1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

am nhac 6 theo PPCT 2011-2012 tiet 1-17

36 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 Ngày soạn: : Tiết 1: GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP HÁT: QUỐC CA A/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -HS có những hiểu biết sơ lược về nghệ thuật âm nhạc. -HS biết biết được nội dung âm nhạc ở trường THCS. -HS biết tên tác giả của bài hát Quốc ca. -HS hát thuộc bài Quốc ca. 2. Kỷ năng: kỷ năng ca hát, cảm thụ âm nhạc 3. Thái độ: Yêu thích ca hát, tích cực, hăng say học tập B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Hướng dẫn, thực hành, luyện tập C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: • Giáo viên: Đàn, giáo án , bảng phụ, SGK, SGV • Học sinh: Vỡ ghi chép, SGK D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: - Nắm số học sinh vắng mặt 2. Kiểm tra bài củ: - Hát lại bài hát “ Niềm vui của em” 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: - Chương trình âm nhạc ở cấp THCS gồm những phân môn gì? Những điểm khác so với bậc tiểu học? Tư thế, thái độ khi hát Quốc ca? b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIÉN THỨC HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS - GV giới thiệu môn âm nhạc ở trường I.GIỚI THIỆU MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS 1.Khái niệm về Âm Nhạc: ? Âm nhạc là gì? + Âm Nhạc là nghệ thuật của những âm GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 THCS. - HS lắng nghe và chép bài. HOẠT ĐỘNG 2. TẬP HÁT QUỐC CA VIỆT NAM - GV giới thiệu về tác giả và xuất xứ của bái hát. - HS chú ý lắng nghe và chép bài. -GV: Cho HS nghe băng mẫu bài hát “Quốc ca Việt Nam”. - HS lắng nghe. * GV hướng dẫn HS luyện âm - HS thực hiện. -GV đệm đàn và yêu cầu HS thể hiện bài hát với sắc thái trang nghiêm hùng mạnh. *Chú ý: Đoạn “Đường vinh quang xây xác quân thù,” và “Tiến mau ra sa trường.”. -GV cho học sinh hát cả 2 lời. -GV: lưu ý dịch giọng phù hợp cho học sinh hát. -GV chia nhóm, hướng dẫn HS hát. - HS thực hiện. thanh đã được chọn lọc, âm nhạc có 4 thuộc tính: Cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc 2.Giới thiệu về chương trình: * Gồm 3 nội dung: -Học hát: Gồm 8 bài hát chính thức. -Nhạc lí và tập đọc nhạc: Có 10 bài tập đọc nhạc. Nhạc lí là lí thuyết Âm Nhạc. -Âm nhạc thường thức, gồm 7 bài. -Âm nhạc thường thức nghĩa là những kiến thức Âm Nhạc phổ thông. II.TẬP HÁT QUỐC CA VIỆT NAM *Giới thiệu bài hát :“Quốc ca” là bài hát do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1944, Đây là bài hát quen thuộc của người dân Việt Nam, các em đã được nghe bài hát này ở lớp 1 và chính thức học bài hát này ở lớp 6. Bài hát: Quốc ca Nhạc và lời: Văn Cao (Bảng phụ) GV: Nguyễn Thị Liên 4. Củng cố: - Chương trình Âm nhac lớp 6 gồm những nội dung nào? - Bài hát Quốc ca do ai sáng tác ? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài cũ. tập hát lại bài “Quốc ca” - Chuẩn bị bài mới GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 Ngày soạn: Tiết 2: HỌC HÁT: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ. BÀI ĐỌC THÊM: ÂM NHẠC Ở QUANH TA. A/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -HS biết tác giả của bài Tiếng chuông và ngọn cờ là nhạc sĩ Phạm Tuyên và kể tên một vài bài hát tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi. -HS hát đúng giai điệu ,lời ca của bài hát. Biết kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. 2. Kỷ năng: kỷ năng ca hát, cảm thụ âm nhạc 3. Thái độ: Yêu thích ca hát, tích cực, hăng say học tập B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Hướng dẫn, thực hành, luyện tập C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: • Giáo viên: Đàn, giáo án , bảng phụ, SGK, SGV • Học sinh: Vỡ ghi chép, SGK D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: - Nắm số học sinh vắng mặt 2. Kiểm tra bài củ: - Nêu nội dung chương trình Âm nhạc lớp 6. 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Tuổi thơ luôn mong muốn hoà bình trên trái đất này đó là ước vọng của tất cả mọi chúng ta. Hôm nay thầy giới thiệu với các em bài hát với ước mơ về hoà bình, bài “Tiếng chuông và ngọn cờ” b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: HỌC HÁT. -GV giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm. - HS lắng nghe và chép bài -GV hát hoặc cho HS nghe băng mẫu. -GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS nhận xét bài hát. - Bài hát được viết ở nhịp nào ? - Bài hát gồm những kí hiệu nào ? I.HỌC HÁT: Bài: “Tiếng chuông và ngọn cờ”. Nhạc và lời: Phạm Tuyên (Bảng phụ) * Giới thiệu tác giả tác phẩm: SGK - Nhịp 2/4; Sử dụng Dấu nối, dấu lặng dấu; quay lại; dấu hoá biểu; khung thay đổi. Câu 1: GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 - GV chia bài hát thành 2 đoạn nhạc gồm 8 câu nhạc và thực hiện luyện tập từng câu theo lối móc xích. - GV đánh giai điệu 1-2 lần sau đó bắt nhịp cho HS hát. - GV gọi 1-3 HS hát và chữa lỗi. - GV đánh giai điệu 1-2 lần sau đó bắt nhịp cho HS hát. - GV gọi 1-3 HS hát sau đó hướng dẫn HS ghép câu 1&2 chú ý lấy hơi sau câu 1 và sữa sai. - GV đánh giai điệu lần sau đó bắt nhịp cho HS hát - GV Chia nhóm, dãy cho học sinh hát, kết hợp nhạc đệm. Đặt câu hỏi: Bài hát có nội dung gì, ý nghĩa giáo dục ? HS: Trả lời GV: Nhận xét, bổ sung HOẠT ĐỘNG 2: BÀI ĐỌC THÊM. -GV gọi 1-2 HS đọc bài, sau đó thuyết trình cho HS nghe - HS lắng nghe. - GV phát vấn: - Âm nhạc bắt nguồn từ đâu ? -HS trả lời. “Trái đất bao tự hào” Câu 2: “Một quả trời sao”. Câu 3: “Trái đất thiết tha”. Câu 4: “Và bạn nhỏ của ta”. Câu 5: “Boong binh khắp nơi” Câu 6: “Trong khúc ca sáng ngời”. Câu 7: “Boong binh chuông ngân” Câu 8: “Hãy cất cao lên là cờ hoà bình *Nội dung bài hát: Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hoà bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên TG. - Qua bài hát TG muốn gửi gắm đến các em thiếu nhi phải chăm ngoan học giỏi, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau - II.BÀI ĐỌC THÊM. “ÂM NHẠC Ở QUANH TA” - Âm nhạc bắt nguồn từ cuuộc sống lao động, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người dân, âm nhạc luôn là nguồn cổ vũ mạnh mẽ trong lao động cũng như trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. 4.Củng cố: - Hãy cho biết những nội dung của bài học hôm nay ? - GV yêu cầu HS hát lại bài hát 01 lần. 5.Dặn dò: - Hát thuộc và đúng giai điệu của bài hát - Đọc trước bài “Những thuộc tính của âm thanh – Các ký hiệu âm nhạc” GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 Ngày soạn: Bài 1 Tiết 3: ÔN TẬP BÀI HÁT: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ. NHẠC LÍ: NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH. CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC. A/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -HS hát thuộc bài Tiếng chuông và ngon cờ và thể hiện được sắc thái, tình cảm khác nhau ở hai đoạn a và b của bài hát. -HS biết những thuộc tính của âm thanh, các kí hiệu ghi cao độ trong âm nhạc. 2. Kỷ năng: kỷ năng ca hát, kỷ năng đọc nhạc, cảm thụ âm nhạc 3. Thái độ: Yêu thích ca hát, tích cực, hăng say học tập B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Hướng dẫn, thực hành, luyện tập C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: • Giáo viên: Đàn, giáo án , bảng phụ, SGK, SGV • Học sinh: Vỡ ghi chép, SGK D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: - Nắm số học sinh vắng mặt 2. Kiểm tra bài củ: - Hát lại bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ ” 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Chúng ta sẽ ôn lại giai điệu và tiết tấu của bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” để giúp các em hát chính xác hơn và chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số vấn đề về nhạc lý. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: ÔN BÀI HÁT GV: Treo bảng phụ - Luyện thanh. - Đệm đàn cho học sinh nghe giai điệu và hát bài hát 1 – 2 lần. - HS thực hiện. * Chú ý: Đoạn chuyển giọng, dấu quay lại, thực hiện khung thay đổi. I.ÔN BÀI HÁT: Tiếng chuông và ngọn cờ. Nhạc và lời: Phạm Tuyên (Bảng phụ) GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài hát? - HS trả lời. -GV chia nhóm, dãy để HS thi nhau hát. -GV gọi 1-3 HS hát hướng dẩn HS một vài động tác phụ hoạ. - HS thực hiện. HOẠT ĐỘNG 2: NHẠC LÍ . -GV cho HS nghe một vài tiếng động bất kỳ (gỏ bàn,vổ tay ) -GV yêu cầu HS nhận xét các âm thanh đó. -HS nhận xét. -GV giúp HS nhận biết: Đó là những âm thanh không có độ cao thấp trầm bổng rõ rệt gọi là tiếng động. -GV đánh một vài nốt nhạc trên đàn cho HS nghe. - Hãy nhận xét các âm thanh đó ? -GV thuyết trình về Những thuộc tính của âm thanh. - HS chú ý lắng nghe và chép bài. -GV đánh cao độ của 7 nốt nhac để HS phân biệt độ cao thấp của các âm - HS chú ý lắng nghe. - GV treo bảng phụ và cho HS làm quen với Khuông nhạc, các dòng kẻ phụ và khóa sol - HS chú ý lắng nghe,theo giỏi và chép bài vào vở. - Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hoà bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên TG. II. NHẠC LÍ: - NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH. - CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC. 1.Những thuộc tính của âm thanh: * Âm thanh trong âm nhạc có 4 thuộc tính: cao độ, cường độ cường độ và âm sắc. - Cao độ: Độ trầm bổng,cao thấp. - Trường độ: Độ ngân dài,ngắn. - Cường độ: Độ mạnh, nhẹ. - Âm sắc: Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh. 2.Các ký hiệu âm nhạc: *Các kí hiệu ghi cao độ của âm thanh: ĐÔ – RÊ – MI – PHA – SON – LA – SI * Khuông nhạc: Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song cách đều nhau, ngoài ra còn gồm có các dòng kẻ phụ. * Khoá SOL: 4.Củng cố: - Củng cố nội dung chính của bài - Đệm đàn, bất nhịp cho học sinh hát lại bài hát. 5.Dặn dò: - Hát thuộc bài hát, nắm vững các thuộc tính của âm thanh và các ký hiệu âm nhạc. - Đọc trước bài “TĐN số 1, Các ký hiệu ghi trường độ của âm thanh GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 Ngày soạn: : Bài 1 Tiết 4 NHẠC LÍ: CÁC KÍ HIỆU GHI TRƯỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH. TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1 A/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -HS biết các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh, cách viết hình nốt và dấu lặng trên khuông nhạc. -HS đọc đúng tên nốt nhạc trong bài TĐN số 1 2. Kỷ năng: kỷ năng ca hát, kỷ năng đọc nhạc, cảm thụ âm nhạc 3. Thái độ: Yêu thích ca hát, tích cực, hăng say học tập B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Hướng dẫn, thực hành, luyện tập C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: • Giáo viên: Đàn, giáo án , bảng phụ, SGK, SGV • Học sinh: Vỡ ghi chép, SGK D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: - Nắm số học sinh vắng mặt 2. Kiểm tra bài củ: - Nêu các kí hiệu ghi cao độ của âm thanh. 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về các kí hiệu ghi cao độ, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các kí hiệu ghi trường độ và tìm hiểu bài tập đọc nhạc số 1. b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: NHẠC LÍ - GV yêu cầu HS quan sát đoạn nhạc trên bảng phụ. - HS quan sát. -GV phát vấn; ? Đoạn nhạc trên gồm có những nốt nhạc nào ? I. NHẠC LÍ: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh 1. Các hình nốt nhạc và cách viết trên khung: - Nốt: Tròn có độ dài dài nhất trong các hình nốt. - Nốt: Trắng = 1/2 nốt Tròn - Nốt: Đen =1/2 nốt Trắng GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 - HS quan sát, trả lời. - GV giới thiệu cách viết các hình nốt và dấu lặng trên khuông nhạc: HOẠT ĐỘNG 2: TẬP ĐỌC NHẠC -GV Treo bảng phụ bài TĐN và hướng dẫn HS nhận xét bài TĐN. ? Bài TĐN gồm những kí hiệu nào ? Chia câu: 2 câu Câu1: -GV đánh đàn qua 1 lần sau đó yêu cầu HS luyện đọc. - HS thực hiện. Câu 2: Ghép 2 câu: Tương tự GV: Đánh đàn giai điệu 2 câu HS: Đọc -GV hướng dẫn HS gỏ phách. -GV gọi 1-3 HS thực hành đọc ,gỏ phách. - HS: Thực hiện - Nốt: Móc đơn =1/2 nốt Đen - Nốt: Móc kép = ½ nốt móc Đơn 2. Cách viết các hình nốt trên khuông nhạc + Nốt nhạc: Có hình bầu dục nằm nghiêng về phía tay phải, đuôi nốt có thể quay xuống hoặc quay lên. + Nốt nằm ở dòng kẻ thứ 3: Đuôi nốt có thể quay xuống hoặc quay lên . + Nốt nằm ở dòng kẻ thứ 4 trở lên: Đuôi nốt phải quay xuống và nốt nằm ở dòng kẻ thứ 2 trở xuống đuôi nốt phải quay lên. 3. Dấu lặng: Là kí hiệu chỉ thời gian tạm dừng của âm thanh. II. TẬP ĐỌC NHẠC *Bài TĐN gồm những kí hiệu: * khóa sol, dấu lặng đen. * Cao độ: C-D-E-F-G-A * Trường độ: Nốt đen, lặng đen * Câu 1: C. C. G. G. A. A. G * Câu 2: F. F. E. E. D. D. C 4.Củng cố: - GV yêu cầu HS nhắc lại các hình nốt nhạc. Đọc lại bài TĐN 1 5.Dặn dò: - Học thuộc các hình nốt nhạc và bài TĐN. Xem trước bài mới GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 Ngày soạn: : Bài 2 HỌC HÁT: VUI BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG XA A. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - HS biết bài hát Vui bước trên đường xa do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới theo điệu Lí con sáo Gò Công(dân ca Nam Bộ). - HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. 2. Kỉ năng: Kỉ năng ca hát, kỉ năng biểu diễn 3. Thái độ: Yêu thích các bài hát dân ca của dân tộc. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Hướng dẫn, thực hành, luyện tập C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: • Giáo viên: Đàn, giáo án , bảng phụ, SGK, SGV • Học sinh: Vỡ ghi chép, SGK D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: - Nắm số học sinh vắng mặt 2. Kiểm tra bài cũ: 6’ Hãy trình bày các ký hiệu ghi trường độ của âm thanh và cách viết các các hình nốt trên khuông nhạc. 3.Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Đồng bằng Nam bộ là nơi sản sinh ra nhiều điệu lý, điệu hò. Ngày xưa các điệu lý, hò này được truyền miệng. Sau này được các nhạc sỹ đặt lời mới và ký lại những giai điệu đó. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các điệu lý, hò qua bài hát “Vui bước trên đường xa” b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: HỌC HÁT - GV giới thiệu nội dung bài hát trên bảng phụ và yêu cầu HS quan sát. ? Bài hát được viết ở nhịp mấy ? ? Bài hát gồm có những ký hiệu nào ? - HS quan sát, trả lời. - GV hướng dẫn HS luyện thanh I.HỌC HÁT: “VUI BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG XA” (Bảng phụ) + Bài hát được viết ở nhịp 2/4, +Dấu nhắc lại, dấu lặng, dấu luyến dấu chấm dôi. GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 - HS thực hiện. - GV hát mẫu và giải thích nghĩa của từ trong bài hát. - HS chú ý lắng nghe. - GV chia bài hát thành 4 câu sau đó luyện tập cho HS từng câu theo lối móc xích. * Câu 1: - GV bắt nhịp và đệm đàn cho HS hát 1 – 2 lần. - GV gọi 1-3 HS hát câu 1 và chữa lỗi. - HS thực hiện. * Câu 2: Tương tự câu 1 Chú ý chổ luyến bắt nhịp cho HS hát. - GV ghép câu 1 và 2 và chỉ chổ lấy hơi sau chữ “chân” sau đó bắt nhịp cho HS hát. * Câu 3: Tương tự câu 1,2 Chú ý dấu chấm dôi và dấu lặng. * Câu 4: - GV bắt nhịp và đệm đàn cho HS hát 1 – 2 lần - GV gọi 1-3 HS hát - GV bắt nhịp cho cả lớp hát. - GV ghép toàn bài và chỉ chổ lấy hơi cho HS hát. - GV yêu cầu cả lớp hát toàn bài hát. - GV gọi 1-3 HS hát trọn bài hát và chữa lỗi. - HS thực hiện. GV phát vấn: nội dung của bài hát? - HS trả lời. -GV nhận xét bổ sung * Câu 1: Đường dài đường dài không ngại bước chân * Câu 2: Ta hát vang tưng bừng rộn ràng đi trong mùa xuân * Câu 3: Vui hát vang đường xa thấy gần * Câu 4: Muôn người chung một lời quyết tâm Chân *Nội dung của bài hát: Bài hát là bài dân ca có nội dung gần gủi và giản dị nhưng mang bản sắc văn hoá đặc sắc của người dân Nam bộ. 4.Củng cố: - GV yêu cầu HS hát lại bài hát 1 lần. 5.Dặn dò: - Hát thuộc bài hát. - Xem trước bài “TĐN số 2. TIẾT 6 Ngày Soạn: /09/2010 GV: Nguyễn Thị Liên [...]... Yêu cầu HS lắng nghe và hát theo HS: Nghe và hát theo đàn GV: Đánh đàn yêu cầu thực hiện: + Theo nhóm (Sửa sai) NỘI DUNG KIẾN THỨC I Ôn tập bài hát: “Vui bước trên đường xa” Dân ca Nam Bộ GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 + Theo bàn (Sửa sai) + Cá nhân (Cho điểm) HS: Hát theo hướng dẫn GV: Cho HS hát theo lối đối đáp 2 dãy bàn HS: Hát đối đáp GV: Hướng dẫn HS hát kết hợp một vài động tác phụ... Trường độ? KHÂN? HS: Quan sát và trả lời GV: Đánh gam C 1 Thang âm C GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 HS: Lắng nghe và đọc theo đàn GV: Chia câu và đọc mẫu bài TĐN HS: Quan sát và nghe GV: Đánh đàn, đọc mẫu 2 lần câu 1 Sau đó yêu cầu HS đọc theo đàn kết hợp gõ tiết tấu HS: Đọc, kết hợp gõ tiết tấu GV: Đánh đàn, đọc mẫu 2 lần câu 2 Sau đó yêu cầu HS đọc theo đàn kết hợp gõ tiết tấu HS: Đọc, kết hợp... hiện + Theo dãy bàn + Theo nhóm + Cá nhân (cho điểm) HS: Thực hiện theo yêu cầu 2 Chia câu 3 Đọc mẫu 4 Tập bài TĐN số 2 5 Ghép lời 6 Hoàn thành bài hát IV Củng cố - Thế nào là nhịp, Phách ? Nhịp 2/4 có ý nghĩa gì? - Hát lại bài hát Vui bước trên đường xa - Lớp đứng dậy đọc bài TĐN và ghép lời ca dưới sự chỉ huy của GV V Dặn dò - Tập dặt lời mới cho bài hát theo chủ... chuông và ngọn cờ + Vui bước trên đường xa GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 II Ôn tập đọc nhạc GV: Tổ chức cho HS ôn TĐN theo nhóm 6HS HS: Ôn các bài TĐN GV: Gọi các nhóm Hs lên trình bày bài TĐN: + Nhóm 1,4 trình bày bài TĐN số 1 + Nhóm 2,5 trình bày bài TĐN số 2 + Nhóm 3 ,6 trình bày bài TĐN số 3 HS: Các nhóm trình bày theo yêu cầu GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét nhóm bạn HS: Nhận xét GV: Nhận xét... Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ HOẠT ĐỘNG 1: GV: Tổ chức cho HS ôn hát theo nhóm 6HS HS: Ôn hát các bài hát GV: Gọi các nhóm Hs lên trình bày bài hát: + Nhóm 1,4 trình bày bài Quốc ca + Nhóm 2,5 trình bày bài tiếng chuông và ngọn cờ + Nhóm 3 ,6 trình bày bài Vui bước trên đường xa HS: Các nhóm trình bày theo yêu cầu GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét nhóm bạn HS: Nhận xét GV: Nhận xét và sửa... các nốt nhạc theo thứ tự? III Nội dung bài mới: 1) Đặt vấn đề: Học hát ở trường THCS rất đa dạng và phong phú, không những hát những bài có giai điệu trong sáng, nhẹ nhàng Bên cạnh đó còn có những bài hát nhí nhảnh như bài dân ca Nam Bộ 2) Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ HOẠT ĐỘNG 1 GV: Đánh đàn cho HS nghe qua giai điệu Yêu cầu HS lắng nghe và hát theo HS: Nghe và hát theo đàn GV:... nhóm nhỏ gồm 4 học sinh về nhà tự ôn tập GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 Ngày soạn: 26/ 10/2011 GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 A MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của hai bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa” Biết kết hợp các hình thức gõ đệm Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca… - HS biết được những thuộc tính của... khúc tới trường Ngày soạn: 02/11/2011 GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 HỌC HÁT: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG A MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: - HS Biết được bài Hành khúc tới trường là bài hát của Pháp, do nhạc sĩ Phan Trần Bảng và Lê Minh Châu đặt lời - HS hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp ,theo tiết tấu lời ca 2.Kỉ năng: Kỉ năng ca hát, kỉ năng đọc nhạc 3.Thái độ:... niên, học sinh nhằm kêu gọi, thúc giục tham gia cách mạng, góp phần vào sự nghiệp giải phóng Dân tộc Đây là một trong những bài hành khúc tiêu biểu của nhạc sỹ Đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nền âm nhạc Việt Nam 4.Củng cố: -HS đọc lại bài TĐN số 4 và đánh nhịp 2/4 5 Dặn dò: - Đọc đúng bài TĐN số 4 - Đọc trước bài ANTT: “Sơ lược về dân ca Việt Nam” Ngày soạn: 16 / 11 / 2011 Bài 3 ÔN BÀI HÁT HÀNH KHÚC... đọc 1 – 2 lần - GV ghép toàn bài và giúp HS luyện đọc Câu 2: GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 - GV yêu cầu lớp đọc bài TĐN trên nền nhạc - GV gọi 1-3 HS đọc trọn bài TĐN - GV hướng dẫn HS gõ phách theo nhịp 2/4 - HS thực hiện HOẠT ĐỘNG 2: ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC - GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc phần ANTT trang 26 SGK - HS thực hiện - GV giúp HS tìm hiểu nội dung bài ANTT - GV phát vấn: II.ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC . thực hiện: + Theo nhóm (Sửa sai) I. Ôn tập bài hát: “Vui bước trên đường xa” Dân ca Nam Bộ GV: Nguyễn Thị Liên GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 + Theo bàn (Sửa sai) + Cá nhân (Cho điểm) HS: Hát theo hướng. lời mới theo điệu Lí con sáo Gò Công(dân ca Nam Bộ). - HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. 2. Kỉ năng: Kỉ năng ca. Thực hiện GV: Yêu cầu thực hiện + Theo dãy bàn + Theo nhóm + Cá nhân (cho điểm) HS: Thực hiện theo yêu cầu 2. Chia câu 3. Đọc mẫu 4. Tập bài TĐN số 2 5. Ghép lời 6. Hoàn thành bài hát IV. Củng

Ngày đăng: 31/10/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w