II. Các biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng
7. Cơ chế chính sách
Ngành sản xuất sữa của Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng vẫn còn rất non trẻ. Sản lượng sữa sản xuất ra còn rất Ýt ỏi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, sức cạnh tranh trên thị trường còn rất thấp, giá thành sản phẩm sữa thì cao. Do đó để đáp ứng chăn nuôi bò sữa của công ty phát triển ổn định và đứng vững trên thị trường cần có sự can thiệp của Nhà nước, Nhà nước cần can thiệp hợp lý để ngăn chăn tình trạng "tự do hoá nền kinh tế thị trường" nhất là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện được phương hướng sản xuất đã đề ra, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích phát triển như sau:
7.1. Về chính sách đầu tư
Nguồn vốn của công ty thì rất hữu hạn mà kinh phí để nuôi bò sữa thì rất lớn như xây dựng chuồng trại, mua con giống, lao động, thức ăn, các phương tiện vận chuyển sữa đi tiêu thụ, các dụng cụ đựng sữa, nhà kho bảo quản thức ăn, bảo quản sữa... Do vậy để tạo điều kiện cho công ty đầu tư chăn nuôi bò sữa góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống của nhân dân, Nhà nước cần đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các trung tâm thu gom đạt yêu cầu kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành chăn nuôi. Cụ thể là trang thiết bị thụ tinh nhân tạo, các loại xe chuyên dùng cho
quá trình vận chuyển tinh, vận chuyển sữa. Ngoài ra cần đầu tư vốn để nhập nội một số giống bò cao sản của những con giống cao sản. Nhà nước cần giao đất ổn định lâu dài cho công ty phát triển chăn nuôi bò sữa.
Ngân sách của Trung ương và ngân sách của tỉnh cần đầu tư: cấp miễn phí tinh bò sữa, nitơ lỏng và chi phí vận chuyển tinh, nitơ để phục vụ phối giống cho những con bò cái nền tạo bò lai hướng sữa. Cấp miễn phí các loại vacxin tiêm phòng bệnh nguy hiểm bảo đảm an toàn dịch bệnh, hỗ trợ 200.000 đồn, 1 bê đực lai F1 hướng sữa trong 3 năm đầu kể từ ngày triển khai dự án. Hỗ trợ lãi suất tiền vay vốn cho công ty sản xuất bò lai hướng sữa để mua bò cái nền lai Zebu, mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 2 triệu đồng/ con, thời gian hỗ trợ lãi suất 3 năm kể từ ngày mua bò; huấn luyện, đào tạo và chuyển kỹ thuật chăn bò sữa UBND tỉnh cần hỗ trợ kinh phí giống cỏ cao sản trồng lần đầu.
7.2. Chính sách tín dụng
Chi phí cho chăn nuôi bò sữa là rất lớn, chi phí xây dựng chuồng trại, mua sắm con giống, xây dựng nhà kho, mua trang thiết bị khác, thức ăn, thuê lao động, thú y... chi phí thức ăn cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí. Do vậy Nhà nước cần cho công ty vay vốn với lãi suất thấp và thời gian dài, số lượng cho vay cần đủ để mua con giống và xây dựng chuồng trại nhà kho, Ýt nhất cũng phải bằng 2/3 tổng số vốn đầu tư thì mới có thể phát huy được hiệu lực của đồng vốn.
* Về tín dụng đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước
Việc đầu tư xây dựng điểm thu mua sữa, chế biến sữa được vay vốn tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp. Tăng vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo và chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm để cho công ty vay vốn phát triển chăn nuôi bò sữa.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo cho các ngân hàng thương mại bảo đảm đủ vốn và điều kiện thuận lợi về thủ tục vay vốn cho công ty vay phối hợp với Hội chăn nuôi mở rộng hình thức tín dụng qua tổ tín chấp để công ty vay và phát triển chăn nuôi.
Nhà nước dành tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ đầu tư của tỉnh và các nguồn vốn khác để công ty vay tiền mua giống, đầu tư xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và phát triển chăn nuôi bò sữa chế biến, tiêu thụ sản phẩm sữa. Trong 3 năm đầu kể từ khi công ty gần hoàn vốn Nhà nước hỗ trợ thêm 1/3 lãi suất vay.
7.3. Chính sách giá cả
Hiện nay giá thu mua sữa tươi đang còn nhiều bất cập cụ thể là chỉ 3.500 đồng/ lít sữa tươi do nhà máy sữa Vinamilk thu mua kể cả công vận chuyển đến nhà máy. Trong khi đó giá thức ăn thì lại tăng (giá ngôn là 2.600- 2.700 đồng/ kg) là một trong những nguyên nhân làm cho giá thức ăn cho bò sữa tăng lên. Nhà máy chế biến sữa ở Thanh Hoá thì bây giờ mới bắt đầu hoạt động do đó việc thu mua sữa là chưa ổn định. Trong thời gian tới cần tăng giá thu mua sữa tươi lên 4.00- 4.200 đồng/ lít mới hợp lý. Do vậy cần ổn định giá đầu vào (chủ yếu là thức ăn hỗn hợp) và giá thu mua sữa tươi có thể Nhà nước phải trợ giá thức ăn chăn nuôi bò sữa trong thời gian trước mắt để thúc đẩy chăn nuôi bò sữa trường hợp cần tạo sự nhạy bén điều chỉnh tỷ giá giữa đầu vào và đầu ra sao cho công ty có lãi.
7.4. Chính sách thuế
Trong điều kiện hiện nay khi mà Việt Nam chưa ra nhập AFTA Nhà nước cần đánh thuế cao các sản phẩm sữa nhập nội, hạn chế việc nhập sữa bột hoặc cho phép nhập khẩu sữa bột với điều kiện phải mua sữa tươi trong nước, lượng sữa được nhập tỷ lệ với lượng sữa tươi đã mua cũng có thể Nhà nước giảm thuế doanh thu từ đầu vào sữa tươi cho công ty sữa Việt Nam (trong những năm đầu giảm 50%). Ưu tiên 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu chăn nuôi bò sữa, Nhà nước hỗ trợ thuế sử dụng đất nông nghiệp và miễn thuỷ lợi phí trên
diện tích trồng cỏ cho công ty chăn nuôi bò sữa. Các chính sách ưu đãi thuế khác thực hiện như quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước và các luật thuế hiện hành.
7.5. Chính sách tạo con giống
Do hiện nay mọi người chăn nuôi thích nuôi con lai F1, F2 Holstein Friesian là chính. Do đó cần hỗ trợ phối giống nhân tạo với mức 70.000 đồng/ con ngoài ra việc tạo con giống cần phải giao cho các trung tâm giống bò sữa quản lý. Dự kiến đến năm 2006 được hỗ trợ toàn bộ công và vật tư phối giống để lai tạo đàn bò sữa, được hỗ trợ 300.000 đồng/ con bê lai F1 việc lai tạo con giống cần giao cho các cơ sở quốc doanh để tiện theo dõi và điều hành; miễn thu quốc doanh đối với các cơ sở sản xuất giống muốn nhanh chóng có đàn bò lai chất lượng tốt phải nhập tinh đóng viên các con giống cao sản trên thế giới, kinh phí gieo tinh bò đề nghị miễn phí thu trong 3 năm giảm 50% các khoản chi phí gieo tinh.
KẾT LUẬN
Phát triển chăn nuôi bò sữa nói chung và chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng nói riêng là một nhu cầu cấp thiết hiện nay cũng như lâu dài. Tăng nhanh sản lượng sữa tươi nhằm đáp ứng một phần nhu cầu sữa của nhân dân, trước hết là chống suy dinh dưỡng phục vụ các đối tượng rất cần sữa như: trẻ em, người già, người bệnh, những người lao động nặng nhọc, khách du lịch... Đặc biệt là tỉnh Thanh Hoá có nhu cầu tiêu thụ sữa và các chế phẩm của sữa. Hiện nay ngành sản xuất sữa mới đáp ứng được một
phần rất nhỏ so với yêu cầu, trong tương lai chắc chẵn nhu cầu về sữa sẽ tăng hơn nhiều do có nhiều khách du lịch tới Thanh Hoá.
Phát triển chăn nuôi bò sữa là một vấn đề có tính chiến lược. Đối với Thanh Hoá phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty mang ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn về cung cấp sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tăng thu nhập cho người lao động, tạo việc làm cho nông dân, khai thác tiềm năng và nguồn lực của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy rằng để phát triển chăn nuôi bò sữa cần chú trọng đến vai trò đỡ đầu và điều tiết vĩ mô của Nhà nước về đầu tư con giống, về khoa học kỹ thuật và về công nghệ sản xuất chế biến, đa dạng hoá hình thức chăn nuôi trong đó kinh tế trang trại là chủ yếu, bảo vệ môi trường sinh thái...
Những thuận lợi chủ yếu đối với phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty hiện nay là lực lượng lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp cải tạo, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn đã đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá chăn nuôi bò sữa. Công nghiệp chế biến sữa và thị trường tiêu thụ có nhiều chuyển biến tốt, công tác khuyến nông có nhiều tác động tích cực. Tuy vậy, còn những hạn chế cơ bản là số lượng và chất lượng đàn bò chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, đầu tư cho đàn bò nhất là công nghệ, kỹ thuật và vốn còn quá Ýt và trình độ thấp kém, thị trường tiêu thụ sữa tươi chưa ổn định, chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ, người chăn nuôi chưa thực sự được khuyến khích.
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế về chăn nuôi bò sữa của công ty là rât lớn do đó việc phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty và mở rộng quy mô theo hướng tập trung là rất quan trọng. Trong những giải pháp kinh tế chủ yếu để phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty các vấn đề được quan tâm hàng đầu như: tiêu thụ sữa tươi, mở rộng vùng chuyên môn hoá chăn nuôi bò sữa, sản xuất thức ăn cho đàn bò... việc xác đinh giá trị sữa tươi là rất nhạy cảm nó
quyết định đến doanh thu của công ty. Ngoài ra, việc chuyển hướng trồng cây lúa- màu sang trồng màu và cỏ cho bò là một giải phát vừa cấp thiết, vừa lâu dài quyết định đến sự phát triển của ngành.
* Một số kiến nghị để phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng
- Chính phủ cần có chính sách kinh tế vĩ mô cho ngành sữa để giải quyết hài hoà lợi Ých kinh tế giữa chăn nuôi bò sữa với các công ty chế biến sữa.
- Trước mắt cần tổ chức các trạm trung chuyển sữa với các thiết bị đủ sức tiếp nhận toàn bộ số sữa bò tươi của công ty và vùng sản xuất ra. Trợ giá một phần giống bò sữa để bán cho công ty với giá hợp lý. Tổ chức tốt ngành giống để tránh công ty mua phải giống không đủ tiêu chuẩn, chất lượng kém làm hại đến hiệu quả kinh tế của công ty chăn nuôi bò sữa.
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất vào chăn nuôi bò sữa tạo ra giống bò sữa năng suất cao cung cấp cho sản xuất.
- Nhà nước cần đào tạo cán bộ chăn nuôi bò sữa co trình độ như bác sĩ thú y, kỹ sư chăn nuôi và cán bộ quản lý kinh tế để mở rộng mô hình chăn nuôi.
- Cần tiếp tục nghiên cứu xác định lại công thức lai mới để tạo ra một cơ cấu giống bò lai thích hợp bao gồm cả các giống F1 (3/4 máu Hà Lan), F2
(5/8 máu Hà Lan), F3 (7/8 máu Hà Lan).
- Nghiên cứu xác định quy trình công nghệ nuôi dưỡng chăm sóc các giống bò lai F2, F3 để đạt năng suất sữa cao.
- Tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường đầu tư cho khuyến nông, tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ trung tâm thu gom hoạt động được mà không phải chịu sự chèn Ðp từ các trung tâm thu gom, trích vốn đầu tư thí điểm mô hình trang trại của công ty quy mô lớn và xử lý chất thải để khuyến khích công ty phát triển chăn nuôi bò sữa đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường.