Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành sản xuất mới này

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam sơn- sao vàng (Trang 25)

V. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành sản xuất mới này ngành sản xuất mới này

Trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta sản xuất nông nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng và sự phát triển của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng số một trong chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên sự phát triển nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động đến nó, một trong những yế tố quan trọng đó là vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này đã được kiểm nghiệm ở hầu hết các nước trên thế giới quản lý kinh tế trên tầm vĩ mô của Nhà nước đối với nôngnghiệp chính là sự quản lý, định hướng điều tiết thông qua hệ thống công cụ quản lý của mình nhằm duy trì khuyến khích các quan hệ kinh tế nông nghiệp phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời Nhà nước phải tạo ra những điều kiện và môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành phần. Đối với ngành sản xuất chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay cần có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Trước hết là chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa nh chính sách trợ giá, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách thuế.

Ví dụ miễn thuế đối với lượng sữa hộp sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước, tăng thuế đối với nguồn nguyên liệu sữa đầu tư khai thác các

nguồn nguyên liệu nội địa đồng thời đánh thuế cao đối với các loại sữa thành phần nhập khẩu và có biện pháp chống buôn lậu một cách kiên quyết, triệt để. Kinh nghiệm phát triển ở các nước Đông Nam Á cho thấy ngành sản xuất sữa muốn phát triển được phải có sự khuyến khích, trợ giá, bảo hộ của Nhà nước. ở Malaysia ngay từ năm 1975 Nhà nước đã quyết định nhập một số lượng lớn bò giống tốt từ Óc và Newzilan về phân phối cho các hộ gia đình nuôi và cho các trại quốc doanh. Người nuôi bò sữa phải được qua tập huấn kỹ thuật trước khi nhận bò. ở Inđonexia, Nhà nước đã mạnh dạn thay dần nhập sữa bột bằng cách nhập bò sữa giống tốt cho dân chăn nuôi. Ở Thái Lan cũng có những biện pháp khuyến nông rất cụ thể nhằm phát triển nhanh phần nguyên liệu sữa sản xuất trong nước, giảm dần phần nhập khẩu.

Ở nước ta kinh tế còn nghèo nàn không thể có đủ nguồn ngoại tệ để nhập bò sữa giống tốt với số lượng lớn ngay một lúc được mà biện pháp tốt nhất là nhập tinh đóng viên bò sữa cao sản từ các nước Pháp, Canada, Mêhicô, Cu Ba, Ên Độ để cải tạo dần đàn bò Việt Nam theo hướng sữa, thịt. Giá tinh đóng viên hiện tại cũng khá cao (10- 15 đô la một liều tinh, tuỳ giống bò). Nếu quy ra tiền Việt Nam tính đúng, tính đủ tất cả các khâu: nhập khẩu, vận chuyển, bảo quản thì người dân không thể có đủ chi phí. Vì vậy để phát triển nhanh chóng tạo ra đàn bò lai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo thì Nhà nước cần phải trợ giá gieo tinh (trợ 2/3) hoặc cho không, người nông dân chỉ phải trả công kỹ thuật viên gieo tinh. Hiện nay, chính sách trợ giá và khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa của UBND tỉnh Thanh Hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung tương đối lớn. Do đó, nếu được bảo trợ về giá thì chắc chắn sẽ phát triển mạnh và ổn định. Ngoài ra, chính sách thuế về các sản phẩm sữa đã và có tác dụng trực tiếp tới ngành sản xuất sữa.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam sơn- sao vàng (Trang 25)