Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 112 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
112
Dung lượng
5,5 MB
Nội dung
TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 Ngày soạn: 23/8/2012 Ngày giảng: 25/8/2012 TIẾT 1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS HỌC HÁT: “QUỐC CA” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS có những hiểu biết sơ lược về nghệ thuật âm nhạc. - HS biết được nội dung của môn âm nhạc ở trường THCS. - Biết tên tác giả của bài “Quốc ca”. - HS hát thuộc bài hát “Quốc ca”. 2. Kĩ năng: - Xác định nhiêm vụ học tập môn âm nhạc với học sinh THCS - Bước đầu hình thành cho HS cách hát hoà giọng và giữ được nhịp khi hát * Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Chủ đề: Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. 3. Thái độ: Có ý thức nghiêm túc, đúng đắn khi chào cờ, hát và nghe “Quốc ca” và có ý thức tu dưỡng rèn luyện làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của GV: - Đàn, đài, đĩa nhạc bài hát “Quốc ca”, “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch” và 8 bài hát sẽ học trong chương trình lớp 6 - Trống Đội 2. Chuẩn bị của HS: SGK, thanh phách (nếu có) III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (2’): Cả lớp - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về SGK và vở ghi - Nhắc nhở HS cách chuẩn bị thanh phách và thước kẻ - Nói qua về cách học tập bộ môn * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Thực hiện chủ trương Giáo dục toàn diện. Bộ GD&ĐT đã đưa vào chương trình phổ thông môn học Âm nhạc, bước đầu để hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của HS THCS, tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hoà nhân cách HS. Vậy, môn âm nhạc có cấu trúc, nội dung, chương trình như thế nào, tiết học đầu tiên sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc đó 2. Dạy nội dung bài mới (38’): Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng GV ? HS Hát cho HS nghe bài “Con gà con” – nhạc Pháp và 1 đoạn nhạc trữ tình “Một mùa xuân nho nhỏ” – Trần Hoàn Các em vừa nghe loại âm nhạc nào? Nhạc hát 1. Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường THCS (12’): GV: ĐẶNG THỊ LINH NĂM HỌC 2012-2013 1 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 GV ? HS ? HS GV GV GV Ngoài ra còn một loại âm nhạc nữa là nhạc đàn => Khái quát nghệ thuật âm nhạc Vậy muốn nghe và hiểu được âm thanh ta phải làm gì? Học tập, tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc Âm nhạc có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của con người? Đem đến cho con người niềm vui trong cuộc sống, giúp sảng khoái sau giờ lao động mệt nhọc. - Âm nhạc có tính truyền cảm trực tiếp, xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó mật thiết với con người từ nhỏ cho đến suốt đời. Loài ngưới sử dụng âm nhạc như 1 loại phương tiện làm cho đời sống tinh thần phong phú => cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống vì âm nhạc có khả năng truyền bá rất rộng lớn - Giới thiệu về chương trình: gồm 3 nội dung: + Học hát: 8 bài chính thức, riêng lớp 9: 4 bài + Nhạc lí – TĐN: lớp 6: 10 bài, lớp 7: 9 bài, lớp 8: 8 bài và lớp 9: 4 bài (Nhạc lí là Lí thuyết âm nhạc) + Âm nhạc thường thức: 7 bài (Kiến thức âm nhạc phổ thông). Ví dụ: Tiết 7: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát “Làng tôi” của ông – GV hát cho HS nghe bài hát “Làng tôi” => Trong các buổi lễ trọng đại của đất nước kỉ niệm các mốc lịch sử, lễ tết và các buổi lễ ở trường, lớp đều có cử hành lễ chào cờ và hát “Quốc ca” – bài hát chính thức của nhà nước ta. Vậy, mỗi công dân từ nhỏ tuổi đến trưởng thành đều phải thuộc và hát đúng “Quốc ca” - Đây là bài hát quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Các em được nghe từ lớp 1, chính thức học từ lớp 3. Tuy nhiên không phải ai cũng hát đúng. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài - Âm nhạc là nghệ thuật của những âm thanh đã được chọn lọc dung để diễn tả toàn bộ thế giới tinh thần của con người - Âm nhạc đem đến cho con người khoái cảm thẩm mĩ, phát huy sự linh hoạt, tính sáng tạo sự linh hoạt và khả năng tưởng tượng phong phú 2. Tập hát “Quốc Ca” Nhạc và lời: Văn Cao ( 26’) GV: ĐẶNG THỊ LINH NĂM HỌC 2012-2013 2 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 GV HS GV HS ? HS GV hát này để hát hay hơn, chính xác hơn. - Mở băng nhạc cho HS nghe lại 1 lần - Bài hát “Quốc ca” được hát trong lễ chào cờ và theo quy định của chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ai có mặt trong lễ chào cờ đều phải hát “Quốc ca” - Bài “Quốc ca” nguyên là bài “Tiến quân ca” – nhạc sĩ Văn Cao viết vào trước khởi nghĩa tháng 8 thành công, năm 1944 ở Hà Nội để cổ vũ phong trào cách mạng của nhân dân ta. Sau cách mạng tháng 8 thành công, năm 1946 tại kì họp đầu tiên Quốc hội khoá I – nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Hà nội, bài hát được chọn làm “Quốc ca”. Đây là bài “Quốc ca” chính thức của nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á + Nhạc sĩ Văn Cao (Nguyễn Văn Cao – xã Liên Ninh – Vụ Bản – Nam Định): 15/11/1923 tại Hải Phòng – 10/07/1995 tại Hà Nội + Bài hát có tính hành khúc nghiêm trang, hùng mạnh, giàu tính chiến đấu và có sự cổ vũ mạnh mẽ - Cho HS nghe lại 1 lần nữa Cả lớp hát lời 1 của bài. - Sửa sai (nếu có) và lưu ý 1 số câu như: “Đường vinh quang xây xác quân thù” – tiếng “thù” thường hạ thấp giọng nên sai về cao độ Câu “Tiến mau ra xa trường” – tiếng “xa” bằng cao độ tiếng “ra” - Mỗi câu hát đều bắt vào phách nhẹ nên khi hát phải nhấn vào nhịp sau (hát mẫu) Hát hết lời 1: nghỉ, ngân 2 phách, quay lại vào lời 2 thể hiện tính chất hùng tráng của bài Quốc ca. Đếm “2, 3” chỗ nghỉ 3 phách cho HS vào đúng Hát thuộc và gõ phách thành thục 2 lời hát (gõ 1 nhịp 2 phách) Em có biết bài hát nào của nhạc sĩ Văn Cao? Trả lời theo hiểu biết của mình - Bổ sung, trích hát 1 số bài: “Trường ca sông lô”, “Làng tôi”, “Tiến về Hà Nội” … - Cho HS nghe bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch” và * Liên hệ, lồng ghép và giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí (HS thực hiện) GV: ĐẶNG THỊ LINH NĂM HỌC 2012-2013 3 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 HS GV Minh: - Bác Hồ của chúng ta dành trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nhân dân, vì Tổ quốc Việt Nam. - Giới thiệu bức tranh trước bài 1 SGK lớp 6: Hình ảnh Bác Hồ với dàn nhạc giao hưởng Việt Nam: ngày 03/9/1965, tại công viên Bách Thảo (Hà Nội), Bác đã cầm đũa đứng trên bục để chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cử nhạc bài “Kết đoàn”. Hiện nay, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã chọn ngày 03-9 là ngày Âm nhạc Việt Nam. => Qua đây chúng ta có thể thấy lòng nhân ái, bao dung và vị tha hết lòng vì dân vì nước của Bác Hồ kính yêu. Cả lớp hát “Quốc ca”: 1 lần gõ phách 1 lần theo trống của GV Giúp HS hát đúng và vào nhịp trống 3. Củng cố, luyện tập (3’): - GV nhắc lại cấu trúc, nội dung, chương trình môn âm nhạc lớp 6 nói riêng - Lưu ý HS cách học và chuẩn bị đồ dùng học tập 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Hát thuộc lời 1 bài “Quốc ca” - Đọc trước bài đọc thêm “Âm nhạc ở quanh ta” GV: ĐẶNG THỊ LINH NĂM HỌC 2012-2013 4 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 Ngày soạn: 30/8/2012 Ngày giảng: 01/9/2012 TIẾT 2. BÀI 1 . HỌC HÁT: BÀI “TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ” BÀI ĐỌC THÊM: “ÂM NHẠC Ở QUANH TA” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết tác giả của bài “Tiếng chuông và ngọn cờ” là nhạc sĩ Phạm Tuyên và kể tên một vài bài hát tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi. - HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. 2. Kĩ năng: Qua bài hát bước đầu cho HS nghe và phân biệt được tính chất nhẹ nhàng, mềm mại của giọng moll và tích chất khoẻ, tươi sáng của giọng dur 3. Thái độ: Giáo dục các em yêu hoà bình và tình thân ái, đoàn kết. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Tìm hiểu về tiểu sử nhạc sĩ Phạm Tuyên và 1 số bài hát của ông - Bảng phụ chép bài hát. - Đàn, đài, đĩa nhạc 2. Chuẩn bị của HS: SGK, thanh phách III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Năm 1985 ở Bungari dấy lên phong trào quốc tế “Vì ngọn cờ hoà bình” – cờ màu xanh lơ, giữa có chim bồ câu. Ban tổ chức mở cuộc thi sáng tác bài hát chính thức cho phong trào. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài “Tiếng chuông và ngọn cờ” – nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hoà bình, hữu nghị, đoàn kết trên toàn thế giới … Tiết này cô sẽ hướng dẫn các em hát bài hát này. 2. Dạy nội bung bài mới ( 36’): Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng GV Giới thiệu nhạc sĩ Phạm Tuyên: là nhạc sĩ viết rất nhiều bài hát cho thiếu nhi; sinh 12/01/1930 tại Hà Nội; nguyên là trưởng ban Âm nhạc đài TNVN và ban văn nghệ đài 1. Học hát (30’): “Tiếng chuông và ngọn cờ” - Phạm Tuyên - * Tác giả, tác phẩm (5’): (HS ghi nhận) GV: ĐẶNG THỊ LINH NĂM HỌC 2012-2013 5 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 ? HS GV GV HS GV GV THVN Em biết bài hát nào của nhạc sĩ Phạm Tuyên? Nói theo sự hiểu biết của mình - Bổ sung, trích hát 1 số bài: “Trường chúng cháu là trường mần non”, “Cô và mẹ” … và đặc biệt “Như có Bác trong ngày đại thắng” (nói qua xuất xứ bài hát này cho HS nghe) - Ngoài ra: “Chiếc đèn ông sao”, “Cánh én tuổi thơ” … => Âm nhạc của ông trong sáng giản dị, đằm thắm, dễ hát dễ thuộc. - Treo bảng chép bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” và giới thiệu: sáng tác theo thể loại hành khúc (nhịp đi), gồm 2 đoạn: + Đoạn a: từ đầu - “của ta”, “niềm tin” (lời 2): viết ở điệu moll mềm mại, tình cảm, nhẹ nhàng + Đoạn b: còn lại: viết ở điệu dur sáng hơn, nhanh hơn Hát mẫu theo nhạc đệm Nói lên cảm nhận của mình sau khi nghe bài hát Hướng dẫn HS hát (đàn giai điệu – hát mẫu – HS hát) Đoạn a: lời 1. C1: “Trái đất thân yêu tự hào” Quãng 1/2c: “yêu lòng”, “em xiết” C2: “Một quả cầu trời sao” Quãng 1/2c: “quả cầu” => Ghép C1+2 C3: “Trái đất thiết tha” C4: “Và bạn nhỏ của ta” Quãng 1/2c: “bạn nhỏ”, “xa đấy” => Ghép C3+4 Ghép cả đoạn a – lời 1 Đoạn b: C5: “Boong bính boong khắp nơi” C6: “Trong khúc ca sáng ngời” => Ghép C5+6 C7: “Boong bính boong chuông ngân” C8: “Hãy phất cao hoà bình” => Ghép C7+8 Ghép cả đoạn b – cả đoạn a + b - Hát lời 2 – đoạn a * Học hát (25’): (HS hát theo hướng dẫn và yêu cầu của GV) GV: ĐẶNG THỊ LINH NĂM HỌC 2012-2013 6 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 HS ? HS GV HS GV ? ? ? GV - Bắt nhịp cho HS hát + sửa sai – nếu có - Hướng dẫn hát câu cuối đoạn b “Hãy phất cao lên lá cờ của ta” - Ghép cả lời 2 – ghép lời 1+2 kết hợp gõ nhịp - Hát hoàn chỉnh cả bài + gõ nhịp ( hát đoạn a lời 1 – đoạn a lời 2 – đoạn b ) Em hãy so sánh tính chất âm nhạc của đoạn a và đoạn b? Về sắc thái và tiết tấu: đoạn a: mềm mại, tha thiết; đoạn b: tươi sáng, khoẻ mạnh. Đặt vấn đề: Trong thế giới âm thanh có gì để chúng ta khám phá? 1em đọc bài đọc thêm SGK / 8. Hướng dẫn tìm hiểu bài qua các câu hỏi: Em nghe thấy âm thanh từ lúc nào? Vì sao? Em nghe thấy âm thanh gì? Những âm thanh đó có phải âm nhạc không? Vì sao người ta gọi người có giọng hát hay là giọng oanh vàng? Kết luận: Âm nhạc là ngôn ngữ chung cho mọi người như 1 thứ ngôn ngữ quốc tế; âm nhạc phong phú và kì diệu 2. Bài đọc thêm ( 6’): Âm nhạc ở quanh ta. 3. Củng cố, luyện tập (7’): - Một dãy hát đoạn a lời 1 – cả lớp đoạn b: 1 lần - Một dãy hát đoạn a lời 2 – cả lớp đoạn b: 1 lần - Cả lớp hát đoạn a, b lời 1 – một dãy đoạn a lời 2 – cả lớp đoạn b: 1 lần - Đội văn nghệ của lớp lên biểu diễn (GV gợi ý, hướng dẫn để HS làm quen với biểu diễn âm nhạc) 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): - Tập biểu diễn bài hát theo nhóm từ 5 – 6 bạn - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: thước kẻ, thanh phách. GV: ĐẶNG THỊ LINH NĂM HỌC 2012-2013 7 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 Ngày soạn: 06/9/2012 Ngày giảng: 08/9/2012 TIẾT 3. BÀI 1 . ÔN TẬP BÀI HÁT: “TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ” NHẠC LÍ: NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH – CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hát thuộc bài “Tiếng chuông và ngọn cờ” và thể hiện được sắc thái, tình cảm khác nhau giữa hai đoạn a và b của bài hát. - HS biết những thuộc tính của âm thanh, các kí hiệu ghi cao độ trong âm nhạc. 2. Kĩ năng: - HS biết vừa hát và vận động theo nhịp hai, biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ. - Rèn kĩ năng viết, nhận biết các kí hiệu âm nhạc 3. Thái độ: Giáo dục các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Biết quý trọng hoà bình. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của GV : - Một số ví dụ từ các bài hát quen thuộc để HS phân biệt các thuộc tính âm thanh. - Bảng phụ kẻ sẵn không nhạc có khoá Son và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá Son 2. Chuẩn bị của HS: Thước kẻ, thanh phách III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra trong phần 1 bài mới ) * Giới thiệu bài mới (1’): Để có được một tác phẩm âm nhạc như bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” chúng ta phải ghi chép được nhạc bằng văn bản như ta chép chính tả bằng tiếng GV: ĐẶNG THỊ LINH NĂM HỌC 2012-2013 8 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 Việt vậy. Muốn làm được điều đó, ta phải có kiến thức cơ bản bằng âm nhạc – đó là các kí hiệu âm nhạc. Tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em. 2. Dạy nội dung bài mới (38’): Hoạt động của Thầy và Trò Phần ghi bảng GV HS GV HS GV GV ? HS GV Hát lại bài hát để HS lấy giọng chuẩn và tốc độ Hát lại bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” + vỗ tay theo nhịp - Nhận xét và chỉnh sửa, yêu cầu HS hát: + Đoạn a: với tính chất nhẹ nhàng, trong sáng + Đoạn b: sáng, khoẻ hơn - Hướng dẫn HS phụ hoạ theo bài hát: + Khi hát đến câu: “Một quả cầu đẹp tươi lung linh giữa trời sao” – tay phải đưa qua đầu, ngẩng nhìn theo ngó nghiêng + Khi hát đến câu: “Và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta” – hai bạn cầm tay và đổi chỗ cho nhau 1 – 2 nhóm lên hát theo động tác phụ hoạ. Hai em hát lĩnh xướng đoạn a – cả lớp đoạn b - Động viên HS lên trình bày bài hát - Tập cho HS cùng nhận xét và cho điểm hệ số 1 từ 1 – 2 nhóm - Khi HS hát thuần thục GV đánh đàn cho HS đoán câu hát trong bài từ 1-3 câu. - Trong thế giới tràn đầy âm thanh, chúng ta nghe và phân biệt được tiếng chim hót réo rắt, tiếng bà ru cháu đầm ấm, tiếng diều vi vu Âm thanh có sắc thái đa dạng như vậy là do âm thanh có 4 thuộc tính (tính chất) rõ ràng - Hát câu: “Trên cành cao vườn xuân” (“Không dám dâu” – Nguyễn Văn Hiên) Độ cao các tiếng hát trong câu hát vừa rồi như thế nào? Giải thích? Phát hiện: khác nhau: tiếng cao, tiếng thấp Ghi nhận, bổ sung (nếu có), phân tích câu hát sau theo sơ đồ biểu thị: Chí Nam Minh Việt Hồ 1. Ôn tập bài hát (15’): “Tiếng chuông và ngọn cờ” - Phạm Tuyên - 2. Nhạc lí ( 23’): a. Những thuộc tính của âm thanh (7’): GV: ĐẶNG THỊ LINH NĂM HỌC 2012-2013 9 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 GV ? HS GV GV ? HS GV GV “Việt”, “Hồ” bằng nhau; “Nam”, “Minh” bằng nhau; “Chí” cao hơn cả so với 4 chữ kia => Âm thanh thay đổi từ thấp đến cao Hát câu: “Đi ta đi lên nối tiếp bao anh hùng” (“Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” – Phong Nhã) So sánh độ dài các tiếng trong câu hát vừa rồi? Phát hiện: nhanh, chậm, dài, ngắn khác nhau Phân tích: Việt Nam Hồ Chí Minh “Việt”, “Hồ”, “Chí” có độ dài bằng nhau “Nam” dài hơn 3 tiếng trên “Minh” dài hơn cả => Đây là sự khác nhau về thời gian Hát: “Đoàn quân Việt Nam đi ghềnh xa” (“Quôc ca” – Văn Cao ) 2 lần khác nhau Nhận xét sự giống, khác, đúng, sai? Phát hiện: Lần 1: mạnh, sáng: đúng - Lấy ví dụ: “Khi ông mặt trời tiếng hát” (“Niềm vui của em” – Nguyễn Huy Hùng) - Tiếng còi, trống khi to, nhỏ, mạnh, nhẹ => Khi âm thanh đã hội đủ 3 yếu tố trên thì sẽ có sự khác biệt về âm sắc - Ví dụ: tiếng nước chảy róc rách, tiếng gió thổi, tiếng mèo kêu, ngựa hí hoặc: đàn tranh, bầu: u buồn, ai oán kèn Trompette: hùng vĩ, sang sảng - Âm sắc và cao độ hoàn toàn khác nhau nhưng bao giờ cũng diễn ra đồng thời tạo nên những sắc thái phong phú, đa dạng để diễn tả nội tâm, tạo cho người nghe nhiều trạng thái rung động tinh tế - Hát, phân tích câu: “Làng tôi xanh nhà thờ rung” (“Làng tôi” – Văn Cao) => Âm thanh âm nhạc luôn vận dụng cả 4 tính chất tạo nên sự phong phú, đa dạnh cho việc biểu hiện âm nhạc. Càng vận dụng khéo thì khả năng biểu cảm của âm nhạc càng cao - Người ta căn cứ vào thuộc tính thứ nhất, chia âm thanh làm 2 loại: Âm thanh âm nhạc: có cao độ rõ rệt; Tiếng động: cao độ - Cao độ (Độ trầm bổng) - Trường độ (Độ ngân) - Cường độ (Độ mạnh nhẹ) - Âm sắc (màu âm): sắc thái khác nhau của âm thanh GV: ĐẶNG THỊ LINH NĂM HỌC 2012-2013 10 [...]... vậy nốt tiếp theo liền bậc sẽ nằm ở đâu? nốt gì? …Và GV: ĐẶNG THỊ LINH 11 ÂM NHẠC 6 b Các kí hiệu âm nhạc ( 16 ): (Kí hiệu ghi độ trầm bổng) * 7 đơn vị cơ bản để ghi âm thanh: Chữ vần: Đồ - Rê – Mi – Pha – Son – La - Si Chữ cái: C – D - E – F - G A-H * Khuông nhạc: * Khoá Son: NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU cho HS nắm chắc vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá Son: ÂM NHẠC 6 Đồ Rê Mi Pha... nhịp theo sơ đồ và thực hành cách đánh nhịp 2/4 qua bài TĐN số 3 GV - Giúp HS đánh đúng động tác tay và hợp với tốc độ bài hát - Nhạc sĩ viết bài “Quốc ca” của Việt Nam là 1 trong những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam; là 1 trong những nhạc sĩ lớp đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại 3 Âm nhạc thường thức (13’): * Nhạc sĩ Văn Cao (1923? Em hãy nhắc lại những gì em biết về nhạc. .. bài “Vui bước trên đường xa” do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới theo điệu “Lí con sáo Gò Công” (dân ca Nam Bộ) GV: ĐẶNG THỊ LINH 16 NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 - HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca 2 Kĩ năng: Hát hoà giọng, hát nhóm, cá nhân; hát kết hợp gõ được theo phách, theo nhịp 3 Thái độ: Thêm yêu quí... Biểu diễn bài hát theo nhóm, học thuộc bài TĐN số 2, nắm chắc nhịp 2/4 - Chép TĐN số 2 vào vở; hát thuộc bài hát “Thật là hay” của nhạc sĩ Hoàng Lân GV: ĐẶNG THỊ LINH 23 NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 Ngày soạn: 16/ 10/2012 Ngày giảng: 18/10/2012 TIẾT 7 BÀI 2 TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 – CÁCH ĐÁNH NHỊP 2/4 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ VĂN CAO VÀ... kí hiệu âm nhạc trên đều có trong 1 bản nhạc bất GV: ĐẶNG THỊ LINH 21 * Nhịp 2/4 - Số chỉ nhịp: Là chữ 2 số đặt ở đầu bản nhạc ể chỉ loại nhịp, số phách trong nhịp và độ dài của phách - Nhịp 2/4: Là nhịp gồm có 2 phách / ô nhịp, mỗi phách bằng một nốt đen Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ (phách 1 mạnh gọi là trọng âm) 2 Tập đọc nhạc: TĐN số 2 NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU kì ÂM NHẠC 6 ( 16 ): - Treo... (1’): - Hát thuộc bài hát, tập biểu diễn; Tập chép nhạc 2 câu đầu bài hát - Sưu tầm các bài dân ca Nam Bộ khác GV: ĐẶNG THỊ LINH 19 NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU Ngày soạn: 15/10/2012 ÂM NHẠC 6 Ngày giảng: 17/10/2012 TIẾT 6 BÀI 2 NHẠC LÍ: NHỊP VÀ PHÁCH NHỊP 2/4 – TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2 I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: - HS biết về nhịp và phách trong âm nhạc; ý nghĩa cảu số chỉ nhịp; nhịp 2/4 - HS đọc... hình nốt nào? Tách âm hình chủ đạo của bài? HS Nói theo ý hiểu cuả mình GV Giải thích âm hình chủ đạo: âm hình đó xuyên suốt bài vì nó được lặp lại nhiều lần giống nhau HS Đọc và gõ tiết tấu: - Miệng đọc + tay gõ theo âm hình - Miệng đọc + tay gõ theo từng phách - Miệng đọc + tay vỗ theo nhịp Với sự trợ giúp và hướng dẫn của GV ? Bài TĐN có nốt nào thấp nhất, cao nhất? Sắp xếp thang âm của bài? HS I... TIẾT 4 BÀI 1 NHẠC LÍ: CÁC KÍ HIỆU GHI TRƯỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1 I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: - HS biết các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh, cách viết các hình nốt và dấu lặng trên khuông - HS đọc đúng tên nốt nhạc trong bài TĐN số 1 2 Kĩ năng: Rèn cho HS nghe, ghi và giải mã kí hiệu âm nhạc 3 Thái độ: Có hứng thú học tập khám phá bộ môn II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH: 1 Chuẩn bị của... hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca - HS biết được những thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu ghi cao độ, trường độ trong âm nhạc - HS biết về nhịp và phách trong âm nhạc Hiểu được số chỉ nhịp, nhịp 2/4, cách đánh nhịp 2/4 - HS đọc đúng cao độ, trường độ và ghép đúng lời ca của bài TĐN số 1, 2, 3; biết được hình tiết tấu các bài TĐN trên 2 Kĩ năng: Luyện cho HS đọc nhạc, biểu diễn âm nhạc. .. trên đường xa” theo nhạc dạo và tiết tấu của đàn - Dân ca Nam Bộ Cho đội văn nghệ lên biểu diễn một bài và góp ý về cách biểu diễn đẹp, phù hợp 2 Ôn tập nhạc lí, tập đọc Đưa ra 1 số câu hỏi: nhạc (15’): Ví dụ: * Nhạc lí (HS ghi nhận, khắc ? Hãy nêu những thuộc tính của âm sâu kiến thức): thanh? - Kí hiệu ghi cao độ: khuông ? Những kí hiệu nào ghi cao độ, trường nhạc, khoá Son độ của âm nhạc? - Kí hiệu . bài + Nhạc lí – TĐN: lớp 6: 10 bài, lớp 7: 9 bài, lớp 8: 8 bài và lớp 9: 4 bài (Nhạc lí là Lí thuyết âm nhạc) + Âm nhạc thường thức: 7 bài (Kiến thức âm nhạc phổ thông). Ví dụ: Tiết 7: Nhạc sĩ. 2012-2013 1 TRƯỜNG THCS ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 GV ? HS ? HS GV GV GV Ngoài ra còn một loại âm nhạc nữa là nhạc đàn => Khái quát nghệ thuật âm nhạc Vậy muốn nghe và hiểu được âm thanh ta phải làm gì? Học. ĐÔNG HIẾU ÂM NHẠC 6 Ngày soạn: 06/ 9/2012 Ngày giảng: 08/9/2012 TIẾT 3. BÀI 1 . ÔN TẬP BÀI HÁT: “TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ” NHẠC LÍ: NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH – CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC I. MỤC