II. Các biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng
5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm sữa là vấn đề quyết định hiệu quả sản xuất và sự phát triển của chăn nuôi bò sữa. Vì thế, tiêu thụ sản phẩm và giá sản phẩm tiêu thụ là vấn đề mà mọi người sản xuất đều quan tâm. Thực tế về chăn nuôi thời gian qua cho thấy, khi giá thức ăn hạ, quy mô đàn gia tăng và ngược lại. Những năm gần đây do giá thức ăn tăng quá nhanh nên đàn bò giảm đáng kể, cụ thể là giá thức ăn gia súc tại Việt Nam trong thời gian qua đã tăng từ 16 - 18% và tại các đại lý cấp 1, 2 cũng tăng từ 10 - 15%. Như vậy khi tới tay người chăn nuôi thì thức ăn gia súc sẽ tăng từ 18- 25% cụ thể là giá khô dầu đậu nành thế giới tăng 370- 400 USD/ tấn (tháng 4/ 2004) tại năm 2003 chỉ có 220- 250 USD/ tấn. Các loại ngô tăng tới 160 USD/ tấn. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2004 giá thức ăn gia súc đã 4 lần tăng giá tại Việt Nam thì đỉnh điểm tăng là 400 đồng/ kg. Hiện tại giá nhô vào vụ đã giảm 2.700 đồng/ kg xuống còn 2.300- 2.400 đồng/ kg với loại ngô có độ Èm 3%. Do vậy cần phải giảm giá thức ăn gia súc và hiện tại đã giảm 1- 2% và sắp tới sẽ giảm 10- 15% với giá hiện hành đây là điều kiện thuận lợi để công ty tăng quy mô đàn bò sữa trong thời gian tới. Do chi phí thức ăn tinh chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất sữa tươi. Nếu giảm giá thức ăn sẽ làm hạ giá thành sữa và tăng hiệu quả của ngành. Để giúp cho ngành chăn nuôi bò sữa có thể ổn định và phát triển mạnh nhanh và vững chắc hơn, vấn đề quan tâm là tạo ra thị trường tiêu thụ rộng rãi và tăng mức ổn định của thị trường. Những năm qua, có thêm sự giúp đỡ kỹ thuật thêm cả các phương tiện trữ lạnh để thu mua lượng sữa tươi của công ty Vinamilk, Foremest, Nestle... nên đã giúp cho người chăn nuôi bò sữa tăng thu nhập. Ba nhà máy chế biến sữa của riêng Vinamilk có được tổng công suất 391.200 tấn sữa nguyên liệu/ năm trong đó sữa tươi tiệt trùng là 65.000 tấn/ năm, của Foremost khoảng 50.000 tấn/ năm của Nestle 1.000 tấn/ năm và dây truyền sản xuất sữa thanh trùng ở Mộc Châu khoảng 5.000 tấn/ năm. Hiện nay sữa tươi vẫn không có đủ cung cấp cho các nhà máy hoạt động. Việc tổ chức chăn nuôi hợp lý và các khâu nhằm đảm bảo cho việc
chăn nuôi bò sữa trong những năm tới thuận lợi, đảm bảo cho đầu ra ổn định đối với ngành chăn nuôi bò sữa là rất cần thiết. Mặt khác nhu cầu sữa/ đầu người Việt Nam ngày càng tăng mạnh trong nhiều năm tới cũng sẽ góp phần khuyến khích và tạo điều kiện giúp ngành chăn nuôi bò sữa phát triển. Đánh giá của Đoàn chuyen gia Đanh Mạch về tình hình chăn nuôi của Việt Nam. Nói chung Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng, do năng suất thấp đi đôi với chưa có những cải tiến cần thiết để mở rộng thị trường, mức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa trên đầu người Việt Nam đang còn quá tháp, mới chỉ khoảng 20- 30% so với các nước.
Nghiên cứu thị trường sữa thế giới cho thấy giá sữa tươi ở một số nước như Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ đều cao hơn so với Việt Nam thậm chí so với cả các nước trong khu vực đơn củ ở Thái Lan ở đây giá sữa vẫn cứ cao hơn ở ta, từ đó cho thấy sữa tươi Việt Nam trong thực tế có lợi thế về giá. Giá sữa tươi ở Pháp, Hà Lan là 0,45 USD/ lít ở Mỹ, Anh là 0,37 USD/ lít, ở Thái Lan là 0,3 USD; ở Việt Nam khoảng 0,2- 0,24 USD/ lít. Mặc dù lượng sữa tươi trong nước chưa và không nhiều nhưng do ưu thế về giá cả nên ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế vẫ đầy đủ khả năng đảm bảo sự tồn tại và phát triển, cho dù hàng rào thuế quan xoá bỏ. Trong khuynh hướng hội nhập sắp tới rất cần một đinh hướng nghiên cứu kỹ về quy hoạch, tổ chức sản xuất thu mua; cũng cần những cải cách thay đổi hỗ trợ về tài chính, cả công tác khuyến nông, nhằm giúp người chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao hơn, tránh "nghịch lý" là sản lượng tăng thì giá lại giảm bớt. Hiện nay tỉnh Thanh Hoá có nhà máy chế biến sữa 12.000 tấm/ năm, do vậy nhà máy chế biến sữa sẽ là nơi tiêu thụ sữa tươi của công ty và nhân dân trong tỉnh. Sản lượng sữa sản xuất ra là chưa nhiều, việc tiêu thụ sữa theo phương pháp trực tiếp là rất khó khăn và dễ làm giảm chất lượng sữa. Trong thời gian qua việc tiêu thụ sữa tươi hần như là phải thông qua khâu trung gian.
Từ kết quả nghiên cứu và các kênh tiêu thụ sữa ở trên cho ta thấy chất lượng sữa phụ thuộc phần lớn vào quá trình vận chuyển từ lúc thu gom đến lúc giao cho cửa hàng hoặc nhà máy. Do hạn chế về dụng cụ chuyên dùng và khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ khá xa nên làm giảm phẩm chất sữa. Vì vậy giá thu mua giảm, thậm chí có khi còn bị trả laik, điều này làm giảm doanh thu của công ty, do đó công ty lại cho rằng nhà máy sữa Ðp cấp, Ðp giá. Đối lại, nhà máy sữa thiếu tin tưởng chất lượng sữa tươi của công ty do vậy cần có các giải pháp:
- Tổ chức điểm thu gom hợp lý tại các nơi có nhiều bò sữa. Các điểm thu gom phải được trang bị dụng cụ và phương tiện kiểm tra sữa một cách khoa học. Điểm thu gom cạnh công ty nhằm ký hợp đồng với công ty thu gom hết lượng sữa tươi sản xuất ra, còn với những nơi xa trung tâm cần tổ chức nhóm thu gom, đồng thời kiểm tra ngay chất lượng sữa trước khi quy tụ để thu mua hết lượng sữa sản xuất ra.
- Phát huy vai trò nhóm trung gian làm công tác thu gom, cạnh tranh lành mạnh với các trung tâm thu gom và phải có tiếng nói chung giữa người sản xuất, người thu gom và nhà máy sữa có như vậu công ty mới có thể yên tâm đầu tư nâng cao chất lượng sữa cho bò. Để trung tâm thu gom phát huy hết công suất, hạn chế hao mòn vô hình thì phải thu hút hết lượng sữa sản xuất ra, cần phải quan tâm đến chất lượng sữa, thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm với sữa, nếu không đạt tiêu chuẩn phải xử phạt kinh tế, nếu mức độ vi phạm quá cao có thể gây hậu quả tai hại đến người sử dụng thì không cho phép lưu thông sản phẩm. Điều này chỉ có hiệu lực một khi được bên kiểm nghiệm thực phẩm hoặc bên thú y góp sức chỉ dùng cách áy chúng ta mới có thể cạnh tranh lành mạnh với sự thích ứng linh hoạt của các tư nhân trong tiêu thụ.
- Tổ chức bảo quản lạnh với những nhóm xa trung tâm thu gom, vận chuyển kịp thời giao cho nhà máy chế biến sữa để đảm bảo phẩn cấp sữa. Cần
có hợp đồng cung ững nguyên liệu giữa bên thu gom với nhà máy sữa và công ty sao cho vừa tiêu thụ được sản phẩm vừa tránh bị động cho nhà máy.
Cần tập huấn cho người sản xuất nắm vững vệ sinh sữa, nhận biết thông số của quá trình kiểm nghiệm, để cung cấp cho nhà máy sữa sản phẩm sữa tươi đúng chất lượng hơn.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sữa tươi cho công ty. Sự trợ giúp của các cấp chính quyền huyện và tỉnh, vấn đề quản lý và tổ chức hoạt động của các trung tâm thu gom vẫn cần sự giúp đỡ của các cấp chính quyền huyện và tỉnh. Trên thực tế sự cạnh tranh giữa mạng lưới buôn bán sữa tự do với trung tâm thu gom ngày càng ngay ngắt, khi chưa có trung tâm thu gom thì công ty thường bị hệ thống bán buôn tự do chèn Ðp giá, nhưng khi có trung tâm thu gom thì công ty lại liên kết với hệ thống bán buôn tự do nâng giá thu mua, sự bất cần và chất lượng sản phẩm của các tư nhân. Chính điều này đã làm cho chi phí bảo quản mỗi đơn vị sản phẩm cao, vậy trung tâm khó lòng nâng được giá thu mua như đối với tư nhân. Vì vậy phải thu hút được phần lớn lượng sữa sản xuất ra thì khả năng nâng giá thu mua sữa của trung tâm thu gom mới thực hiện được. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có những ràng buộc nhất định với các cơ sở chể biến sữa như: chỉ cho phép nhập khẩu khi thu mua hết lượng sữa sản xuất trong nước thông qua Côta nhập khẩu để điều tiết điều này. Cũng có giảm doanh thu nếu cơ sở chế biến sản xuất bằng sữa tươi trong nước. Ta cũng có thể học tập kinh nghiệm của Thái Lan như có quy định cụ thể, cứ sử dụng một lượng sữa tươi nhất định sẽ được nhập sữa bột theo tỷ lệ tương ứng.
- Hoàn thiện hoạt động của các trạm thu gom, bồi dưỡng chuyên môn và kỹ thuật cho các thành viên làm nhiệm vụ tại trạm để họ có thể quản lý và sử dụng hệ thống máy móc được trang bị một cách hiệu quả nhất.
- Cần đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ như hợp đồng với các nhà trẻ, mẫu giáo, các bệnh việc cũng như các nơi khác. Phương pháp này tiết kệm chi phí về bao bì, đóng gói bán cũng hạ hơn, tiện lợi trong sử dụng, có lợi cho
người tiêu dùng và lợi nhuận cho công ty còng cao hơn. Đồng thời hạn chế rác thải do sử dụng sữa hộp, sữa túi, góp phần bảo về môi trường.