III. Đánh giá chung về thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng
2. Những thành công, tồn tại và nguyên nhân của nó trong chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng
nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng
Chăn nuôi bò sữa của công ty trong thời gian qua đã có nhiều thăng trầm do số đầu con chưa ổn định do mới nhập về thì khả năng thích nghi của đàn bò chưa cao, do vậy vẫn bị chết và loại thải do năng suất sữa không cao,
hiệu quả kinh tế chưa cao do chi phí quá lớn để phát triển đàn bò sữa nhưng thực sự đã có những thành công và tác dụng nhất định cả về kinh tế, chính trị và xã hội, môi trường, nổi bật ở các khía cạnh như:
- Chăn nuôi bò sữa đã mở ra một hướng đi mới theo quy mô chăn nuôi công nghiệp của vùng sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở này, chăn nuôi bò sữa đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tạo tiền đề kinh tế cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Chăn nuôi bò sữa đã góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động thất nghiệp tạm thời tại chỗ, hạn chế tính thời vụ trong sử dụng lao động của nông nghiệp. Trong điều kiện đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm đáng kể, lao động nông nghiệp ngày càng dư thừa, những ngành sản xuất mới sẽ giúp họ có thể ở lại quê hương lao động sản xuất. Vấn đề này ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Đó là sự hạn chế làn sóng người đổ ra thành phố tìm việc làm gây khó khăn trong quản lý nhân khẩu và tạo mầm mống của nhiều tệ nạn sã hội khác.
- Chăn nuôi bò sữa cung cấp sữa tươi cho nhân dân trong tỉnh và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong thành phố, góp phần thay đổi cách nhìn nhận về khả năng sản xuất cũng như tiêu dùng trong phần lớn các nhà sản xuất, tạo niềm tin trong bước đầu thay đổi và chuyển dịch hướng sản xuất.
- Chăn nuôi bò sữa góp phần đáng kể vào việc cung cấp lương thực phân bón cho thâm canh tăng năng suất cây trồng cải tạo đất.
- Phong trào và kết quả chăn nuôi bò sữa của công ty tạo điều kiện cho nhân dân trong tỉnh phát triển nhanh đàn bò sữa, hình thành hệ thống thu gom sữa tạo điều kiện thận lợi cho nhân dân trong tỉnh phát triển đàn bò sữa.
- Đó là đường lối đúng đắcn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế, sự thay đổi cơ chế quản lý đã thực sự là động lực thúc đảy ngành chăn nuôi bò sữa của công ty.
- Sự định hướng của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như sự chỉ đạo sát sao của UBND các cấp trong chiến lược phát triển đàn bò sữa của tỉnh. Sự tác động của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các cơ quan chức năng đã thực sự giúp Ých cho sự phát triển của ngành.
- Các yếu tố nội tại cũng có tác động lớn đến sự phát triển của chăn nuôi bò sữa, đó là lực hút tính hiệu quả trong chăn nuôi một vài năm gần đây, vấn đề việc làm trong nông thôn sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và tương lai của ngành sản xuất mới này.
Bên cạnh những thành công bước đầu nêu trên, chăn nuôi bò sữa trong thời gian qua cũng chưa bộc lộ hết khả năng của nó. Sự kìm hãm về nhiều mặt khiến cho chăn nuôi bò sữa không ổn định, chậm và thiếu vững chắc.
- Điều kiện chăn nuôi: kinh phí về chuồng trại là quá lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư chậm, các dụng cụ chuyên dùng còn thô sơ, bảo quản và vận chuyển sữa tươi, thuốc thú y đặc trị còn hiếm... trình độ kỹ sư chăn nuôi còn hạn chế, điện, nước chưa được đầu tư thích đáng.
- Chưa hoàn thiện được công tác quản lý giống và phối giống bò sữa trên địa bàn toàn tỉnh. Vì vậu con giống trong chăn nuôi chưa được chọn lọc kỹ, khả năng nuôi thích nghi còn kém cho nên dẫn đến số bò sữa bị chết và loại thải, làm cho chi phí tăng lên, hiệu quả kinh tế thấp, tỷ lệ đàn bò sữa thuần đẻ ra bê đực. Việc nhập bò đực giống để lấy tinh đôi khi đang còn nhiều thiếu sót làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng đàn bò của công ty.
- Lực lượng cán bộ thú y có trình độ còn mỏng chưa có trụ sở riêng với đầy đủ điều kiện cho cán bộ thú y và các kỹ thuật viên khác làm việc nên chưa kịp thời can thiệp khi bò mắc bệnh.
- Vấn đề tiêu thụ sữa tươi còn nhiều khó khăn mặc dù số lượng không lớn do nhà máy chế biến sữa chưa đi vào hoạt động. Sự cạnh tranh trong khâu
thu gom sữa đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả thu gom, làm hạn chế tính bền vững của hệ thống thu gom này.
* Nguyên nhân chính của những trở ngại này:
- Sự không ổn định giá cả trên thị trường, điều này là do sự phát triển chăn nuôi bò sữa của nhân dân trong quá trình phát triển số đầu con.
- Khả năng tái sản xuất đàn bị hạn chế, để tăng quy mô đàn không phải một lúc giải quyết được mà nó liên quan đến đàn nái nền, khả năng phối giống và tỷ lệ thụ thai vấn đề cung cấp con giống cho công ty cần có sự can thiệp của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn.
- Khả năng về tài chính của công ty còn eo hẹp, nhân tố này tác động khá mạnh nó quyết định đến sự mua con giống và khả năng chăm sóc. Ngoài ra do vốn đầu tư quá lớn cho nên việc vay vốn ngân hàng với tỷ lệ lãi suất cao sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA CỦA CÔNG TY TNHH LAM SƠN- SAO VÀNG CHĂN NUÔI BÒ SỮA CỦA CÔNG TY TNHH LAM SƠN- SAO VÀNG