một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam sơn- sao vàng

92 506 3
một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam sơn- sao vàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nền nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng đã có được nhiều thành tựu to lớn: Sản lượng lương thực tăng nhanh và đảm bảo độ an toàn cao, hình thành một số vùng chuyên canh nông nghiệp, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch một cách đáng kế, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp ngày một tăng. Mô hình sản xuất trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao. Đã xuất hiện một nền nông nghiệp hàng hoá. Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước chỉ ra rằng: phải phấn đấu đưa ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Những năm qua ngành chăn nuôi, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ áp dụng thành tựu của công nghệ sinh học như: công nghệ lai tạo giống, công nghệ trồng, chế biến bảo quản thức ăn gia súc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi đây là một điều kiện thuận lợi để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển. Ngoài ra, sữa là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất cần thiết cho con người đặc biệt là đối với trẻ con, người già, người bệnh và người lao động nặng nhọc. Ở các nước phát triển mức tiêu thụ sữa rất cao (bình quân 250 lít/ người/ năm) và ngay cả các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonexia, Philipin, Thái Lan cũng đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người từ 20- 30 lít/ năm. Trong khi đó ở nước ta do kinh tế chậm phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nên tình trạng thiếu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi là khá phổ biến và trầm trọng. Thanh Hoá là tỉnh có dân số đông do đó nhu cầu tiêu thụ sữa và các sản phẩm của sữa là rất lớn. Trong tương lai sẽ là thành phố công nghiệp, trung tâm thương mại lớn của cả nước mà nó là điểm hội tụ của các khách du lịch. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cần quan tâm đến chương trình chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, hiện nay nước ta gần 80% kà nguồn sữa bột nhập từ nước ngoài, chỉ khoảng 20% là nguồn nguyên liệu sữa trong nước. 1 Hàng năm, Nhà nước đã phải chi hàng chục triệu đô la để nhập sữa bột, dầu, bơ cho nhà máy chế biến sữa. Trong khi đó Thanh Hoá cũng mới xây dựng nhà máy chế biến sữa tươi với công suất 12.000 tấn/ năm. Chính vì vậy, đã hình thành ngành chế biến sữa của công ty. Đây là ngành chăn nuôi có quy mô lớn, do vậy cần hình thành vùng chuyên môn hoá như giống, sản xuất thức ăn sơ chế và chế biến sữa ra các sản phẩm tiêu thụ ngoài thị trường như sữa hộp, sữa tười tiệt trùng, thanh trùng, sữa chua, bơ, cà phê sữa, hộp bánh kẹo sữa Chăn nuôi bò sữa là một ngành "ích nước- lợi nhà" vừa cải thiện, ổn định đời sống nhân dân vừa góp phần làm giảm lượng ngoại tệ mà Nhà nước ta hàng năm phải chi ra hàng chục đô la để nhập sữa bột. Tuy vậy, những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất hàng hoá như: cạnh tranh, chất lượng và giá thành sản phẩm sữa, vấn đề về tổ chức khâu thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm sữa, vấn đề về chính sách giá cả như thế nào để đảm bảo hài hoà lợi Ých của người chăn nuôi bò sữa với người tiêu thụ. Do vậy cần đưa ngành chăn nuôi bò sữa là ngành sản xuất có hiệu quả, cần tăng cả số lượng đàn bò sữa và quy mô đần bò. Vậy cần có "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng" là rất cần thiết. Đối tượng nghiên cứu sự phát triển đàn bò sữa, sản lượng sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng. Phạm vi nghiên cứu chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng. Chuyên đề được hoàn thành trên cơ sở vận dụng nhiều phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và tham khảo một số tài liệu khác có liên quan. Chuyên đề bao gồm các nội dung chính sau: Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi chăn bò sữa. 2 Chương II: Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng. Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng. 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA I. Ý nghĩa kinh tế của ngành chăn nuôi và chăn nuôi bò sữa 1. Ý nghĩa kinh tế của ngành chăn nuôi Chăn nuôi và trồng trọt là hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp. Chăn nuôi có vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, vì chăn nuôi là ngành cung cấp những thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa để nâng cao sức khoẻ của nhân dân. Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều phân hữu cơ và sức kéo cho trồng trọt, cung cấp những nguyên liệu như da, lông, sừng, móng, xương cho công nghiệp; cung cấp nhiều nông sản cho xuất khẩu. Chăn nuôi là ngành kinh doanh mang lại nhiều lãi, vì có nhiều điều kiện để tăng năng suất lao động và sử dụng hợp lý các loại đất đai. Nó còn có tác dụng chuyển hoá những sản phẩm nông nghiệp Ýt có giá trị, những phụ phẩm, phế phẩm thành những sản phẩm có giá trị cao như thịt, trứng, sữa. Với những ý nghĩa trên thì ngành chăn nuôi có một số vai trò chủ yếu sau: 1.1. Ngành chăn nuôi cung cấp nhiều thực phẩm quý, có thành phần dinh dưỡng cao cho nhu cầu của con người Ngành chăn nuôi là ngành sản xuất ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (như thịt, trứng, sữa ) trong khi đó 30% năng lượng và 60% lượng đạm của con người chủ yếu là thu được từ sản phẩm của ngành chăn nuôi, do đó việc tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu đời sống của con người là một trong những dấu hiệu quan trọng biểu hiện sự tiến bộ trong việc cải thiện sinh hoạt, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng cường sức khoẻ đáp ứng mọi nhu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước. Ở nước ta nói chung và đặc biệt là tỉnh Thanh Hoá, cùng với xu hướng phát triển của sản xuất, ngành chăn nuôi cũng không ngừng phát triển, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường, điều này được thể hiện trong cơ cấu bữa ăn: thịt, cá, trứng, sữa sẽ được chiếm nhiều hơn gạo. 1.2. Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với nhau 4 Sự gắn bó của hai ngành này là do sự chế ước bởi quy trình công nghệ, những vấn đề kinh tế- kỹ thuật và tổ chức sản xuất quyết định. Ngành chăn nuôi cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt, làm tăng độ phì nhiêu của đất, đáp ứng nhu cầu thâm canh trong trồng trọt. Trước hết, là dựa vào việc cung cấp ngày càng nhiều phân bón, trong đó chủ yếu là phân chuồng thu được từ ngành chăn nuôi. Phân chuồng không những có khả năng cung cấp cho cây trồng tương đối đầy đủ những yếu tố dinh dưỡng cần thiết mà còn có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo đất đai. Điều này cũng phù hợp với mô hình nền nông nghiệp sinh thái bền vững trong tương lai. Sức kéo của đại gia súc đóng góp rất tích cực trong các công việc làm đất, chăm sóc cây trồng kịp thời vụ, vận tải hàng hoá Đặc biệt trong nền nông nghiệp cơ giới hoá thấp, sản xuất còn tiến hành chủ yếu bằng công cụ thủ công thì sức kéo đại gia súc là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ thì nước ta nói chung và Thanh Hoá nói riêng sức kéo của trâu, bò có tầm quan trọng không lớn so với các địa phương khác. 1.3. Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nh: dệt, da, len, dạ và nhiều ngành công nghiệp khác. Do đó, phát triển chăn nuôi không những đảm bảo cân đối trong nội bộ ngành nông nghiệp mà còn thúc đẩy mạnh mẽ nhiều ngành công nghiệp khác. Đối với công nghiệp chế biến, chăn nuôi giữ vai trò tồn tại của các xí nghiệp, các nhà máy chế biến sản phẩm của ngành chăn nuôi vì nó cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi. Trước hết chăn nuôi được coi là ngành phụ, ngành tận dụng của trồng trọt thì vai trò của công nghiệp chế biến còn bị lu mờ, nhưng chăn nuôi được coi là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp thì vai trò của công nghiệp chế biến là vô cùng quan trọng. 1.4. Ngành chăn nuôi phát triển sẽ cung cấp nhiều sản phẩm cho xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của nhiều nước trên thế giới 5 Vai trò cả ngành chăn nuôi cũng được nâng lên một bước khi dạng sản phẩm xuất khẩu thay đổi từ sản phẩm thô sang sản phẩm đã qua chế biến, giúp cho ngành đã có khả năng thâm nhập vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản Việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nói riêng, hàng hoá nói chung còn tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế, ngoại giao với các nước nhằm trao đổi các trang thiết bị khi phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.5. Chăn nuôi là một ngành kinh doanh có thể thu nhiều lãi, vì nó là điều kiện để tăng năng suất cao (nhất là việc cơ giới hoá các quy trình sản xuất) và sử dụng hợp lý các loại đất đai, tận dụng triệt để các loại phế phẩm của ngành trồng trọt và chế biến nông sản là những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp tổng hợp thành các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao thông qua chế biến cung cấp cho gia súc. Đây cũng là một trong các yếu tố để làm cho giá thành sản phẩm chăn nuôi gia súc hạ, sẽ có khả năng phát triển nhanh chóng và rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thu nhập, tích luỹ và cải thiện đời sống. Ngoài ra, chăn nuôi là ngành cung cấp những sản phẩm vô hình nhưng mang lại tính nhân văn như: chọi trâu, chọi gà, chim cảnh hay những động vật góp phần quan trọng trong bảo vệ mùa màng như chó, mèo Với vai trò như vậy, ngành chăn nuôi nó chung, chăn nuôi bò nói riêng có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và trong đời sống xã hội, phát triển chăn nuôi và phối hợp đúng đắn với ngành trồng trọt là cơ sở để phát triển nông thôn toàn diện và bền vững trên cơ sở sử dụng đầy đủ, hợp lý ruộng đất, sức lao động và cả tư liệu sản xuất khác. Việc phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và công nghiệp chế biến là rất cần thiết cho nền kinh tế quốc dân. Là cơ sở khoa học của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. 2. Ý nghĩa của chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam và Thanh Hoá 6 Chăn nuôi là một ngành trong hai ngành sản xuất chủ yế của nông nghiệp. Sản phẩm chính của chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho mỗi quốc gia. Theo quan niệm hiện đại, vai trò ngành chăn nuôi được đánh giá bởi bị thế của nó trong việc biến đổi cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng. Chăn nuôi bò sữa là ngành sản xuất quan trọng của hầu hết các nước nông nghiệp trên thế giới. Sữa bò là một trong những thực phẩm cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao và tương đối hoàn chỉnh, dễ tiêu hoá, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường thể lực và cải tạo nòi giống đặc biệt là đối với những nước kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng trên 10% (năm 1997). Vì vậy, phát triển chăn nuôi bò sữa đang rất được quan tâm thông qua chương trình chống suy dinh dưỡng trẻ em của Chính phủ. Chăn nuôi bò sữa là ngành sản xuất hàng hoá và là ngành có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với những nước có tiềm năng về đồng cỏ và nguồn lao động lớn. Đối với Việt Nam, chăn nuôi bò sữa phát triển góp phần quan trọng vào vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động và thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo xu hướng ngày càng có hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, việc phát triển chăn nuôi bò sữa đang trở thành vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Quan điểm định hướng chủ yếu là: "Nuôi bò nhằm mục đích chính là cung cấp thịt, sữa và một phần sức kéo Ngoài hướng dùng phương thức chăn nuôi bò sữa lai, cung cấp sữa tươi tại chỗ ở các địa bàn hiện nay, đặc biệt là Thanh Hoá, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cần thông qua việc lai tạo, chọn lọc, mở rộng diện tích khai thác bò lai sind lấy sữa, nhằm tăng khả năng cung cấp sữa ở các địa bàn trong chương trình sind hoá." 7 Thanh Hoá cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của cả nước và cũng là một thành phố lớn của đất nước, nhu cầu về sữa đặc biệt là sữa tươi tăng nhanh. Trong tương lai, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, sự hình thành thói quen dùng sữa trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân với tốc độ tăng dân số cũng như tăng lượng khách du lịch tới Thanh Hoá (có khu du lịch bãi biển Sầm Sơn là một trong những khu du lịch lớn của cả nước ). Trong tương lai, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, sự hình thành thói quen dùng sữa trong bữa ăn hàng ngày cảu nhân dân và với tốc độ tăng dân số cũng như lượng khách du lịch tới Thanh Hoá, nhu cầu về sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ phải tăng rất nhiều so với hiện tại. Chính vì vậy, việc phát triển chăn nuôi bò sữa ở Thanh Hoá là yêu cầu cấp thiết trong những năm tới. Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở Thanh Hoá đang là mối quan tâm, lo ngại của các cấp, các ngành trong thành phố. Vấn đề này đã được Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đề cập tới trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam "phấn đấu mỗi năm thu hút thêm 1,3- 1,4 triệu lao động có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75%. Thực tế, cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá trong những năm qua còn chưa hợp lý, vì vậy phát triển chăn nuôi bò sữa còn góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn theo hướng ngày càng hiệu quả hơn. Ngoài ra ở nước ta đã có các nhà máy sữa như Vinamilk, ông Thọ Đặc biệt là Thanh Hoá có nhà máy đường Lam Sơn và đang xây dựng nhà máy chế biến sữa tại khu công nghiệp Lễ Môn với công suất là 12.000 tấn/ năm để thu gom toàn bộ lượng sữa tươi sản xuất ra của tỉnh và các vùng lân cận. Phát triển chăn nuôi bò sảu sẽ góp phần đáp ứng nguyên liệu tại chỗ giảm ngoại tệ để nhập khẩu sữa bột, bơ cũng góp phần giảm chi phí sản xuất sữa cho nhà máy, giảm giá thành sản phẩm. 8 Vậy phát triển chăn nuôi bò sữa ở Thanh Hoá là vấn đề có ý nghía thiết thực trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sữa tươi và các sản phẩm từ sữa cho nhân dân và khách du lịch. Bên cạnh đó, nó còn là giải pháp quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ đó góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát triển chăn nuôi không những góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho gia đình cà xã hội nâng cao mức sống của nhân dân mà còn là ngành sản xuất hàng hoá tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến sữa còn non trẻ mới hình thành ở thành phố Thanh Hoá hạn chế việc sử dụng ngoại tệ vào việc nhập sữa bột, bơ, góp phần giảm chi phí sản xuất, chế biến sữa. II. Đặc điểm phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa 1. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành chăn nuôi 1.1. Đối tượng tác động của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động vật. Để tồn tại, các đối tượng này luôn luôn cần đến một lượng thức ăn tối thiểu cần thiết thường xuyên. Do đó, bên cạnh việc đầu tư cơ bản cho đàn vật nuôi phải đồng thời tính toán phần đầu tư thường xuyên về thức ăn để duy trì và phát triển đàn vật nuôi này. Nếu cơ cấu đầu tư giữa hai phần trên không cân đối thì tất yếu sẽ dẫn đến dư thừa lãng phí hoặc sẽ làm chậm sự phát triển, thậm chí phá huỷ cả đàn vật nuôi. Đồng thời phải đánh giá chu kỳ sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi một cách hợp lý sản phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị đào thải để lựa chọ thời điểm đào thải, lựa chọn phương thức đầu tư mới hay duy trì tái tạo phục hồi. 1.2. Chăn nuôi có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang tính chất nh sản xuất công nghiệp hoặc di động phân tán mang tính chất nh sản xuất nông nghiệp. 1.3. Chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. Do vậy, tuỳ theo mục đích sản xuất để quyết định là sản phẩm chính hay sản phẩm phụ và lựa chọ phương hướng đầu tư. 9 2. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành chăn nuôi bò sữa 2.1 Bò sữa là một loại động vật có hệ thần kinh cao cấp, được con người thuần hoá, chăm sóc, nuôi dưỡng lai tạo theo hướng cho sữa từ nghìn năm nay, nó chịu tác động của nhiều yếu tố sinh thái môi trường. Sự tạo sữa không phải là quá trình tích luỹ vật chất giản đơn mà là quá trình sinh lý phức tạp diễn ra trong tế bào tuyến sữa được tổng hợp từ các nguyên liệu trong máu. Theo các nhà khoa học thì để sản xuất ra 1 lít sữa bình quân phải có 540 lít máu chảy qua tuyến vú. Bò sữa được hình thành từ các vùng sinh thái khác nhau: từ vùng lạnh lẽo ở Bắc Âu đến các vùng nhiệt đới Èm ở Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á. Tuy nhiên các vùng sinh thái khác nhau này đã hình thành các giống khác nhau: các giống bò sữa cao sản chủ yếu được tạo thành ở xứ lạnh còn các giống bò cho năng suất sữa thấp chịu được nóng, Èm và điều kiện kham khổ hình thành ở xứ nóng. Các yếu tố chủ yếu của sinh thái môi trường có tác động rõ rệt đến bò sữa đó là: nhiệt độ, độ Èm, nguồn nước, đồng cỏ, thức ăn, điều kiện vệ sinh, chăm sóc Thực tế chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã chứng minh đặc điểm này đó là 1960 ta đã nhập 170 bò sữa lang trắng đen Bắc Kinh (nguồn gốc Hà Lan) đem về nuôi ở Ba Vì thì do điều kiện sinh thái không phù hợp nên sinh trưởng phát triển rất kém, khả năng cho sữa giảm hẳn. Từ đặc điểm này đòi hỏi trong quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa cần phải nghiên cứu điều tra, khảo sát kỹ lưỡng các yếu tố sinh thái môi trường và đối chiếu với đặc điểm của từng loại giống đến xác định cơ cấu giống hợp lý cho vùng chăn nuôi khác nhau ở nước ta. 2.2. Bò sữa là một loại tài sản đặc biệt có giá trị cao Trong sản xuất chăn nuôi bò sữa thì bò vắt sữa được xác định đó là một loại tài sản cố định đặc biệt, có giá trị cao. Muốn có được một con bò cái vắt sữa cần phải trải qua các giai đoạn nuôi dưỡng chăm sóc bê cái, tuyển chon bê tơ, lỡ hoặc là phải có vốn lớn để mua bò cái sinh sản. Để thu hồi vốn đòi hỏi phải qua một thời gian nhất định, trung bình từ 8- 10 năm. 10 [...]... tư phát triển bò sữa của tỉnh (đặc biệt là vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn) trong giai đoạn tới Do đó sự phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô lớn của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng là rất cần thiết tạo tiền đề đáp ứng nhu cầu cung cấp sữa tươi cho nhà máy chế biến sữa và đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời nâng cao mức sống của nhân dân II Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở công ty TNHH Lam. .. Việt Năm còn rất nhiều khó khăn, nên đàn bò sữa chă phát triển nhanh, mạnh, vững chắc và đều khắp ở các vùng CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở CÔNG TY TNHH LAM SƠN - SAO VÀNG 29 I Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Thanh Hoá có ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam SơnSao Vàng 1 Các điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hoá Thanh Hoá có diện tích... sữa ở công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng 1 Khái quát tình hình chung của công ty Công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng là công ty liên doanh Lam Sơn Sao Vàng gồm 2 đơn vị thành viên, đồng thời là sáng lập viên, trong đó công ty cổ phần mía đường Lam Sơn góp 90% vốn và nông trường Sao Vàng 10% vốn Phương châm của công ty là phát triển sản xuất theo hướng kinh doanh tổng hợp phát triển nông - công nghiệp- dịch vụ... và trong công nghiệp nói riêng Muốn phát triển chăn nuôi bò sữa tất yếu phải có đất đai để xây dựng chuồng trại, làm bãi chăn thả trồng cỏ và các loại thức ăn khác Do đó, để phát triển chăn nuôi bò sữa cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi Đồng cỏ là một yếu tố quan trọng, quyết định đến quy mô đàn bò sữa và giá thành sản phẩm sữa, thông thường trong chăn nuôi bò sữa người ta cho bò ăn cỏ... trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chăn nuôi, đầu tư thức ăn, thuê lao động mở rộng quy mô chăn nuôi Nh vậy vốn đầu tư cho chăn nuôi bò sữa tương đối lớn, thời gian thu hồi vốn chậm (8- 10 năm) Do đó, việc phát triển chăn nuôi bò sữa không thể làm ồ ạt hay tuỳ tiện được Ngoài ra những cơ sở chăn nuôi của Nhà nước cần phải phát triển các công ty, các trang trại Vốn để nhập một con bò giống sữa. .. nuôi công nghiệp và chế biến sữa của tỉnh Trong thời gian qua tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách phát triển đàn bò sữa tại khu công nghiệp Lễ Môn với công suất 12.000 tấn/ năm Tuy nhiên nguyên liệu là nhân tố sống con của nhà máy để giải quyết vấn đề cấp thiết cho chăn nuôi bò sữa của tỉnh Thanh Hoá là tạo ra đàn bò giống cao sản thuần chủng Từ năm 2002 công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã triển. .. ăn để nuôi bò Với phương thức chăn nuôi quảng canh, tận dụng và kỹ thuật lạc hậu làm giảm sức sản xuất của bò Với phương thức chăn thả thì nhân dân chưa có ý thức nhận khoán trong việc phát triển chăn nuôi bò sữa, vì vậy công tác thú y chưa được đảm bảo bò sữa rất dễ bị mắc bệnh, làm giảm khả năng sống của bò Tuy nhiên, tập quán chăn thả này dần dần thay thế bởi phương thức chăn nuôi theo kiểu công. .. Phương thức chăn nuôi sinh thái đang được thịnh hành phát triển ở các nước đã phát triển và cung cấp sản phẩm cho khu vực tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao Phát triển chăn nuôi bò sữa phải là sự phát triển bền vững Trong thời gian qua, chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam nói chung gặp nhiều khó khăn phát triển không ổn định trong khi ngành chế biến sữa phải nhập ngoại trên 90% nguyên liệu sữa thì sữa tươi... và khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa của UBND tỉnh Thanh Hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung tương đối lớn Do đó, nếu được bảo trợ về giá thì chắc chắn sẽ phát triển mạnh và ổn định Ngoài ra, chính sách thuế về các sản phẩm sữa đã và có tác dụng trực tiếp tới ngành sản xuất sữa VI Khái quát về chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam 26 Ngành chăn nuôi gia súc đặc... sữa theo quy mô tập trung để có thể tiêu thụ sữa dễ dàng hơn Như vậy, để phát triển chăn nuôi bò sữa, ngoài việc nắm vững các đặc điểm của ngành để tìm tòi vận dụng, khống chế sao cho ngành đạt hiệu quả cao nhất thì việc làm tốt công tác bản quản rủi ro và có chính sách hỗ trợ giúp cho người chăn nuôi cũng là động lực quan trọng cho sự phát triển của ngành III Các hình thức phát triển chăn nôi bò sữa . về phát triển chăn nuôi chăn bò sữa. 2 Chương II: Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng. Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của. số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng& quot; là rất cần thiết. Đối tượng nghiên cứu sự phát triển đàn bò sữa, sản lượng sữa của công ty TNHH. của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng. 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA I. Ý nghĩa kinh tế của ngành chăn nuôi và chăn nuôi bò sữa 1. Ý nghĩa kinh tế của ngành chăn nuôi Chăn

Ngày đăng: 05/02/2015, 23:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan