ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng
1. Các điều kiện tự nhiên của tỉnh Thanh Hoá
Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.168,3 km2 (đứng thứ 7/61 tỉnh thành phố trong cả nước); dân só 3.429.610 người gồm các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Tày, Hơ mông, Dao; mật độ 307 người/ km2 xếp vào loại trung bình so với các tỉnh và thành phố khác.
1.1. Vị trí địa lý và địa hình của tỉnh Thanh Hoá
1.1.1. Vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía Nam giáp Nghệ An; Phía Tây Nam giáp Lào; phía Đông giáp Biển Đông bờ biển dài 102 km.
Toạ độ địa lý 19018'- 20020' vĩ độ Bắc; 104022'- 106004' kinh độ Đông. Chiều rộng từ Đông sang Tây là 110 km, từ Bắc xuống Nam là 100 km, cách Hà Nội 150 km.
Thanh Hoá năm ở vị trí của ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Năm Bộ, đó là một vị trí thuận lợi cho giao lưu hàng hoá.
1.1.2. Địa hình
Thanh Hoá có địa hình tương đối phức tạp thấp dần từ Tây sang Đông chia thành 3 vùng sinh thái có đặc trưng rõ rệt:
- Vùng núi và trung du bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành. Diện tích tự nhiên trên 800 ngàn ha (chiếm 2/4 lãnh thổ); độ cao trung bình vùng núi là 600- 700 m, độ dốc trên 250; vùng trung du có độ cao trung bình 150- 200 m, độ dốc 15- 20o.
- Vùng đồng bằng gồm 10 huyện, thị: Thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, Thọ Xuân, Đông Sơn, Nông Cống, Triệu Sơn, Hà Trung, Yên Định,
Thiệu Hoá, Vĩnh Lộc; độ cao trung bình 5- 15 m xen kỹ các đồi và núi đá vôi độc lập.
- Vùng ven biển gồm 6 huyện, thị: thị xã Sầm Sơn, Quảng Xương, Nga Sơn, Hoằng Hoá, Hậu Lộc và Tĩnh Gia.
Địa hình cùng đất mà công ty xây dựng là tương đối bằng phẳng, thoải dần về phía Tây Bắc- Đông Nam.
1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết của tỉnh Thanh Hoá
- Thanh Hoá nằm trong khi vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Đặc biệt là sự xuất hiện của một thời kỳ khô nóng Tây Nam vào đầu mùa hạ (tháng 5 có tới 20- 30 ngày gió Tây). Bão đổ bộ nhiều nhất vào bờ biển vùng này là thánh 9 gây nên gió lớn, mưa to.
- Gió có tần số khác nhau xuất hiện theo các hường thịnh hành là Đông Nam, Bắc, Tây Bắc và Tây với tốc độ trung bình 1,8 m/s; tốc độ gió cực đại có thể đạt tới 39 m/s đáng chú ý là gió Tây khô nóng thường gây bất lợi cho sản xuất và đời sống.
- Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23- 240C, giảm dần khi lên vùng núi (200C). Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C (từ tháng 12 đến tháng 3). Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình vào khoảng 17- 180C (cao hơn đồng bằng Bắc Bộ trên dưới 10C). Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ không lớn, trung bình năm vào khoảng 6- 80C.
- Lượng mưa trung bình năm 1.600- 2.000 mm. Lượng mưa phân bố không đề trên các vùng lãnh thổ. Số ngày mưa từ 130- 150 ngày, mùa mưa thường kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10; các tháng mưa nhiều nhất là 8, 9, 10. Đặc biệt nổi bật là trong mùa mưa, từ tháng 8 đến tháng 10 tập trung đến 60- 80% lượng mưa của cả năm nên dễ gây ra lò lụt nhất là vùng thấp như Hà Trung.
Với điều kiện khí hậu như trên, cần chú ý chăm sóc đàn bò vào những thời gian có thời tiết lạnh hoặc thời tiết nóng do ảnh hưởng của gió Lào... Bò sữa rất mẫn cảm với các thay đổi của môi trường, đặc biệt là sự thay đổi của
độ Èm và nhiệt độ môi trường. Do vậy, trong chăn nuôi bò sữa ở Thanh Hoá phải chú ý khắc phục sự tăng quá cao của độ Èm và nhiệt độ, nhất là trong các tháng có độ nóng, Èm cao.
1.3. Điều kiện về đất đai
Diện tích đất tự nhiên là 1.116.833 ha gần 10 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau. Hiện tại đất đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mới được 252.691 ha (chiếm 22,6%) diện tích đất tự nhiên trong đó đất thích hợp trồng lúa năng suất cao khoảng 100.000 ha, đất để xây dựng chuồng trại và chăn nuôi bò sữa của công ty là 10 ha. Đất đai của Thanh Hoá còn nhiều tiềm năng là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia sóc.
2. Các đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Thanh Hoá
2.1. Dân số và lao động
Tính đến tháng 4/1999 dân số tỉnh Thanh Hoá là 3.467.609 người, trong đó dân số vùng đồng bằng là 1.539.462 người, vùng ven biển là 1.101.937 người và vùng núi là 826.210 người; mật độ dân số theo các tùng sinh thái tương ứng là 933, 972 và 104 người/ km2; trung bình toàn tỉnh là 307 người/ km2.
Tuy nhiên do địa hình phức tạp, mà ở Thanh Hoá sản xuất phát triển không đều, số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn nhưng mức sống của đại bộ phận này còn thấp đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Đặc điểm này chi phối sức tiêu thụ hàng hoá, gây kìm hãm sức sản xuất.
Lực lượng lao động xã hội toàn tỉnh năm 1998 là 1,465 triệu người; năm 2000 là 1.726 triệu người; lao động không có việc làm đang ngày một tăng: khu vực thành thị chiếm 6,46% và đặc biệt là khu vực nông thôn lao động việc làm là 26,4%. Như vậy lao động không có việc làm khoảng 268,9 nghìn người, đến năm 2005 con số này là 170,9 ngàn người và đến năm 2010 sẽ là 102 ngàn người. Do vậy nhu cầu việc làm là một nhu cầu bức bách của tỉnh Thanh Hoá.
Về chất lượng lao động: là một tỉnh có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo và có trình độ học vấn khá (gồm 44.174 cán bộ khoa học kỹ thuật, trong đó trên 400 thạc sĩ và 60 tiến sĩ, gần 22.000 người có trình độ đại học, số còn lại có trình độ cao đẳng). Khu vực sản xuất nông nghiệp, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động có trình độ trung cấp đến đại học còn rất thấp, đa số là lao động giản đơn. Do đó cần có chính sách đào tạo nghềm chính sách đãi ngộ cho lực lượng lao động ở nông thôn để có thể tiếp cận và thích nghi với cơ chế thị trường, nhăm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hệ thống giao thông có 263 km đường rải nhựa, 399 km đường đá, 4.181 km đường cấp phối và đường đất. Đồng thời có hệ thống đường sắt nối liền các tỉnh trong cả nước. Mật độ đường bộ là 43,3 km/ 100 dân, đang ở vào mức trung bình cả nước, ở mức cao hơn so với các tỉnh ở vùng khu IV cũ. Mật độ đường phân phố không đều, chất lượng giao thông còn thấp. Đường huyện, đường xã và liên xã có tổng chiều dài là 2.942 km hầu hết là đường cấp phối và đường đất. Hệ thống đường đô thị hiện chưa đáp ứng nhu cầu.
- Hệ thống cấp và thoát nước: Hệ thống thuỷ lợi cà mức độ cơ giới hoá trong sản xuất được ưu tiên phát triển. Tuy đã tăng cường hệ thống đê, kè, cống và năng lực tưới tiêu nhưng chỉ có 50,5% diện tích gieo tròng được tưới tiêu chủ động, 70% hệ thống công trình tiêu úng là tự chảy đảm bảo tiêu úng cho trên 60% diện tích. Ngoài ra hệ thống nước sách như giếng khoan, nước máy cũng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
- Điện: mạng lưới điện Thanh Hoá đã được phát triển khá, đến nay đã có 596 xã phường có điện lưới, số còn lại chưa có thuộc diện vùng sâu, vùng xa.
- Về thông tin liên lạc: thông tin, liên lạc đang từng bước hiện đại hoá để phục vụ cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống. Toàn tỉnh có bưu điện trung tâm và 71 bưu cục huyện thị và cơ sở, có 2.102 máy điện thoại, bình quan 1 vạn dân có 6,3 máy (riêng khu vực thành phố thị xã bình quân 30 máy cho 1 vạn dân). Mạng lưới điện thoại đã được nối liền từ tỉnh đến các huyện, xã có thể liên lạc trực tiếp với các tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò sữa đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm.
- Công nghiệp chế biến: hiện nay Thanh Hoá chưa có nhà máy chế biến sữa để hoạt động mà mới chỉ có nhà máy đường Lam Sơn, nhà mày bánh kẹo và đang xây dựng nhà máy chế biến sữa ở Lễ Môn. Do đó, trong vài năm tới thì công tác tiêu thụ sữa là rất thuận lợi với công suất của nhà máy chế biến sữa là 12.000 tấn/ năm.
Tóm lại, tất cả những căn cứ trên là những điều kiện để có tính quyết định để thực hiện chiến lược đầu tư phát triển bò sữa của tỉnh (đặc biệt là vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn) trong giai đoạn tới. Do đó sự phát