Ngành chăn nuôi gia súc đặc biệt là gia súc lấy sữa đã trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển ở Châu Âu, châu Mỹ. Chăn nuôi bò sữa rất được coi trọng và là nguồn cung cấp sữa của các nước trên thế giới, sữa bò luôn chiếm 80% trong tổng sản lượng sữa trên thế giới, năm 1990 đạt trên 483 triệu tấn. Năm 1997 có trên 227,6 triệu con trong đó Châu Á có 70,2 triệu con (đàn bò thế giới gần đây tăng không đáng kể 0,12%/năm) năng suất sữa bình quân 1995- 1997 là 469 triệu tấn. Mức tiêu dùng sữa bình quân đầu người trên thế giới khoảng cách chênh lệch nhau rất xa, các nước phát triển mức tiêu dùng sữa cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Ví dụ: 1993- 1997 mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Rumani là 174,98 kg/ người; Trung Quốc là 2,98 kg/ người. Đàn bò sữa ở Việt Nam còn nhiều biến động giai đoạn 1991- 1995 có tốc độ tăng bình quân nhanh (111,5%/ năm về đầu gia sóc; 122,3%/ năm về sản lượng sữa). Giai đoạn 1996- 1998 thì chăn nuôi bò sữa có phần chững lại cả về số lượng gia súc và sản lượng sữa (105,8%/ năm về số đầu con và 103,3%/ năm về sản lượng sữa). Nguyên nhân chủ yếu là quan hệ giữa chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa bò chưa được thống nhất. Giá thu mua sữa tươi sản xuất trong nước tại nhà máy chế biến sữa tươi sản xuất trong nước tại nhà máy ché biến sữa ổn định 5- 6 năm mức 3.550 đồng/ kg trong khi đó giá thức ăn cho bò sữa lại tăng 40- 60%, giá các mặt hàng khác phục vụ cho tiêu thụ sữa cũng tăng như vận chuyển tăng 25- 30% cho nên giá thành sản xuất sữa tươi trong nước tăng nhanh làm cho thu nhập của người chăn nuôi bò sữa bik giảm mạnh thu nhập từ 40- 50% trong tổng giá trị sản xuất nay chỉ còn 7- 8%. Giai đoạn 1996- 1998 bò sữa ở Hà Nội cũng bị giảm mạnh, tổng đàn bò sữa từ 1.266 con (năm 1995) giảm xuống chỉ còn 857 (năm 1997). Chăn nuôi bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khác cũng gặp không Ýt khó khăn. Giai đoạn này " đàn bò sữa phát triển chậm và có hướng chững lại, có địa phương giảm rõ rệt" nguyên nhân mối quan hệ mua bán giữa nông dân và nhà máy sữa cho những bất đồng không nhỏ" nhà máy sữa liên tục thay đổi
một số tiêu chuẩn về độ bơ, độ vi sinh, độ khô, thời gian đông đặc... càng về sau đòi hỏi càng cao hơn "làm cho người chăn nuôi bò sữa bị thiệt hại." Tháng 6 năm 1999 ở tỉnh Bình Dương tổng đàn bò sữa 1.000 con trong đó 75% cái sinh sản đang khai thác sữa "một ngày tồn đọng đến 1 tấn sữa tươi không nuoi tiêu thụ" do quy mô sản xuất nhỏ, tiềm lực kinh tế lại yếu nên đã ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trị chăn nuôi bò sữa. Quy mô chăn nuôi bò sữa trang trại ở mỗi quốc gia là khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện đồng cỏ, điều kiện chăn nuôi và phương thức hoạt động... Nhìn chung các nước Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, úc... được hoạt động trong quy trình khép kín và công nghiệp hoá, vì vậy năng suất cao, giá thành hạ.
Nhìn chung, số lượng đàn bò sữa tăng nhanh ở những nước có tiềm năng kinh tế lớn ở các khu vực châu Phi, Nam Mỹ, Nam Phi và Châu á những năm gần đây mới coi trọng việc tập trung giải quyết các vấn đề sữa cho nhân dân bằng con đường phát triển chăn nuôi bò sữa. Trong những năm gần đây chăn nuôi bò sữa đã tăng lên đáng kể và năm 2001 sản lượng sữa đạt là 75.600 tấn.
Biểu 1: Đàn bò sữa giai đoạn 1990- 2001
Năm Số lượng (1.000 con)
Sản lượng sữa (tấn)
1990 11 9.3001991 12,1 9.352 1991 12,1 9.352 1992 13,1 13.043 1993 15 15.073 1994 16,5 16.243 1995 18,7 20.925 1996 23 27.800 1997 24,5 31.200 1998 28,7 41.000 1999 31 50.200 2000 35 63.000 2001 41,7 75.600
Nguồn: Báo cáo của cục khuyến nông (Bộ NN & PTNT).
Theo bảng trên thì chăn nuôi bò sữa giai đoạn này phát triển khả nhanh mặc dù việc phân bố đàn bò sữa giữa các vùng trong toàn quốc còn chưa đồng đều. Trong chuyển biến trên thì đàn bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Sơn La, Hà Tây, Thanh Hoá... đàn bò sữa phát triển khá nhanh trên diện rộng. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh với số đầu con hàng năm chiếm từ 30- 33% tổng đàn bò cả nước, đưa sản lượng sữa từ 2.518 tấn lên 4.200 tấn chiếm hơn 50% sản lượng sữa của cả nước.
Nhìn chung, chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đang còn là ngành sản xuất mới mẻ, tổng đàn và năng suất sữa còn rất thấp so với nhiều nước trên thế giới. Mặc dù trong những năm qua, nhiều chính sách, cơ chế của Nhà nước được ban hành nhằm khuyến khích chăn nuôi bò sữa ở các thành phần kinh tế, song điều kiện của Việt Năm còn rất nhiều khó khăn, nên đàn bò sữa chă phát triển nhanh, mạnh, vững chắc và đều khắp ở các vùng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở CÔNG TY TNHH LAM SƠN - SAO VÀNG CÔNG TY TNHH LAM SƠN - SAO VÀNG