Tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa tươi của công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam sơn- sao vàng (Trang 50)

II. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng

4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa tươi của công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng

Sơn- Sao Vàng

Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là vấn đề rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của cơ sở sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả không đơn giản là bán hết số hàng với giá cả hợp lý mà còn đòi hỏi thời gian bán ra ngắn nhất, lượng tiền thu về nhanh nhất.

Sữa bò tươi là một trong những sản phẩm nông nghiệp dễ bị hư hỏng nên đòi hỏi khá nghiêm ngặt về thời giam tiêu thụ, sơ chế, bảo quản. Chính vì vậy, việc tiêu thụ sữa tươi là một trong những khâu quan trọng của quá trình chăn nuôi bò sữa. Nó là mắt xích cuối cùng quyết định hiệu quả của ngành, việc tiêu thụ sản phẩm này đòi hỏi phải nhanh chóng với những phương tiện chuyên chở, bảo quản thích ứng. Nói cách khác việc tiêu thụ sữa tươi đòi hỏi phải lựa chọn được những kênh tiêu thụ phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành. Thực tế ngành chăn nuôi gia súc đặc biệt là gia súc lấy sữa đã trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới nhất là các nước kinh tế phát triển như Châu Âu, Châu Mỹ. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy sản lượng sữa tươi trên thế giới tang nhanh trong những năm 2003- 2004.

Biểu 10: Sản lượng sữa bò tươi trên thế giới

Đơn vị: 1.000 tấn

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004

Tổng cộng 398.040 404.123 Châu Âu + EU- 25 + Nga 183.844 132.044 33.000 182.279 131.119 32.200

+ Uraina 13.400 13.280 - Châu Mỹ + Mỹ + Braxin + Mexico 126.851 77.253 22.860 9.784 128.555 77.525 23.100 9.900 - Châu á + Ên Độ + Trung Quốc 62.363 36.500 17.463 67.912 37.500 22.052 - Châu Đại Dương

+ Newzealand + Australia 24.982 14.346 10.636 25.377 15.000 10.377

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam.

Như vậy, trong 2 năm gần đây tổng sản lượng sữa của thế giới đã tăng lên 1,528% trong khi đó 2 châu có ưu thế về sản xuất sữa tươi lại có xu hướng giảm xuống cụ thể là Châu Âu (từ 44,19% xuống còn 45,104%), Châu Mỹ (từ 31,87% xuống còn 31,81%); còn Châu á và Châu Đại Dương lại có xu hướng tăng lên cụ thể Châu á (từ 15,67% lên 16,8%), Châu Đại Dương (từ 6,27% lên 6,286%). Điều này chứng tỏ là trong cơ cấu tổng sản lượng sữa của thế giới Châu á đang ngày càng phát triển chăn nuôi bò sữa để tạo ra ngày càng nhiều sản lượng sữa để đỡ phải nhập khẩu sữa bột từ các nước khác.

Ở Việt Nam đến hết năm 2002 đã có 59.000 con bò sữa với tổng sản lượng 95.000 tấn sữa, trong đó khu vực miền Bắc có 12.000 con, miền Nam có 45.000 con, miền Trung là 1.000 con và Tây Nguyên 1.000 con. Như vậy chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đang con ở quy mô nhỏ, đến tháng 6 năm 2003 cả nwocs đã có tới 70.000 con bò sữa. Dó sữa là nguồn thức ăn quý giàu dinh dưỡng rất cần thiết với đời sống con người nhưng chưa phải là loại thức ăn thông dụng phổ cập trên toàn thế giới, những nước có nền kinh tế phát triển , đời sống nhân dân cao sữa và các sản phẩm của nó đã trở thành món ăn hàng ngày của nhân dân. Ngược lại những nước kinh tế kém phát triển sữa được coi là thức ăn đặc biệt cho những người có thu nhập cao hoặc là chỉ được

dùng đối với người ốm yếu, bệnh tật, già cả, thai nghén, trẻ sơ sinh. Do đó ở các nước khác nhau thì tình hình tiêu thụ sữa và những sản phẩm từ sữa cũng rất khác nhau, mức chênh lệch có thể từ vài chục lần đến vài trăm lần. Cụ thể, mức sữa tươi tự sản xuất ở nước ta chỉ đạt 0,23 kg/ người/ năm (1995) và khoảng 0,53 kg/ người/ năm (năm 2001) trong khi đó ở các nước trong khu vực là 10- 40 kg/ người/ năm, nhiều nước đạt trên 200 kg. Theo ước tỉnh của cụ KNKL- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến nay sức tiêu thụ sữa trong nước khoảng 7 kg/ người/ năm đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng đời sống con người ở mỗi quốc gia. Do vậy sữa chế biến và sữa tươi đang là một nhu cầu lớn của người tiêu dùng. Giá sữa tươi nhập khẩu năm 2000 là 6.300- 10.500 đồng/ kg. Lượng sữa nhập khẩu chiếm 93,2% tổng sản lượng sữa tiêu thụ trên thị trường cả nước. Có thể nói sữa tươi là một thị trường đầy tiềm năng cả trong hiện tại lẫn tương lai cần được quan tâm và khai thác. Hiện tại, lượng sữa tươi mà công ty cung cấp cho nhà máy chế biến chưa nhiều 2.073 tấn (năm 2003) và 3.928 tấn (năm 2004). Do vậy mà tỉnh Thanh Hoá cần phải phát triển nhanh đàn bò sữa để cung cấp lượng sữa tươi lớn cho nhà máy chế biến. Công ty mía đường Lam Sơn cùng với UBND tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng nhà máy chế biến sữa tại khu công nghiệp Lễ Môn với công suất 12.000 tấn/ năm sẽ đưa vào hoạt động vào quý I năm 2005.

Với lượng sữa hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có khoảng 3.500 tấn sữa kết hợp với lượng sữa mà công ty sản xuất ra thị cũng mới chiếm được 1/3 công suất của nhà máy chế biến sữa. Ngoài ra, Thanh Hóa còn co nhà máy chế biến đường, bánh kẹo và các đại lý bán sữa tươi cho khách du lịch. Do vậy để cỏ đủ lượng sữa cung cấp cho nhà máy chế biến cần phát triển nhanh đang bò sữa và có kế hoạch thu gom sữa tươi ở các hộ nông dân trong toàn tỉnh nhằm đáp ứng được lượng sữa tiêu dùng của người dân trong tỉnh và tiến tới là giảm lượng sữa nhập khẩu của nước ta.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam sơn- sao vàng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)