II. Các biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng
4. Tổ chức tốt công tác thú y
Để phát triển đàn bò sữa của công ty ổn định thì cần phải chú ý đến các bệnh liên quan đến việc phòng trù bệnh cho đàn bò sữa. Các loài vật nuôi là những cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh học nhất định do đó chúng rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên. Mỗi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, về sự chăm sóc của con người đều tác động
trực tiếp đến quá trình phát triển của chúng và đương nhiên là ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất. Muốn hạn chế và loại trừ những tác động xấu đến vật nuôi thì có nhiều biện pháp trong đó phải kể đến biện pháp thú y.
Nhiệm vụ của công tác thú y là bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Ngoài mục đích bảo vệ sức khoẻ cho vật nuôi, công tác thú y còn có nhiệm vụ bảo vệ con người tránh được bệnh lây nhiễm trực tiếp từ động vật hoặc những bệnh do thức ăn gây ra, làm tăng sữa khoẻ cho người lao động.
Trước đây chăn nuôi chưa phát triển cộng với cơ chế bao cấp về kinh tế, thiếu thốn vật tư trang thiết bị, thiếu thông tin khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, cán bộ không được thường xuyên đào tạo lại đã làm cho công tác thú y kém phát triển. Những năm qua khi chuyển sang cơ chế thị trường, những tồn tại khách quan trên đã từng bước được khắc phục và theo đó ngành thú y cũng từng bước phát triển lên. Trong thời gian tới, để ngành thú y có năng lực và sức mạnh hoàn thành nhiệm vụ thì:
- Nhà nước phải tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới thú y từ trung ương đến cơ sở với trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại đảm bảo chữa trị, phòng trừ dịch bệnh cho chăn nuôi, chú ý phát triển mạng lưới thú y cơ sở.
- Kiện toàn tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thú y có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết những vấn đề lý luận thực tiễn của ngành. Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ, tạo môi trường làm việc thuận lợi đối với những người làm việc trong lĩnh vực này. Về đào tạo cán bộ kết hợp đào tạo tại chỗ cùng với đào tạo tại các trường Đại học, các viện có chuyên ngành thú y. Nhà nước cần hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo, có như vậy mới thu hút được đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực này.
- Đầu tư nghiên cứu sản xuất ra các loại thuốc thú y vacxin phòng trừ dịch bệnh đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi, các loại thuốc thú y phải đảm bảo chất lượng đồng thời hạ giá thành.
- Trong tổ chức cung cấp dịch vụ thuốc thú y phải được sự chi phối của Nhà nước và của ngành thực hiện đúng pháp lện về thú y, tránh tình trạng sử dụng thuốc thú y sai mục đích và hiệu quả thấp.
- Đẩy mạnh việc quản lý của Nhà nước trong các lĩnh vực thanh toán dịch bệnh, kểm tra vệ sinh sản phẩm chăn nuôi, kiểm dịch vận chuyển gia sóc... trong thời gian tới tất yếu phải được tăng cường đồng bộ.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, xây dựng đồng bộ phù hợp với sinh lý và chức năng sản xuất của vật nuôi, đảm bảo mùa đông Êm, mùa hè mát và mùa mưa khô ráo. Có như vậy mới đảm bảo vật nuôi phát triển nhanh, hạn chế dịch bệnh.
- Các trạm thú y huyện thường xuyên tiêm phòng vacxin phòng chống các bệnh nhiệt thán, tụ huyết trùng miễn phí cho bò sữa. Ngoài ra, công ty cần có đội ngũ bác sĩ thú y và kỹ sư chăn nuôi để tiện theo dõi đàn bò sữa của công ty từ bệnh khó đẻ đến các bệnh thông thường của bò sữa. Mỗi bác sĩ thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo công nhân chăn nuôi trong trại biết cách phát hiện phòng trừ bệnh tật cho bò.
- Tiến tới từng bước xây dựng nền khoa học và công nghệ thú y của thời đại sinh học phân tử và công nghệ sinh học hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của chăn nuôi, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào nước ta. Sau 10 năm nữa chúng ta có thể xây dựng một nền khoa học hiện đại hoà nhập với trình độ chung của thế giới và trước hết là các nước trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc...
- Nhà nước chỉ đạo xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở những vùng chăn nuôi bò sữa. Trong 3 năm đầu kể từ khi triển khai dự án, Nhà nước hỗ trợ kinh phí để tiêm phòng định kỳ vacxin lở mồm long móng, kiểm tra và xét nghiệm định kỳ các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và sản khoa cho đàn bò sữa.
- Nhà nước tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến rộng rãi việc phòng trị bệnh đối với bò sữa, vệ sinh thó y đối với sản phẩm sữa.