thu thập thông tin tín dụng của KH từ Ngân hàng Trung Ương.
- Nhân viên thẩm định chủ động xác lập cuộc hẹn vớ i KH và đề nghị KH chuẩn bị các chứng từ bổ sung (nếu có).
- Xác minh thực tế:
Tính pháp lý : Kiểm tra tư cách pháp nhân, năng lực pháp luật. Đối vớ i Doanh nghiệp tư nhân phải thẩm định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của của chủ Doanh nghiệp.
Tình hình hoạt động:
Quy mô hoạt động, tình hình văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, tình trạng máy móc thiết bị, kinh nghiệm quản lý.
Tình hình nguồn cung cấp đầu vào, thị trường đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của KH.
Tình hình tài chính của khách hàng:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của KH. Cần chú ý xác đ ịnh các khoản mục/yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như : Doanh thu, nguồn vốn, chi phí, lợi nhuận, vòng quay của vốn, tính thanh khoản… Đánh giá nguyên nhân và biện pháp cần làm để khắc phục trong kỳ kế hoạch.
Chú trọng xác minh, làm rõ các khoản mục tài sản/nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao, biến động bất thường và có khả năng ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Đánh giá nguyên nhân và biện pháp cần làm để khắc phục trong kỳ kế hoạch.
Đánh giá nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng
Mục đích vay vốn
Đánh giá tính hiệu quả, khả thi của phương án kinh doanh, nhu cầu sử dụng vốn
Khả năng tài chính của khách hàng tham gia vào phương án kinh doanh
Khả năng tài trợ vốn của Ngân hàng
Tài sản bảo đảm
Kiểm tra, đối chiếu bản chính giấy tờ tài sản bảo đảm, chủ sở hữu, tình trạng, hiện trạng (giá tr ị tài sản bảo đảm do trung tâm đ ịnh giá quyết định). Tiếp xúc với bên bảo lãnh (nếu có) và xác định năng lực tài chính của bên bảo lãnh.
Bƣớc 3: Phân tích, nhận xét
Kiểm tra, rà soát và thu thập đầy đủ chứng từ pháp lý, tình hình hoạt động, tài chính, phương án kinh doanh, nguồn thu nhập, tài sản bảo đảm của khách hàng.
phẩm kinh doanh của khách hàng.
Đánh giá tình hình quan hệ, dư nợ, TSBĐ của khách hàng tài Techcombank và các TCTD khác.
Chấm điểm tín dụng tự động.
Ghi nhận xét đánh giá vào tờ trình cấp tín dụng.
Đánh giá rủi ro khi cấp tín dụng, biện pháp hạn chế rủi ro và các nhận xét khác.
Bƣớc 4: Đề xuất
Sau khi xem xét đầy đủ các khía cạnh của bộ hồ sơ, tình hình thực tế của khách hàng và thị trường trong tương lai Nhân viên tín dụng đề xuất ý kiến cho lãnh đạo cấp trên phê duyệt. Đề xuất phải nêu rõ ý kiến của Nhân viên thẩm định. Có cấp tín dụng hay không? Cấp bao nhiêu? Thời hạn và lãi suất như thế nào? Kỳ hạn trả nợ ra sao?….