I. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa ở công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng
2. Phương hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng
ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng
2.1. Khả năng về phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty
Thanh Hoá là một tỉnh có khí hậu nhiệt đới nóng Èm thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa, dân số đông là nguồn lao động khá dồi dào tạo điều kiện phát triển chăn nuôi, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Đây là nơi cung cấp thức ăn cho bò sữa khá dồi dào như mía, ngô, dây khoai, vỏ dứa... Đồng thưòi có đầy đủ điều kiện về tự nhiên- kinh tế - xã hội để phát triển bò sữa. Đó là sự phù hợp về điều kiện sinh trưởng và phát triển của bò sữa với môi trường xung quanh, là khả năng cung cấp về lao động, thức ăn cũng như các cơ sở vật chất kỹ thuật khác, là khả năng tạo con giống tốt cho công ty cũng như các hộ chăn nuôi trong tỉnh. Bên cạnh đó, môi trường kinh tế, chính trị xã hội có nhiều biến chuyển hợp với quy luật phát triển của bò sữa cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sinh sản, xử lý chất thải cũng như trong bảo quản chế biến sữa... đã thực sự tạo thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty.
2.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng
2.2.1. Phương hướng phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty * Phương hướng phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty
- Phát triển chăn nuôi bò sữa thành một ngành sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm tăng sản lượng sữa tươi phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nguyên liệu sữa cho nhà máy chế biến sữa và nhà máy bánh kẹo Thanh Hoá.
- Giải quyết vệc làm tăng thu nhập cho người dân, giảm dần tệ nạn xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng ven bãi, ven sông theo hướng sản xuất thực phẩm chất lượng cao.
- Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và chế biến, hoàn thiện thu gom, tiêu thụ sữa nâng cao chất lượng sữa tươi của công ty.
- Củng cố và hoàn thiện về tổ chức quản lý các cơ sở quốc doanh, các cơ sở này chủ yếu làm nhiệm vụ giữ giống, lai tạo để cung cấp con lai và làm dịch vụ kỹ thuật cho chăn nuôi bò sữa.
* Mục tiêu chung phát triển chăn nuôi của công ty
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ rót ra những mục tiêu chung sau:
- Đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế phù hợp với hiệu quả kinh tế ngày càng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo hướng XHCN, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, tăng cường vai trò quản lý của các cấp chính quyền với nề kinh tế hàng hoá nhiều thành phần...
- Cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và văn hoá, môi trường sống của nhân dân, tăng doanh thu của công ty cũng như tăng ngân sách của Nhà nước.
* Phương hướng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông lâm nghiệp, phát triển mạnh sản xuất thực phẩm chất lượng cao như lợn nạc, bò thịt, bò sữa... chú trọng các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, nâng cấp diện tích rừng và cây xanh đã trồng...
- Từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và giải phóng lao động cho các ngành nghề khác.
* Nhiệm vụ:
- Đáp ứng một phần nhu cầu sữa tươi của tỉnh.
- Đáp ứng một phần nguyên liệu sữa tươi cho các nhà máy.
- Đưa nhanh tiến độ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa vào sản xuất nhất là giống và thức ăn để hạ giá thành sản phẩm sữa tươi, sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
Từ phương hướng, mục tiêu của tỉnh trong những năm tới cho ta thấy nhiệm cụ nặng nề của mỗi ngành sản xuất trong đó có chăn nuôi bò sữa đương nhiên, việc phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty trong bối cảnh hiện nay có nhiều thuận lợi. Trước hết đó là sự quan tâm đầy đủ của các cấp, chính quyền, các ngành chức năng để chăn nuôi bò sữa thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và nhân dân trong các năm tới. Sau nữa, với quan điểm kinh tế mở, chăn nuôi bò sữa có cơ hội tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài thông qua các dự án và phát triển sản xuất sữa. Sự đầu tư này sẽ giúp cho công ty có điều kiện phát triển chăn nuôi bò sữa một cách có hiệu quả. Mặc dù vậy, khó khăn trước mắt vẫn là chưa kịp thích ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành vốn mang nặng kiểu chăn nuôi nhỏ, phân tán và thủ công.
2.2.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty
- Tăng nhanh lượng sữa chất lượng cao, đa dạng về chủng loại cung cấp cho tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân.
- Chuyển biến mạnh mẽ việc sản xuất sữa tươi chất lượng tốt trong nước, cung cấp ngày càng nhiều nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp chế biến sữa nhằm giảm dần tỷ lệ sữa nhập nội.
- Tạo ra việc làm cho người lao động trước hết là cho phụ nữ và nguồn lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên cơ sở phát triển nhanh số đầu gia sóc cho sữa ở các địa bàn thích hợp, chú ý thích đáng cho công tác thu gom và chế biến sữa.
- Tận dụng tối đa các điều kiện về đất đai, đồng cỏ và những kết quả nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm chăn nuôi lấy sữa của nhân dân.
- Đẩy nhanh thiết bị và công nghệ mới vào sản xuất, áp dụng các quy trình chăn nuôi, thu gom, chế biến sữa hiện đại để nhanh chóng có các sản phẩm tốt nhất phục vụ cho mọi nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Biểu 14: Nhiệm vụ phát triển ngành sữa của công ty
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2005 Năm 2010
I. Cả nước 1. Đàn bò sữa
2. Tổng sản lượng sữa tươi
con tấn/ năm 70.000 72.000 100.000 102.000 185.000 270.000 II. Công ty 1. Tổng đàn bò sữa Trong đó: cái sinh sản 2. Tổng sản lượng sữa tươi
con con tấn/ năm 1.351 928 2.073 1.625 1.000 4.359 1.771 1.000 4.795 Nguồn: Đoàn TK- KS - QH nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá.
Theo số liệu trên ta thấy, quy mô đàn bò sữa và tổng sản lượng sữa tươi hiện nay còn rất thấp năm 2000 bình quan là 0,65 kg sữa/ người/ năm; phấn đấu đến năm 2005 đạt được 100.000 bò sữa, đáp ứng trên 20% lượng sữa tiêu dùng trong nước; đến năm 2010 trên 40% và sau năm 2010 sẽ đạt 1.000.000 tấn sữa. Như vậy, hiện nay lượng sữa nhập khẩu của nước ta là khá lớn (hơn 80%) do vậy nhiệm vụ phát triển đàn bò sữa và sản lượng sữa tươi của công ty là rất cần thiết nhằm đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước.