Khái quát tình hình chung của công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam sơn- sao vàng (Trang 34)

II. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng

1. Khái quát tình hình chung của công ty

Công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng là công ty liên doanh Lam Sơn - Sao Vàng gồm 2 đơn vị thành viên, đồng thời là sáng lập viên, trong đó công ty cổ phần mía đường Lam Sơn góp 90% vốn và nông trường Sao Vàng 10% vốn. Phương châm của công ty là phát triển sản xuất theo hướng kinh doanh tổng hợp phát triển nông - công nghiệp- dịch vụ thương mại. Bên cạnh việc tăng cường đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, sản lượng 750 ha mía, công

ty đã du nhập 900 con bò sữa từ Australia, từng bước nhân rộng đàn bò, xây dựng chuồng trại, cơ sở vắt sữa tự động. Hiện nay nhà máy sữa đã đi vào hoạt động, quy mô chuồng trại không ngừng mở rộng và ngày cao điểm có tới 20- 30 con bê ra đời nên tổng đàn bò sữa đã tăng lên 1.500 con. Những chuyển hướng sản xuất của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng phù hợp với định hướng phát triển ngành chăn nuôi công nghiệp và chế biến sữa của tỉnh. Trong thời gian qua tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách phát triển đàn bò sữa tại khu công nghiệp Lễ Môn với công suất 12.000 tấn/ năm. Tuy nhiên nguyên liệu là nhân tố sống con của nhà máy để giải quyết vấn đề cấp thiết cho chăn nuôi bò sữa của tỉnh Thanh Hoá là tạo ra đàn bò giống cao sản thuần chủng. Từ năm 2002 công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã triển khai dự án nhập khẩu đàn bò từ Australia về nuôi ở một số địa phương trong tỉnh như Quảng Phú, Xuân Thiên, Thọ Xương, Thọ Vân (Thọ Xương). Đợt 2 công ty nhập 191 con từ Australia về nuôi tập trung tại trại Thọ Sơn theo quy mô vừa và 933 con bò sữa gốc từ Newzealand về nuôi tập trung tại trung tâm bò giống Lam Sơn- Sao Vàng với số vốn công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã đầu tư là 48.445.552.411 đồng, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ cho các hộ tham gia chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa là 4.556 triệu đồng. Trong 2 năm công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã nhập khẩu 1.289 con bò sữa ngoại về nuôi tập trung và trên diện rộng đồng thời ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm sữa, bò giống với từng hộ chăn nuôi ở các địa phương. Đến năm 2004 tổng đàn bò, bê sữa đã tăng lên 1.772 con, trong đó có 1.278 con bò cái sinh sản, 6 con bò đực giống, 357 con bò cái hậu bị và 191 con bê cái. Sản lượng sữa khai thác 6 tháng đầu kỳ năm 2004 đạt 1.054.600 kg, năng suất bình quân 13- 15 kg sữa/ con/ ngày. Tuy nhiên do nhà máy sữa chưa xây dựng xong nên việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân gặp khó khăn nên một số hộ nông dân, chủ trang trại phải bán sữa cho khâu trung gian hoặc bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó chương trình phát triển bò lai hướng sữa chưa được nhiều, theo điều tra toàn tỉnh có khoảng 25.000 con bò lai sind trong đó các

địa phương thuộc vùng quy hoạch dự án gồm Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Yên Định, Triệu Sơn, thành phố Thanh Hoá có khoảng 11.800 con bò lai sind. Trong 2 năm chương trình phát triển đàn bò lai hướng sữa bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã cho số bò cái nền hướng sữa là 1.589 con. Đồng thời công ty còn tạo việc làm cho khoảng 87 lao động và tăng thu nhập cho người lao động góp phần phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.

Biểu 2: Nhu cầu lao động và quỹ tiền lương hàng năm

Đơn vị: người TT Bộ phận sản xuất Số lượng Dự trù lương Mức lương (ngđ/ người/ tháng) Tổng sè (ngđ/ năm) Tổng sè 87 10.450 711.000 I Bộ phận gián tiếp sx 11 6.100 126.000 1 Trại trưởng 1 2.000 24.000 2 Trại phó 1 1.500 18.000 3 Bộ phận tài vụ 2 1.000 24.000 4 Bộ phận kế hoạch và vật tư... 2 1.000 24.000 5 Bộ phận hành chính và bảo vệ 5 600 36.000 II Bộ phận trực tiếp 76 4.350 585.000 1 Bác sĩ thú y 2 1.500 36.000

2 Kỹ sư chăn nuôi 1 1.500 18.000

3 Cán bộ kỹ thuật khác 3 750 27.000

4 Lực lượng lao động trực tiếp khác

70 600 504.000

Nguồn: Đoàn TK- KS- QH nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá Như vậy, nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của công ty là cung cấp lượng sữa tươi lớn cho nhà máy chế biến sữa để tránh tình trạng nhà máy sữa thiếu nguyên liệu và phải ngừng hoạt động đồng thời cung cấp con giống cho các hộ và trang trại kết hợp với việc bao tiêu sản phẩm sữa của các hộ và trang trại trong tỉnh để mở rộng quy mô đàn bò sữa nhằm cung cấp lượng sữa tươi

lớn cho nhà máy chế biến sữa. Trong tương lai sẽ trở thành trung tâm giống bò sữa lớn nhằm đáp ứng nhu cầu về lượng sữa thiếu hụt của cả nước và cung cấp con giống chất lượng cao.

Vậy với những kết quả đạt được, trong tương lai chương trình phát triển đàn bò sữa và sự xuất hiện của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng sẽ có tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tỉnh nhằm đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tạo tiền đề vững chắc cho việc hình thành phát triển đô thị Lam Sơn- Sao Vàng, vùng kinh tế động lực ở miền phía tây của tỉnh Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam sơn- sao vàng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)