II. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng
2. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty
2.1. Tình hình phát triển về số lượng đàn bò sữa
Nhìn chung phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 1991- 1998 có tăng nhưng chưa ổn định, cơ cấu sản phẩm trong ngành nông nghiệp còn nặng về trồng trọt, giá trị chăn nuôi và dịch vụ còn thấp. Trong khi đó chăn nuôi là ngành chăn nuôi truyền thống của nhân dân ta, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa đang có giá trị kinh tế cao góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho người dân. Đàn bò ở Thanh Hoá chủ yếu là giống bò vàng có tầm vóc nhỏ bé, năng suất thịt và sữa đều thấp. Tính đến năm 1999 thì Thanh Hoá đã tạo được 2.953 con bò phối giống có chữa trong đó nhảy trực tiếp là 741 con và thụ tinh là 2.212 con. Trọng lượng đàn bò này đạt trên dưới 300 kg. Bò sữa F1 đạt năng suất 8- 10 lít/ ngày; một chu kỳ (300 ngày) được 2.400- 3.000 lít sữa. Đàn bò cái trên 2 tháng tuổi của toàn tỉnh Thanh Hoá trong các năm tà 1995- 1999 dao động ở mức 78.410 con (năm 1996) đến 81.367 con (năm 1999) chiếm tỷ lệ 36% tổng đàn. Trong 3 vùng sinh thái thì vùng trung du miền núi có số lượng bê cái trên 2 tháng tuổi là 32.955 con (năm 1995) và đến năm 1999 con số này là 32.195 con, vùng đồng bằng tương ứng là 25.974 con và 28.399 con, vùng ven biển là 20.686 và 21.502 con. Vượt qua khó khăn đến năm 2004 ngành chăn nuôi tỉnh Thanh Hoá đãđạt được những kết quả khả quan, gần 500.000 con trâu, bò hơn
51.000 con dê. Thanh Hóa đã vươn lên là một trong những tỉnh có đàn gia sóc, gia cầm lớn nhất các tỉnh phía Bắc. Trong năm 2004 Thanh Hoá đã có sản lượng hàng hoá gần 103.000 tấn thịt hơi các loại, 145 triệu quả trứng và đặc biệt đã có sản phẩm mới trên 3.500 tấn sữa tươi. Đây là một trong những ngành chăn nuôi Thanh Hoá có sản phẩm hàng hoá đạt giá trị cao nhất và đã đưa tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt trên 24% (tăng 3,2%) so với năm 2003.
Hiện nay đàn bò Thanh Hoá đã có 282.300 con tăng 16% so với năm 2003 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Các huyện Yên Định, Thạch Bàn, Quan Hoá tăng từ 40% đến trên 43%, 10 huyện khác tăng trên 20% đến 30%. Quan trọng là tốc độ đàn bò đã được cải thiện đáng kể. Từ giống bò cóc thấp bé, nhẹ cân, tỷ lệ thịt và sữa rất thấp, Thanh Hoá đã nhanh chóng triển khai chương trình cải tạo tầm vóc đàn bò, trong đó riêng năm 2004 này mạng lưới dẫn tinh viên đã phối giống thành công gần 33.000 con bê lai, đưa số lượng đàn bò lai zêbu lên 85.000 con (chiếm 30,1% tổng đàn) trong đó đã lai tạo được gần 7.000 bò lai F1 để làm nền cho các chương trình tạo giống bò sữa và bò thịt chất lượng cao. Hiện nay Thanh Hoá đã cải tạo được 120.000 con bò cái sinh sản nhằm thỏ màn nhu cầu cải tạo giống bò cao sản sữa đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho tỉnh. Riêng dự án phát triển đàn bò sữa và chế biến sữa là dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, UBND tỉnh Thanh Hoá đã chọn công ty cổ phần mía đường Lam Sơn làm chủ dự án, Ngoài các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chung của tỉnh, công ty cổ phần mía đường Lam Sơn cũng đã có nhiều cơ chế khuyến khích người chăn nuôi tổ chức giống bò ngoại, lai tạo đàn bò sữa, xây dựng nhà máy chế biến sữa... Đến nay, công ty đã có đàn bò sữa và bê sữa thuần trên 1.800 con, trong đó có 1.000 con đang có chửa lứa thứ 2 và 3. Ngoài ra tại các huyện tham gia dự án cũng đã lai tạo được hơn 725 con bò và bê lai hướng sữa, trong đó Thọ Xuân có 380 con, huyện Thiệu Hoá có 125 con, Hoằng Hoá 130 con... đưa tổng đàn bò sữa, bê sữa lên 2.525 con (tăng gấp đôi so với năm 2003). Riêng
tại điểm nuôi tập trung Sao Vàng có gần 1.400 con bò và bê sữa thuần ngoại, trong đó có gần 1.000 con đang cho sữa, công ty đã đầu tư trên 10 tỷ đồng lắp đặt giàn vắt sữa tự động 40 con/ lượt cùng các thiết bị, phương tiện chứa sữa, chế biến thức ăn thô dự trữ... Công ty cũng đang khẩn trương hoàn thiện nhà máy chế biến sữa công suất 12.000 tấn/ năm tại khu công nghiệp Lỗ Môn để đưa vào hoạt động trong quý I - 2005. Năm 2003, công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng đã có tổng đàn bò sữa là 1.351 con trong đó có 928 con bò cái sinh sản. Tổng lượng sữa tươi sản xuất ra cho công nghiệp chế biến sữa là 2.073 tấn/ năm
Biểu 3: Quy mô đàn bò công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng năm 2003 Chỉ tiêu Đơn vị Đầu con Tỷ lệ (%)
Tổng đàn bò sữa + Cái sinh sản con con 1.351 928 100 68,7 Sản lượng sữa tươi tấn/ năm 2.073
Nguồn: Đoàn thiết kế - khảo sát - quy hoạch nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá
2.2. Sản lượng sữa hàng năm của công ty
Cùng với sự phát triển của đàn bò sữa thì sản lượng sữa hàng năm của công ty sản xuất ra cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn biểu hiện qua biểu số
Biểu 4: Sản lượng sữa hàng năm
Đơn vị: tấn
Năm 2003 2004
Sản lượng sữa tươi 2.073 3.928
Nguồn: Đoàn TK- KS - QH nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Như vậy, lượng sữa của công ty mới chỉ đáp ứng 1/3 công suất của nhà máy chế biến sữa. Do vậy, công ty cần phải phát triển nhanh đàn bò sữa cả về
quy mô và chất lượng để đáp ứng nhu cầu về sữa nguyên liệu cho nhà máy chế biến sữa tránh tình trạng nhà máy chế biến sữa phải ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu sữa tươi để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
2.3. Tình hình thâm canh chăn nuôi bò sữa ở công ty
2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho chăn nuôi bò sữa của công ty a. Con giống
Năng lực sản xuất của đàn bò sữa không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc nhiều vào cơ cấu giống đàn bò. Đàn cái sinh sản càng nhiều thì khả năg cho sữa càng lớn. Tuy nhiên, để tái sản xuất đàn một cách chủ động thì nhóm bò hậu bị và bê hướng sữa cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, tuỳ theo yêu cầu mở rộng quy mô đàn mà có tỷ lệ thích ứng giữa các nhóm bò trong đàn. Hiện nay, có rất nhiều giống bò cao sản như: bò lai trắng đen Hà Lan (Holsin Friesian - HF) các nước thường dùng bò này để lai tạo vớibò địa phương để tạo ra các con lai F1, F2. Đặc điểm của bò HF là bò đưac giống tố nặng đến 1 tấn, bò cái nặng 450- 600 kg, bê sơ sinh cân nặng 35- 40 kg. Bò Jersey, bò nâu Thuỵ Sỹ (Brown Swiss), bò Zebu giống Red Sindhi, giống bò địa phương (là giống bò vàng Việt Nam). Để đạt được năng suất sữa là thịt cao đồng thời với khả năng thích nghi tốt ở Việt Nam cần có các bò lai hướng sữa như bò lai Hà Lan F1, F2, F3. Hiện tại Thanh Hoá có 233.358 con trong đó có 63.007 con là bò lai Zebu ở các tỷ lệ máu khác nhau (chiếm 27%), trong đó bò lai này có 40% là bò cái sinh sản (25.203 con). Tuy nhiên sự phân bố số lượng đàn bò cũng như tỷ lệ bò lai Zevu này ở các vùng, các huyện là không đều.
Biểu 5: Số lượng bò giống của tỉnh Thanh Hoá
Đơn vị: con
Hạng mục Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Nhập bò cái sữa 200 300 500
Đàn bò địa phương 5.400 2.000 3.000
Số lượng bò này tỉnh Thanh Hoá nhập để bán cho nhân dân nuôi nhăm cung cấp lượng sữa tươi và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng toàn tỉnh.
Để tăng nhanh lượng sữa tươi có chất lượng cao và năng suất cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng toàn tỉnh, công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vang đã nhập 928 con bò cái giống sinh sản có chửa trung bình 5- 6 tháng, con giống Hà Lan thuần chủng của Newzilan để về gây giống tại công ty (năm 2003). Trong thời gian nuôi tân đáo đến năm 2004 ta thấy đã loại thải 9 con và chết 9 con bò cái sinh sản, do đó còn 909 con bò cái sinh sản thuần và đẻ ra được 418 con bê cái 0- 6 tháng tuổi. Đến cuối kỳ ta có 1.524 con bò sữa giống Hà Lan thuần chủng. Như vậy, theo số liệu trên thì công ty đã nhập một lượng bò giống thuần Hà Lan với khối lượng lớn để lai tạo con giống và nhằm tạo ra các con lai F1, F2, F3 của HF với bò lai sind nhằm tạo ra đàn bò có năng suất cao và cung cấp con giống cho nhân dân trong tỉnh nhằm mục tiêu tạo ra đang bò có năng suất cao và chất lượng tốt, khả năng thích nghi tốt.
2.3.2. Sản xuất thức ăn và chế biến thức ăn
a. Thức ăn thô: là thức ăn có khối lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh dướng trong 1 kg thức ăn nhỏ. Hàm lượng chất xơ thô lớn hơn 18% (theo chất khô) trong thức ăn thô, người ta lại phân thanh các nhóm nhỏ là thức ăn xanh, thức ăn ủ tươi, thức ăn củ quả, phụ phế phẩm nông công nghiệp và thức ăn thô khô (như rơm, rạ).
* Thức ăn xanh: bao gồm các loại cỏ xanh, thân là cây còn xanh kể cả một số loại rau xanh và cỏ của những quả nhiều nước... Thức ăn xanh có nhiều nước, dễ tiêu hoá có tác dụng nâng cao sản lượng sữa rõ rệt, các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh có tỷ lệ cân đối, tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng cao, chữa nhiều vitamin, có tính ngon miệng gia súc thích ăn; protein và vitamin trong thức ăn xanh có chất lượng cao hơn thức ăn tinh; có chữa một số chất kích thích sinh trưởng, sinh sản và khả năng tiết sữa. Nếu khẩu phần thức ăn xanh cho bò sữa thiếu cỏ xanh sẽ ảnh hưỡngấu đến hoạt động của buồng tứng đến khả năng thụ thai. Điều này chứng tỏ thức ăn xanh rất
quan trọng đối với bò sữa đặc biệt là bò đang tiết sữa. Yêu cầu chất khô của thức ăn xanh không thấp hơn 1% khối lượng cơ thể. Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, ngọn mía, đọt thơm, vỏ thơm, rau lang, rau muống... là thức ăn xanh đang được sử dụng rộng rãi để nuôi bò sữa hiện nay.
Thức ăn xanh bao gồm cỏ tự nhiên, cá voi và cỏ sả, cỏ họ đậu, vỏ thơm, đọt thơm (quả dứa), ngọn mía. Đây là loại thức ăn chính, ngoài ra một số thức ăn khác như rơm tươi, các loại rau xanh như bắp cải, rau lang, rau muống là nguồn thức ăn có giá trị được sử dụng khá rộng rãi để nuôi bò sữa thay thế một phần cỏ xanh trong những lúc khan hiếm.
* Thức ăn ủ tươi: thức ăn ủ tươi là thức ăn xanh vào hố nén chặt, bịt kín sau một thời gian nhờ quá trình sinh hoá và dưới tác dụng của vi sinh vật thức ăn lên men có vị chua (do sù hinh thành các axit hữu cơ) giúp bảo tồn thức ăn trong thời gian dài.
* Thức ăn củ quả: một số loại củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải... một số loại quả như bầu, bí đao, dưa leo... là loại thức ăn rất tốt cho bò sữa.
* Rơm rạ: rơm lúa sau khi thu hoạch được phươi khô dự trữ là nguồn thức ăn thô khô quanh năm cho bò sữa.
* Phụ phế phẩm công nghiệp: hòm bia (của nhà máy bia Thanh Hoá), xác đậu nành hay bã đậu nanh là phụ phế phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành sông làm tàu hủ (đậu phụ) hoặc sữa đậu nành, xã mì là phụ phế phẩm sau khi đã lấy đi tinh bột từ củ khoai mì (củ sắn), xác mì được dùng trực tiếp cho bò sữa dưới dạng tươi hay phơi khô làm nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp, rỉ mật đường là phụ phẩm của quá trình sản xuất đường từ mía.
Nguồn thức ăn này là khá dồi dào do Thanh Hoá là một tỉnh có diện tích đất trồng nôn nghiệp là chủ yếu. Hiện nay toàn tỉnh có 30.000 ha mía, diên tích ruộng lúa từ 2 đến 3 vụ khá lớn, diện tích đồng cỏ có khoảng 14.000 ha, trong đó ruộng vùng trung du có đến trên 12.000 ha, chưa kể trên 6.000 ha diện tích đất trồng cây lâu năm có thể tận dụng thảm cỏ tự nhiên phía dưới để
chăn nuôi... Hiện nay công ty có 750 ha mía, công ty đã dành 65 ha để trồng cỏ thâm canh, nhu cầu về thức ăn xanh thô 18.500 tấn/ năm cho tổng đàn bò; trong đó cỏ tười là 13.000 tấn (chiếm 70% tổng số). Như vậy, phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty là rất thuận lợi nhất là về nguồn thức ăn xanh.
b. Thức ăn tinh
Là loại thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn lớn (hạt ngũ cốc chứa trên 70% chất bột đường, hạt đậu chắc trên 30% chất đạm, các loại khô dầu chứa từ 35- 45% protein; bột cá, bột thịt có từ 35- 60% chất đạm...) tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng cao. Hàm lượng chất xơ thấp hơn 18%, loại thức ăn này chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin cũng rất phong phó. Do đặc điểm trên, thức ăn tinh trở thành bộ phần quan trọng trong khẩu phần bò sữa, nhất là bò cao sản trong giai đoạn tiết sữa. Trong chăn nuôi bò sữa thức ăn tinh chủ yếu đang sử dụng rộng rãi bao gồm: cám gạo, bột củ mì, bột bắp tấm và gạo, các loại khô dầu, bột cá. Khi cho bò vắt sữa ăn bột cá có chất lượng kém thì sữa có mùi tanh. Hiện nay tỉnh Thanh Hoá đang chủ yếu là trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, đậu tương... chiếm tỷ trọng khá lớn; đặc biệt tỉnh Thanh Hoá có biển Sầm Sơn và Tỉnh Gia đây là tiềm năng rất lớn về sản lượng cá do đó đây là nguồn thức ăn tinh khá lý tưởng và thuận lợi cho bò sữa. Hiện nay, công ty và UBND tỉnh đang xây dựng nhà máy thức ăn gia súc đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa.
c. Thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như chất đạm, khoáng, vitamin... Quan trọng nhất trong số thức ăn bổ sung cho bò sữa là ure và hỗn hợp khoáng, vitamin. Bột xương là nguồn bổ sung phốt pho rất tốt, bột sò chỉ có can xi mà không có phốt pho, giá bột sò rẻ bằng 1/7 giá bột xương, đây là nguồn bổ
sung can xi rẻ tiền nhất và không sợ bị làm giả, khối đá liếm, bánh dinh dưỡng cũng là một trong những loại thức ăn bổ sung khoáng rất tốt.
Biểu 6: Định mức thức ăn cho đàn bò sữa giống Hà Lan thuần chủng
Đơn vị: kg/ con/ năm
TT Phân loại đàn Sữa tươi
TĂ tinh tinh
TĂ
xanh Cỏ khô ủ chua
1 Cái vắt sữa - 1.750 14.600 900 1.800
2 Cái cạn sữa - 1.100 14.600 900 1.800
3 Cái 10- 28 tháng tuổi - 730 9.125 540 720
4 Cái tơ 11- 17 tháng
tuổi - 540 7.300 360 360
5 Cái tơ 7- 10 tháng tuổi - 365 3.650 180 180
6 Bê cái 0- 6 tháng tuổi 500 183 360 90 -
Nguồn: Đoàn thiết kế - khảo sát- quy hoạch nông nghiệp tỉnh Thanh
Hoá
Từ nhu cầu về định mức thức ăn trên ta có
Biểu 7: Nhu cầu thức ăn cho toàn đàn
Đơn vị: tấn/ năm
TT Hạng mục Năm 2003 Năm 2004
1 Sữa tươi 185,9 176,1
2 Thức ăn tinh
+ Thức ăn tinh cho đàn hậu bị
941,6 1.868,9 155,3 3 Thức ăn xanh
+ Thức ăn xanh cho đàn hậu bị