Hệ thống dịch vụ chăn nuôi bò sữa của công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam sơn- sao vàng (Trang 46)

II. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng

3. Hệ thống dịch vụ chăn nuôi bò sữa của công ty

3.1. Dịch vụ thụ tinh nhân tạo (TTNT)

Dịch vô TTNT là một trong những dịch vụ rất quan trọng đối với sự phát triển của đàn bò sữa. Dựa trên cơ sở các trạm thụ tinh nhân tạo cũ, cải tạo, nâng cấp thành trạm thụ tinh nhân tạo mới, kết hợp giữa chương trình cải tạo đàn bò và chương trình phát triển bò sữa. Thời gian qua tỉnh Thanh Hoá tiếp tục chương trình "sử dụng các giống bò Zebu để cải tiến giống bò vàng ở Thanh Hoá". Thanh Hoá đã đầu tư một trung tâm dịch vụ kỹ thuật và TTNT bò ở vùng chuyên canh chăn nuôi hàng hoá để phục vụ tố dự án chăn nuôi chất lượng cao và làm các nhiệm vụ cải tạo đàn giống đối với các địa bàn miền núi. Hỗ trợ cho không tinh bò Zebu để cải tiến chất lượng đàn bò vàng

của tỉnh. Công ty đã trang bị một trạm TTNT để nhằm cung cấp tinh đóng viên cọng rạ cho việc phối giống bò sữa trong đó Nhà nước đã hỗ trợ một phần về kinh phí tinh nhập đàn bò đực vao sản để tạo ra đàn bò hướng sữa. Thực tế, thì hầu như các huyện đều chưa triển khai chương trình là đều có một trạm TTNT. Mỗi một dẫn tinh viên phụ trách phối cho khoảng 300- 500 bò cái sinh sản. Công ty cũng đã áp dụng hình thức để khuyến khích mỗi dẫn tinh viên làm việc năng suất và hiệu quả bằng cách trả tiền cho họ theo số bò được phối (nế u 1 lần đạt kết quả được 40.000 đồng/ con, nếu phối 2 lần mới có kết quả được 20.000 đồng/ con, nếu 3 lần mới có kết quả thì được 10.000 đồng/ con). Do lợi Ých kinh tế này, các dẫn tinh viên rất nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc của mình. Công tác này đã giúp cho việc theo dõi diễn biến của đàn bò một cách chính xác, do đó công ty có kế hoạch để phát triển đàn bò của mình. Hiện nay hầu như các huyện có trạm TTNT chưa đủ tiêu chuẩn và trang bị hoàn hảo phần lớn các điểm TTNT được kết hợp đặt tại nhà dẫn tinh viên, trang bị cho mỗi điểm 1 bình nitơ 2,5 lít để bảo quản tinh và các dụng cụ chuyên dùng khác. Các dẫn tinh viên không thể thực hiện liên tục, do đó hạn chế việc đảm bảo phối tinh đúng thời điểm.

3.2. Dịch vụ cung cấp con giống

Dịch vô cung cấp con giống cũng đã hoạt động khá mạnh dưới sự chỉ đạo của ban quản lý dự án tuy chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Thông qua theo dõi toàn đàn, toàn vùng và có sự liên hệ chặt chẽ với các vùng khác, ban quản lý dự án sẽ có trong tay lỹ lịch của mỗi con bê, bộ phận chuyên môn làm công tác chọn lọc sẽ lựa chọn ra được những con đủ tiêu chuẩn vắt sữa. Công ty lựa chọn những con bò lai hướng sữa ở các địa phương. Hiện nay tỉnh Thanh Hoá chưa có trung tâm cung cấp giống bò sữa nào cho công ty và nhân dân trong tỉnh.

Hiện tại Việt Nam có tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trong đó có công ty giống bò sữa Mộc Châu, trung tâm giống bò sữa ở Phù Đổng, công ty TNHH Novico (công ty đầu mối nhập bò sữa)... Căn cứ vào quy mô đàn bò,

dự án sẽ giúp họ mua được con giống đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Dự án này sẽ giúp cho công ty thúc đẩy nhanh phát triển bò sữa.

3.3. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm

Trước đây phát triển đàn bò sữa ở Thanh Hoá là không ổn định do tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn do tư nhân đảm nhiệm người chăn nuôi bò sữa bị động trên nhiều phương tiện đã vậy lại bị Ðp cấp, Õp giá, đặc biệt là lúc thời tiết bất thuận. Năm 2004 đã có nhà máy chế biến sữa do công ty cổ phần mía đường Lam Sơn làm chủ đầu tư, hiện tại thì hầu như các nơi chăn nuôi bò sữa phát triển đều có các trạm thu gom tư nhân. Các trạm thu gom trên địa bàn các nơi có chăn nuôi bò sữa với số lượng lớn như Thọ Xuân, Ngọc Lạc, Quan Hoá, Quảng Xương... đồng thời nhà máy đường Lam Sơn chấp nhận thu gom hết lượng sữa để phục vụ cho nhà máy bánh kẹo. Nếu sữa tươi giao nộp đạt tiêu chuẩn về độ khô, độ axit, độ kết tủa và số lượng vi sinh trùng thì trạm thanh toán với giá 3.500 đồng/ lít sữa. Dự án của công ty mía đường xây dựng nhà máy chế biến sữa sẽ chịu toàn bộ chi phí cho việc bảo quản sữa và chỉ thu một phần chênh lệch giã giá thu mua cà giá bán cho nhà máy sữa nếu sữa đạt tiêu chuẩn. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các hộ và công ty tăng số lượng đàn bò và lượng sữa cho nhà máy sữa mới hình thành do lượng sữa đang còn Ýt ái trong dân cũng như tình Thanh Hoá. Do vậy hình thành các trạm thu gom sữa tư nhân để cung cấp lượng sữa đạt tiêu chuẩn cho nhà máy chế biến sữa sẽ góp phần thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển.

3.4. Tạo nguồn vốn cho công ty

Việc tạo nguồn vốn cho công ty là rất cần thiết do vốn chăn nuôi bò sữa là rất lớn, tạo nguồn vốn ban đầu cũng lớn nên công ty không thể phát triển đàn bò sữa quy mô hàng nghìn con bò cái sinh sản bằng nguồn vốn tự có được mà cận sự hỗ trợ của UBND tỉnh Thanh Hoá cùng với các tổ chức kinh tế khác. Tổng mức vốn đầu tư ban đầu là 43.096.214 nghìn đồng. Trong đó vốn TSCĐ là 40.512.360 nghìn đồng (xây lắp, con giống và thiết bị, chi phí

khác, chi phid dự phòng, lãi vay trong thời gian đầu) và vốn lưu động là 2.582.854 nghìn đồng (vay thương mại, tự huy động)

Biểu 9: Nguồn vốn tài sản cố định

(không kể lãi vay trong thời gian xây dựng)

TT Nội dung Tổng cộng (ngàn đồng) Vốn tự có Vốn vay thương mại 1 Xây lắp 13.657.049 7.472.836 6.184.213 2 Trang thiết bị 25.002.714 136.000 24.866.714 3 Chi khác 270.000 270.000 - 4 Chi phí dự phòng - - - 5 Tổng cộng 38.929.763 7.878.836 31.050.927

Nguồn: Đoàn TK- KS- QH nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá

Vốn đầu tư ban đầu của công ty là rất lớn, trong khi vốn tự có của công ty là thấp do đó cần phải có nguồn vốn vay của các tổ chức kinh tế khác. Vốn vay lãi suất thương mại 0,85%/ tháng (10,2%). Trong tổng số vốn đầu tư 48.445.522.441 đồng, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ cho các hộ tham gia chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa là 4.556 triệu đồng, phần còn lại công ty huy động vốn vay của ngân hàng thương mại, vốn tự có và quỹ hỗ trợ và phát triển. Do số vốn đầu tư là lớn, chăn nuôi bò sữa thì cần một thời gian dài mới hoàn được vốn đầu tư nên thời gian cho vay vốn cũng dài. Ngoài ra còn có vốn vay từ các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân và quỹ xoá đói giảm nghèo, Hội chăn nuôi cũng góp phần tích cực cho chăn nuôi bò sữa.

3.5. Công tác khuyến nông

Cùng với Cục khuyến nông, dự án sữa liên tục mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, vấn đề vệ sinh sữa, chế biến và bảo quản thức ăn cho bò sữa, xây dựng khẩu phần cho bò sữa... Dự án đã xuống tới trại bò để tập huấn ủ chua thân cây ngô làm thức ăn cho bò sữa và đã có kết quả tốt. Thức ăn này có thể dự trữ từ 3-5 tháng vẫn đảm bảo chất lượng. Trung tâm khuyến nông thường xuyên phát tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức trình diễn các thao tác kỹ thuật cơ bản về vắt sữa, về sử dụng máy cắt

trộn thức ăn... giúp cho công nhân có kiến thức cơ bản về chăn nuôi. Đồng thời trung tâm còn giúp đỡ công ty về vốn sản xuất, cung cấp giống cỏ trồng cho công ty. Ngoài ra công ty còn cử người đi học để đào tạo các bác sĩ thú y nhằm chữa bệnh kịp thời cho đàn bò sữa.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam sơn- sao vàng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)