0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nâng cao chất lượng giống bò sữa

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA CỦA CÔNG TY TNHH LAM SƠN- SAO VÀNG (Trang 71 -71 )

II. Các biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng

2. Nâng cao chất lượng giống bò sữa

Trong chăn nuôi bò sữa giống là một yếu tố quan trọng nhất để tăng năng suất sản lượng sữa và nâng cao hiệu quả kinh tế. Người chăn nuôi trước hết thường quan tâm đến giống bò vì con giống có tốt thì sữa mới có nhiều. Hiện nay trên thế giới có nhiều giống bò sữa khác nhau và khả năng cho sữa cũng rất khác nhau. Thành tựu nổi bật nhất của ngành chăn nuôi bò sữa trên thế giới là tạo được những giống bò sữa có năng suất cao, tính thích nghi mạnh, thành thục sớm, tiêu tốn thức ăn cho một lít sữa tươi Ýt nổi tiếng nhất là giống bò: Hà Lan, Jersey, nâu Thuỵ Sỹ... Đến nay đã có nhiều giống bò lai vừa có khả năng cho sữa cao lại vừa thích nghi được với điều kiện khắc nghiệt của nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong điều kiện nhiệt đới của Việt Nam và Thanh Hoá chủ yếu là thích nghi với bò Hà Lan, bò lai F1, F2, F3, HF. Do kinh phí mua giống bò ngoại thì rất tốn kém do đó công ty cần phải làm các công tác dưới đây:

Hiện nay công ty có khoảng 1.000 con bò cái vắt sữa, để tăng số lượng đàn bò sữa cũng như chất lượng đàn bò sữa cần tuyển chọn con lai có năng suất sữa tốt từ các hộ chăn nuôi và các công ty giống bò sữa như Ba Vì, Mộc Châu, Đức Trọng... để giảm bớt chi phí nhập giống bò sữa cao sản từ nước ngoài trong điều kiện nguồn vốn của công ty có hạn. Để thực hiện thành công công tác này cũng rât khó khăn, do chóng ta không biết được con bò sữa này thuộc thế hệ thứ mấy và lai như thế nào. Đây là hậu quả của việc buông lỏng quản lý giống vật nuôi từ nhiều năm nay, do sử dụng các nguồn tinh là hoàn toàn không có định hướng và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ như sử dụng các nguồn tinh sản xuất trong nước, các nguồn tinh đưa từ nước ngoài vào đã toạ ra đàn bò muôn hình muôn vẻ. Cùng với hiện tượng trên, thói quen của chăn nuôi đại gia sóc theo kiểu chăn thả tự do dẫn đến sự giao phối trực tiếp trong chăn nuôi đã làm cho con giống không được chọn lọc tốt hiện tượng đồng huyết trong chăn nuôi xảy ra đã làm cho năng suất sản phẩm không cao. Trên thực tế cần sớm đưa công tac quản lý giống vào nề nếp, trên cơ sở chọn lọc những con giống có năng suất cao trên 12 lít/ ngày để nuôi lấy sữa, còn lại thì nuôi lấy thịt. Để loại thải những con kém năng suất sữa cần phối hợp giữa hộ gia đình và công ty giống gia súc, viện chăn nuôi quốc gia, dự án bò sữa của tỉnh Thanh Hoá và công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng cùng với các trạm thụ tinh nhân tạo ở các tỉnh huyện trong cả nước cùng với các dẫn tinh viên đã được tập huấn. Công ty và các dẫn tinh viên thường xuyên kiểm tra và bổ sung để được những con giống tốt.

2.2. Tổ chức lai tạo con giống

Công việc có tính lâu dài là phải tạo được đàn giống mới có đủ năng lực sản xuất, vì vậy phải giải quyết tận gốc vấn đề con giống. Việc đầu tư chăn nuôi và lai tạo giống bò sữa để cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi của nhân dân, trước hết sớm hình thành và có được đàn bò cái nền lai phù hợp, trên cơ sở này tiếp tục cho lai với bò đực giống ngoại hướng sữa có năng suất và sưac chất lượng cao tạo ra bò sữa lai ngoại có 50%, 70% máu bò giống ngoại, cung

cấp đủ nhu cầu chăn nuôi bò sữa của cả nước. Tiếp tục đầu tư nâng cấo các cơ sở khoa học và đào tạo để nâng cao chất lượng trong việc nghiên cứu từ các khâu giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thức ăn và tổ chức làm tốt việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi bò sữa; rất cần thiết và nhanh chóng nhập về Việt Nam bò giống gốc hướng sữa chất lượng cao (gồm cả tinh bò đực, phôi bò). Triển khai và kết hợp hoạt động của chương trình giống bò sữa của Bộ Nông nghiệp và PTNT với các dự án liên quan đến chăn nuôi bò sữa. Năm 2001 đã nhập 19 con bò cái HF thuần đều có chửa từ 5- 7 tháng là những bò được sinh ra từ những bò bố và bò mẹ cao sản, năng suất bò mẹ trung bình 7.500 kg sữa/ chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,5 - 3,7%. Điều đó sẽ góp phần vào việc tăng nguồn gen mới cao sản của giống bò HF tại Việt Nam nó được dùng để nhân thuần tạo các dòng đực và cái cao sản. Điểm xuất phát của việc tạo ra đàn bò sữa là công tác thụ tinh nhân tạo do đó cần có biện pháp cụ thể với công việc này. Hiện nay 100% bò cái nền cần phối đã được phối tinh giống bò sữa của Canada theo phương pháp nhân tạo đương nhiên công tác nhân tạo cần được cải tiến cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất. Công ty cần xây dựng trạm thụ tinh nhân tạo với đầy đủ các trang thiết bị và đội ngũ dẫn tinh viên lành nghề. Trạm sẽ là nơi bảo quản mọi vật tư thiết bị và cấp phát cho các dẫn tinh viên khi thực hành nhiệm vụ đồng thời trạm phải thường xuyên boá cáo để công ty có kế hoạch mua sắm dự trữ hợp lý các liều tinh cũng như các vật tư khác nhằm chủ động trong việc phối tinh cho bò sữa nâng cao tỷ lệ phối đạt kết quả phấn đấu 1 lần phối cho có chửa khoảng 2 lần/ con.

2.3. Nhập nội và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong cấy truyền phôi

Công việc này cần có sự can thiệp ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần nhanh chóng phê duyệt dự án nhập bò giống sữa để có đủ thời gian nuôi thích nghi trước khi chính thức đưa vào sản xuất cũng có thể nhập cả đực giống sữa để nuôi lấy tinh cho tiện sử dụng và khai thác. Tuy nhiên biện pháp này còn nhiều hạn chế và đòi hỏi lượng vốn lớn. Do đó đòi hỏi phải làm thường

xuyên, lâu dài với số lượng hợp lý và không ồ ạt. Năm 2003 công ty đã nhập 928 con bò cái thuần chủng HF từ Newzilan để làm bò giống và vắt sữa, công nghệ cấy truyền phôi này đòi hỏi có con mẹ với đầy đủ đặc tính tốt của một bò cho sữa. Vì vậy cần có kế hoạch mua phôi đông lạnh cho con bê sau này.

Tóm lại, về công tác giống cần lai tạo đàn bò lai hướng sữa F1 : 1/2, F2 : 3/4, F3 : 7/8 máu bò Holstein Friesian (HF) những loại này cho sản lượng sữa đạt bình quân 3.300 - 3.600 kg sữa/ bò cái vắt sữa/ năm trong đó bò lai hạt nhân F1 : 1/2 HF là 3.414 - 3.634 kg, F3 : 3/4 HF là 3.615- 3.795 kg sữa/ chu kỳ vắt sữa 305 ngày. Công tác thụ tinh là rất quan trọng thời gian tơi kiên quyết loại bỏ những bò sữa già, ngoại hình và thể chất không đủ tiêu chuẩn giống cho năng suất nhỏ hơn hoặc bằng 12 lít sữa/ con/ ngày. Trên cơ sở đó nâng cao năng suất sữa đạt từ 16 - 20 lít/ con/ ngày (giai đoạn 2005 - 2010). Để đảm bảo chất lượng giống nuôi, chất lượng giống tốt cần giải quyết:

- Phối giống nhân tạo cho bò cái F1, F2 để có bê cái hướng sữa.

- Chọn lọc bò cái lai sind có ngoại hình, thể chất tốt, trọng lượng 250 kg/ con trở lên để phối tinh bò Hà Lan tạo được con giống F1 Hà - Ên để bổ sung cho đàn bò cái sinh sản. Tăng cường hệ thống kỹ thuật cho giống bò sữa, hình thành hệ thống quản lý giống bò sữa thống nhất từ Bộ nông nghiệp và PTNT đến thành phố và các địa phương cũng như công ty chăn nuôi bò sữa để quản lý tốt lý lịch, năng suất sữa của toàn đàn bò trong thành phố.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA CỦA CÔNG TY TNHH LAM SƠN- SAO VÀNG (Trang 71 -71 )

×