Đánh giá chung về công việc thẩm định khách hàng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu Mô tả công việc của nhân viên thẩm định doanh nghiệp tại Vietinbank (Trang 35 - 45)

Techcombank - PDG Thanh Đa.

Sau khi tìm hiểu về quy trình thẩm định khách hàng Doanh nghiệp em xin đưa ra một số ưu và nhược điểm sau:

2.4.1 Ƣu điểm

 Techcombank đã thiết lập ra quy trình thẩm định tín dụng và luôn cố gắng để xây dựng quy trình này ngày càng hợp lý hơn. Thông qua quy trình góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

 Qua quy trình cho thấy có việc phân công trách nhiệm tớ i từng thành viên. Mỗi công việc do một thành viên đảm nhận nên tạo tính chuyên môn hóa trong công tác thẩm định.

 Do yêu cầu của công việc đòi hỏi các phòng ban phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong công việc nên giảm được thời gian cấp tín dụng cho khách hàng.

 Quy trình được công khai, Ngân hàng thường tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ. Từ đó giúp cho các cán bộ thẩm định nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình để thực hiện thống nhất, tạo sự nhịp nhàng trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ của khách hàng.

 Ở mỗi bước trong quá trình xử lý sẽ có một khoản thời gian cụ thể theo quy định của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương và mọi thành viên phải hoàn thành phần

chóng, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

2.4.2 Nhƣợc điểm: Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động thẩm định của Techcombank Thanh Đa vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục.

 Cùng một hồ sơ nhưng nhiều nhân viên ch ịu trách nhiệm đồng nghĩa với việc khách hàng phải gặp nhiều nhân viên bộ phận pháp lý, chứng từ. Đôi khi gây sự phiền hà cho khách hàng.

 Trong quy trình tín dụng, kết quả của giai đoạn trước là tiền đề thực hiện cho các giai đoạn sau. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên để nắm bắt thông tin khách hàng một cách chính xác, nếu không sẽ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng cũng như làm mất đi những khách hàng thân thiết, tiềm năng.

 Theo quy định của Ngân hàng thì ở cấp độ PGD chỉ được phép cấp tín dụng đối vớ i những khoản vay ở một giới hạn nhất định. Do đó khi vượt quá giớ i hạn này thì buộc PGD phải trình lên HĐTD làm mất nhiều thời gian cho khách hàng.



Tóm tắt chƣơng 2

Quy trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam nêu rõ ràng đầy đủ các bước và trình tự thực hiện của nhân viên thẩm định. Quy trình chặt chẽ sẽ giúp cho các cán bộ thẩm định thực hiện nhất quán các quy đ ịnh của Ngân hàng, thực hiện tốt công việc được giao và thờ i gian xem xét các khoản tín dụng được giảm bớt. Như vậy cán bộ thẩm định phải nắm rõ quy trình cùng vớ i năng lực của bản thân thực hiện tốt công việc thẩm định, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.

NHÂN VIÊN THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM - PGD THANH ĐA.

3.1 Một số giải pháp nâng cao nghiệp vụ thẩm định

Sau một thời gian thực tập tại Techcombank - PGD Thanh Đa, bằng những kiến thức học hỏi được từ cán bộ thẩm định và nghiên cứu tài liệu liên quan, em xin đề nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định như sau:

3.1.1 Bố trí cán bộ thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc

 Trong thẩm định tín dụng con người luôn là trung tâm, quyết định chất lượng của công tác thẩm định. Thẩm định tín dụng là một nghiệp vụ phức tạp, đa dạng, có liên quan tới nhiều vấn đề Kinh tế - Xã hội. Do đó đòi hỏi cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh vững vàng.

 Về năng lực chuyên môn: Phải có trình độ đại học trở lên, phải có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động tài chính và pháp luật, phải thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên quan tới lĩnh vực thẩm định. Phân tích, đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan một cách thuần thục khoa học, sáng tạo

 Về kinh nghiệm: Phải là người trực tiếp giám sát, thẩm định nhiều dự án. Biết đúc kết kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác phục vụ cho chuyên môn của mình.

 Về đạo đức: Cán bộ thẩm định phải có tinh thần trách nhiệm, luôn trung thực, có tính kỷ luật cao và tâm huyết với nghề.

3.1.2 Tổ chức và điều hành công tác thẩm định khoa học

Việc tổ chức thẩm định và điều hành công tác thẩm định khoa học sẽ tránh được sự trùng lặp, phát huy mặt tích cực của từng cá nhân, giảm thiểu chi phí hoạt động và đặc biệt tiết kiệm thờ i gian. Vì vậy em xin nêu ra một vài kiến nghị để xây dựng một cơ chế tổ chức, điều hành tốt

 Hoạt động của nhân viên thẩm định phải tuân theo quy tắc, quy trình trong mọi nghiệp vụ tín dụng phát sinh.

 Phân công nhân viên thẩm định theo lĩnh vực kinh doanh. Một nhân viên thẩm định không thể am hiểu tất cả các dự án thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Do vậy khi phân công một nhân viên phụ trách một hoặc một số lĩnh vực nhất định sẽ tạo điều kiện cho nhân viên thẩm định đi sâu vào tìm hiểu từng vấn đề liên quan tới lĩnh vực mình phụ trách. Qua đó giúp nhân viên thẩm định dễ dàng thu thập và xử lý thông tin, nâng cao chất lượng thẩm định.

trong việc chấp hành quy trình thẩm định của Techcombank để hạn chế và tránh các sai sót đáng tiếc.

3.1.3 Nâng cao chất lƣợng thông tin thu thập

Trong hoạt động tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp Ngân hàng quyết định có nên cấp tín dụng hay không. Các thông tin do khách hàng cung cấp đôi khi không đầy đủ hoặc thiếu chính xác, do vậy nhân viên thẩm định cần thận trọng trong quá trình thu thập thông tin. Thông tin không ch ỉ được thu thập từ phía khách hàng mà nên thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Hơn nữa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin phải dựa trên các phần mềm tin học tiên tiến. Đây chính là yếu tố nâng cao tốc độ xử lý, nâng cao tính chính xác cho các quyết định. Sau đây là một số giải pháp trong việc thu thập thông tin.

 Thông tin từ phía doanh nghiệp: Ngoài các báo cáo tài chính khách hàng cung cấp cho Ngân hàng, nhân viên thẩm định có thể thu thập thông tin từ hoạt động điều tra nơ i kinh doanh của khách hàng, phỏng vấn một số nhân viên của dự án kinh doanh. Trong trường hợp quan trọng có thể yêu cầu doanh nghiệp vay vốn thuê các Công ty kiểm toán độc lập để chứng nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin người vay cung cấp…

 Thông tin bên ngoài: Thông tin về ngành nghề kinh doanh, thị trường sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, môi trường, đối tác của người vay thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông…

3.1.4 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ

Công việc thẩm định không ch ỉ là công việc của riêng nhân viên thẩm định mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của toàn bộ các phòng ban trong hệ thống Techcombank. Việc tham gia cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến cần thiết từ các bộ phận sẽ giúp cho kết quả thẩm định chính xác hơn. Những vấn đề mà nhân viên thẩm định còn thiếu chắc chắn mà thuộc phạm vi của các phòng ban khác thì có thể xin ý kiến đánh giá, nhận xét.

3.1.5 Học hỏi kinh nghiệm thẩm định

Công tác thẩm định đòi hỏi nhân viên thẩm định phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng nhạy bén. Do vậy việc không ngừng trao đổi nâng cao nghiệp vụ là hết sức cần thiết. Đặc biệt nhân viên thẩm định còn trẻ thiếu kinh nghiệm cần phải chủ động học hỏi kinh nghiệm từ những ngườ i đi trước, có thâm niên trong ngành.

Tích cực cập nhật kiến thức thực tế thông qua sách, vở, báo, đài và các phương tiện truyền thông khác.

3.2 Một số kiến nghị

3.2.1 Đối với ngân hàng Nhà nƣớc

 Hỗ trợ công tác đào tạo cho các nhân viên trong NHTM nhằm nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn. NHNN có thể hỗ trợ công tác đào tạo cho cán bộ NHTM thông qua tổ chức các khóa học định kỳ, mời các chuyên gia về Tài chính - Ngân hàng trong và ngoài nước đến giảng dạy. Trong quá trình đào tạo, tập huấn nên chú trọng kỹ năng thực hành các ph ần mềm thẩm định hiện đại trên máy tính. Thêm vào đó công tác chọn cán bộ tham gia khóa học phải là những người có kiến thức, kinh nghiệm thẩm định, có khả năng tiếp thu và truyền đạt lại những gì mình học được cho nhân viên khác trong Ngân hàng mình.

 Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc cung cấp thông tin tín dụng cho các NHTM phục vụ cho công tác thẩm định. NHNN nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC. CIC không chỉ cung cấp các thông tin tín dụng mà còn cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động thẩm định.

 Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hợp tác thông tin của CIC vớ i cơ quan quản lý kinh tế, các cơ quan chuyên cung cấp thông tin để cập nhật nhưng thông tín mới nhất về thị trường và chính sách của Nhà nước.

3.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam

 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên thẩm định

Đội ngũ cán bộ thẩm định là nhân tố hàng đầu quyết định tớ i mức độ rủi ro của các khoản tín dụng. Chính vì vậy công tác tuyển chọn nhân viên có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi là công tác quan trọng, không thể bỏ qua. Song song với quá trình tuyển chọn nguồn nhân viên có năng lực thì công tác đào tạo cũng quan trọng không kém. Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các hội thảo, khóa học để nâng cao trình độ cho nhân viên của Ngân hàng mình. Thông qua các buổi hội thảo nhân viên có thể tự do trao đổi những kinh nghiệm trong quá trình làm việc, những kiến thức thực tế trên thị trường, giúp những nhân viên còn ít kinh nghiệm tự tin hơn khi làm việc

 Các nhân viên thẩm định phải chủ động tìm kiếm những khách hàng có chất lượng, những dự án khả thi

Khách hàng thì có rất nhiều tuy nhiên để có được những khách hàng lớn, có uy tín thì không phải dễ. Nhân viên có thể chủ động tìm kiếm được nguồn khách hàng này sẽ

giúp giảm thiểu được những rủi ro, mang lại nguồn lợ i cho Ngân hàng. Nhân viên thẩm định cần bám sát thị trường, tìm ra những khách hàng có uy tín từ các đối thủ cạnh tranh, từ đó thuyết phục đưa họ về với Ngân hàng mình

 Hoàn thiện phương pháp thẩm định và phương án chấm điểm tín dụng – xếp hạng khách hàng

Banh lãnh đạo thường xuyên cập nhật những ý kiến đóng góp từ chuyên gia, nhân viên…để có thể bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện phương pháp và quy trình thẩm định Đối với quy trình chấm điểm tín dụng T24 hay QCA cần phải được cập nhật thường xuyên, có thể mở rộng hơn nội dung cung cấp, đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp thông tin cho nhân viên thẩm định



Tóm tắt chƣơng 3

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhất mà Ngân hàng có thể áp dụng. Tùy từng địa bàn, điều kiện và năng lực của các PGD mà Ngân hàng có thể áp dụng các giải pháp khác nhau nhằm tăng chất lượng của công tác thẩm định. .

KẾT LUẬN

Techcombank là một Ngân hàng TMCP đã được thành lập khá lâu đời. Sau 18 năm thành lập Techcombank đã có nhiều thành tựu và dần khẳng định được chỗ đứng trong thị trường Việt Nam. Techcombank – PGD Thanh Đa thành lập trong điều kiện có nhiều khó khăn tuy nhiên nhờ vào sự lãnh đạo hợp lý và đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có chí tiến thủ đã đưa PGD Thanh Đa ngày một lớn mạnh. PGD nhanh chóng trở thành một địa điểm tin tưởng của khách hàng, góp phần vào sự phồn thịnh của hệ thống Ngân hàng Techcombank. Sự phát triển này được thể hiện rõ nét thông qua số lượng khách hàng tới giao dịch ngày một tăng, dư nợ tín dụng tăng và doanh thu luôn ở mức cao. Vậy Techcombank Thanh Đa đã thực hiện tốt nhiệm vụ của một PGD, đáp ứng các nhu cầu của Khách hàng trên địa bàn.

Về hoạt động tín dụng. Tín dụng là hoạt động chứa đầy rủi ro, do vậy công việc thẩm định là hết sức quan trọng trong quá trình cấp tín dụng. Được sự quan tâm của Nhà nước, sự chỉ đạo của cấp trên, đội ngũ nhân viên có trình độ cùng hệ thống các quy trình được mô tả chi tiết đã giúp cho công tác thẩm định tại Techcombank Thanh

Đa đạt hiệu quả cao, góp phần giảm thiểu rủi ro, mang lại phồn thịnh cho Ngân hàng Nhìn chung, kết quả hoạt động của PGD Thanh Đa là khả quan. Những kết quả đạt được ngày hôm nay có được là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc, tinh thần đoàn kết nội bộ và năng lực cũng như phong cách phục vụ chu đáo tận tình của nhân viên trong Ngân hàng.

Với phạm vi cho phép của bài báo cáo cũng như những hạn hẹp về thời gian và kiến thức, Em vẫn chưa đề cập sâu và cụ thể của vấn đề, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Dù thế nhưng Em vẫn hy vọng những gì trình bày trong bài báo cáo sẽ là những tư liệu và ý kiến mang tính chất tham khảo. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của các cán bộ có kinh nghiệm và quý Thầy Cô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh, 2008

2. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàn Đức, Tín dụng – ngân hàng, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh, 2005

3. Tài liệu về Quy trình thẩm định tại Techcombank

4. Trang web của Techcombank: w ww.Tech c o mbank.c o m . v n 5. Quy trình xếp tín dụng T24/QCA

Phụ lục 2:

Mô hình xếp hạng tín dụng T24 đối với khách hàng doanh nghiệp

Số thứ tự Chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu định tính

I Khả năng thanh toán Chiến lược

1 Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành Quan hệ Techcombank 2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Thương hiệu

II Khả năng trả nợ

Trình độ, kinh nghiệm, ban lãnh đạo 3 Tỷ số nợ/ tổng tài sản Uy tín trong giao dịch tín dụng 4 Tỷ số vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản 5 Nợ/ vốn chủ sở hữu

6 Tỷ số lợi nhuận gộp/ Nợ phải trả

III Khả năng sinh lời

7 Tỷ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu

8 ROE

9 ROA

IV Năng lực hoạt động

10 Tỷ số doanh thu/ Tổng tài sản 11 Số ngày phải thu

12 Vòng quay hàng tồn kho 13 Tổng tài sản

Xếp hạng tín dụng khách hàng trong T24:

STT Hạng của khách hàng Diễn giải

1 A1 Cực tốt 2 A2 Rất tốt 3 A3 Tốt 4 B1 Khá tốt 5 B2 Khá 6 B3 Trung bình khá 7 C1 Trung bình 8 C2 Hơi yếu 9 C3 Yếu 10 D1 Kém 11 D2 Cần chú ý đặc biệt 12 D3 Tình trạng đe dọa

Phụ lục 1:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của TCB Thanh Đa năm 2009 - 2011 ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Một phần của tài liệu Mô tả công việc của nhân viên thẩm định doanh nghiệp tại Vietinbank (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w