Đề tài " Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu tụ sản phẩm cuả Công ty TNHH Minh Á " docx

70 432 0
Đề tài " Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu tụ sản phẩm cuả Công ty TNHH Minh Á " docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa khoa học quản lý Luận văn Đề tài " Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu tụ sản phẩm cuả Công ty TNHH Minh Á " - 1 - Khoa khoa học quản lý MỤC LỤC Lời mở đầu 6 Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG………… 8 I.Khái niệm, Bản chất và vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm………………… 8 1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 8 2. Bản chất của tiêu thụ sản phẩm 8 3. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm 9 4. Mục đích của công tác tiêu thụ sản phẩm 10 5. Nguyên tắc của tiêu thụ sản phẩm 11 5.1. Yêu cầu cơ bản đối với công tác tiêu thụ sản phẩm 11 5.2. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế 13 5.3 Bảo đảm nguyên tắc pháp lý 13 5.4 Tiêu thụ sản phẩm phải đặt trong tổng thể hoạt động của doanh nghiệp thương mại 13 II. Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thương mại 14 1. Những yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài của doanh nghiệp thương mại 14 1.1. Những yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô viết theo góc độ môi trường của doanh nghiệp thương mại 14 - 2 - Khoa khoa học quản lý 1.1.1. Môi trường kinh tế 14 1.1.2. Môi trường văn hoá xã hội 14 1.1.3. Môi trường tự nhiên 15 1.1.4. Môi trường chính trị và pháp luật 15 1.2. Những yếu tố thuộc về môi trường vi mô viết theo góc độ môi trường của doanh nghiệp thương mại 15 1.2.1. Môi trường cạnh tranh 15 1.2.2. Khách hàng của doanh nghiệp thương mại 17 1.2.3. Các nhà bán lẻ 18 1.2.4. Các nhà cung ứng 18 1.2.5. Số doanh nghiệp trong nội bộ ngành 19 1.3. Các yếu tố khác 19 2. Những yếu tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp thương mại và chính từ phía sản phẩm 20 2.1. Yếu tố giá thành sản phẩm 20 2.2. Yếu tố chất lượng sản phẩm 21 2.3. Cơ cấu sản phẩm 21 2.4. Yếu tố về sản lượng 21 2.5. Phương thức thanh toán 22 2.6. Trình độ lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm 22 III. Nôi dung của quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thương mại 23 - 3 - Khoa khoa học quản lý 1. Nghiên cứu và dự báo thị trường 23 1.1. Trình tự nghiên cứu thị trường 24 1.2. Nội dung nghiên cứu thị trường 24 1.3. Phương pháp dự báo mức tiêu thụ sản phẩm 24 2. Lựa chọn phương thức tiêu thụ 25 3. Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 25 4. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ phù hợp với phương thức 26 IV. Các hoạt động chủ yếu của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thương mại 28 1. Hoạt động giao dịch và ký kết hợp đồng với khách hàng 28 2. Hoạt động của kho thành phẩm, bảo quản, vận chuyển 28 3. Giúp đỡ khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm 29 V. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm 29 Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH MINH Á 31 I. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Minh Á 31 1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty 31 2. Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng và lĩnh vực hoạt động của công ty 35 3. Đặc điểm về vốn và tài sản của công ty 36 4. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty 37 - 4 - Khoa khoa học quản lý II. Thực trạng môi trường kinh doanh của công ty TNHH Minh Á 38 III. Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Minh Á 40 1. Thực trạng công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 40 2. Thực trạng phương thức tiêu thụ sản phẩm của công ty 42 2.1. thực trạng tiêu thụ và hình thức tiêu thụ của công ty 42 2.1.1. Đặc điểm và phương thức thanh toán 42 2.1.2. Việc tổ chức kênh phân phối 43 2.1.3. Các hình thức và phương thức bán hàng được công ty sử dụng 45 2.1.4. nghiệp vụ của công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty 45 2.2. Kết quả chung hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 46 3. Thực trạng việc xây dựng chiến lược và kết quả, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty 48 4. Thực trạng việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 49 5. Nhận xét, đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 50 Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MINH Á 53 I. Phương hướng phát triển và những yêu cầu đặt ra cho công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian tới……………………… 53 II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 54 1. Giải pháp về nghiên cứu và dự báo thị trường 54 - 5 - Khoa khoa học quản lý 2. Giải pháp về nhân sự 58 3. Giải pháp về giảm giá thành 59 4. Giải pháp về phân phối và tiêu thụ 62 5. Giải pháp về quảng cáo, bảo hành, phục vụ khách hàng 63 6. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 64 III. Một số kiến nghị với nhà nước nhằm tạo điều kiện cho công ty thực hiện các mục tiêu trong những năm tới 64 KẾT LUẬN 67 Tài liệu tham khảo 69 Lời mở đầu - 6 - Khoa khoa học quản lý Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh thương mại ra sản phẩm mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ những sản phẩm đó. Công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất của Công ty, là khâu quyết định chu kỳ sản xuất kinh doanh của Công ty và cũng là khâu giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như giúp cho Công ty tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Thật vậy, chỉ khi Công ty tiêu thụ được sản phẩm của mình sản xuất ra hay kinh doanh thương mại thì lúc đó Công ty mới có thu nhập để trang trải những chi phí về nguyên vật liệu, nhân công, vốn vay cũng như có tiền để mở rộng kinh doanh. Vì vậy, nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì mọi hoạt động của Công ty sẽ bị ngừng trệ. Trong nền kinh tế thị trường khi mà các Công ty phải tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển thì gặp rất nhiều khó khăn nhất là tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các Công ty đang phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh đó buộc Công ty phải luôn bám sát, thích ứng với mọi biến động của thị trường và có trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm của mình, kể cả sản phẩm đó đang được người tiêu dùng sử dụng để cuối cùng tạo ra cho mình một chỗ đứng thích hợp và vững chắc. Điều này có thể thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào việc sử dụng các nguồn lực của Công ty để đề ra các chiến lược kinh doanh sắc bén nhất, hiệu quả nhất. Công tác tiêu thụ sản phẩm, một trong các chiến lược kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp thương mại hiện nay, nó không phải là hoạt động tự phát mà là một môn khoa học, một nghệ thuật trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, để từ đó đề ra các phương hướng và - 7 - Khoa khoa học quản lý biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đó là một trong những yêu cầu hàng đầu của quản lý doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH Minh Á, công tác tiêu thụ sản phẩm đang là điều quan tâm nhất của ban lãnh đạo công ty, thông qua đó Công ty có thể tăng doanh thu cũng như thu được nhiều lợi nhuận hơn. Là sinh viên khoa Khoa học quản lý, em mong muốn được hiểu những vấn đề liên quan tới thị trường một cách hệ thống và sâu sắc. Chính vì vậy, qua quá trình thực tập ở công ty TNHH Minh Á tôi đã chọn đề tài cho chuyên đề của mình : “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Minh Á” Nội dung của chuyên đề bao gồm: Chương I: Lý luận về tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trang hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Minh Á. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Minh Á. Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - 8 - Khoa khoa học quản lý I. Khái niệm, bản chất và vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thương mại 1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thương mại thường được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là một quá trình tự tìm hiểu nhu cầu khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến tiêu thụ với một loạt hoạt động hỗ trợ và tới thực hiện những dịch vụ hậu mãi. Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là chuyển giao hàng hóa cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Trong mối quan hệ đó hai bên tiến hành thương lượng và thỏa thuận về nội dung và điều kiện mua bán. Khi hai bên đã thống nhất thì bên bán trao hàng và bên mua trả tiền, quyền sở hữu hàng hóa đã thay đổi nghĩa là việc thực hiện giá trị hàng hóa đã kết thúc. Mục tiêu của mọi doanh nghiệp thương mại khi tổ chức sản xuất hay kinh doanh thương mại là mong muốn tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hóa và hàng hóa đó phải luôn thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời đem lại lợi ích cho doanh nghiệp đó là khoản lợi nhuận tối ưu thông qua hoạt động thương mại ( mua – bán ). 2. Bản chất của tiêu thụ sản phẩm Thực chất của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình sản xuất hay kinh doanh thương mại, không chỉ giúp doanh nghiệp đưa hàng hóa dịch vụ ra cung cấp cho thị trường thực hiện giá trị sản phẩm dưới hình thức trao đổi quyền sở hữu thông qua giá trị tiền tệ mà còn giúp doanh nghiệp giải phóng lượng hàng tồn kho đưa lại sức sinh lời cao để doanh nghiệp có lợi nhuận, đầu tư mở rộng thị trường kinh doanh. Mặt khác tiêu thụ - 9 - Khoa khoa học quản lý sản phẩm lại là quá trình nghiên cứu nhu cầu thị trường, thiết lập các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, hỗ trợ xúc tiến bán, quảng cáo một cách hợp lý, linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu kịp thời của thị trường. Như vậy, ở doanh nghiệp thương mại, tiêu thụ sản phẩm là kết quả của nhiều hoạt động liên quan và kế tiếp nhau:  Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tâm lý tập quán của người tiêu dùng.  Hoạch định chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.  Xây dựng các chiến lược và kế hoạch yểm trợ tiêu thụ sản phẩm.  Thiết lập và củng cố bộ máy tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp  Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.  Đánh giá kết quả, thu thập thông tin phản hồi để tiếp tục hoạt động tiêu thụ sản phẩm Công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty thương mại đặc biệt quan trọng với sự sống còn của công ty và được xem xét như một quá trình kinh tế bao gồm các công việc có liên hệ mật thiết với nhau được tiến hành ở các bộ phận khác nhau trong công ty. 3. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm  Tiêu thụ sản phẩm là khâu xung yếu của quá trình sản xuất và kinh doanh thương mại, gắn cung và cầu, thực hiện giá trị sản phẩm. Nó là bộ phận hữu cơ không thể tách dời trong hoạt động của doanh nghiệp.  Tiêu thụ sản phẩm là sự gặp gỡ giữa người bán và người mua, nếu tiêu thụ được nhiều thì chứng tỏ uy tín của sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận và ưa chuộng, qua đó có thể khẳng định được vị thế của sản - 10 - [...]... sách sản phẩm, giá cả, dịch vụ sau tiêu thụ sản phẩm - 30 - Khoa khoa học quản lý Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH MINH Á I Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Minh Á 1 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty Tên Công ty: CÔNG TY TNHH MINH Á – thành lập 23/06/2004 Tên giao dịch: MINH Á COMPANY LIMITED Trụ sở Công ty: 32 hội Vũ – Hoàn Kiếm – Hà Nội Điện... của pháp luật Công ty TNHH Minh Á là một Công ty có qui mô nhỏ do đó việc tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty tương đối đơn giản Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Minh Á được biểu diễn qua sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Giám đốc P P Kế toán Kinh doanh Cửa hàng trực thuộc  Trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc công ty: - 33 - Khoa... điểm về sản phẩm, khách hàng và lĩnh vực hoạt động của Công ty Hiện nay, sản phẩm của Công ty đang tiến hành kinh doanh là: Trang phục, dụng cụ thể dục thể thao như: Bóng chuyền, bóng á, bóng bàn, cầu lông, tennis, quần áo thể thao…do Xí nghiệp thể thao Thăng Long sản xuất Khách hàng mà Công ty là những các nhân chơi thể thao, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng, trung cấp (đại học Văn Hoá, đại... Công Đoàn, cao đẳng Cộng Đồng, cao đẳng Điện lực, trung học Điện tử-điện lạnh, trung học Kinh tế đối ngoại…), các Tổng công ty ( TCTY Hacinco, TCTY CN VN, TCTY Than VN…) Hàng may mặc ( Quần áo trẻ em) của Công ty thì khách hàng là tất cả các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, các siêu thị ( Techsimex, Unimart, Tultraco, Cầu Giấy, Sài Gòn, Intimex, Big C…) Thiết bị y tế ( chủ yếu về chăm sóc sức khoẻ) của Công. .. trên thị trường lâu năm, trong những năm gần đây thị trường lại xuất hiện một số Công ty cũng kinh doanh ngành hàng đầy tiềm năng này Lợi thế của các Công ty này là họ có một cơ sở vật chất tương đối mạnh, do đó làm cho giá thành giảm hơn, ngoài ra trong công tác tiêu thụ sản phẩm họ đã sử dụng tương đối tốt chính sách thu hút khách hàng thông qua phương thức chào hàng trực tiếp chứ không qua nhiều khâu... chăm sóc sức khoẻ) của Công ty thì khách hàng là các cửa hàng bán dụng cụ thiết bị y tế ở gần các bệnh viện như khu vực: Phương Mai, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Lê Duẩn… Nhu cầu về may mặc, thể thao, sức khoẻ mà Công ty đang kinh doanh hiện nay có xu hướng ngày càng tăng, đồng thời lợi nhuận do kinh doanh các sản phẩm này tạo ra tương đối lớn so với các ngành khác cho nên ngoài các đối thủ cạnh tranh có thương... xuất, thiết bị y tế do nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan Thị trường mà Công ty cung cấp chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận Mặt khác Công ty cũng không ngừng nghiên cứu, nắm bắt kịp thời các nhu cầu mới nảy sinh trên thị trường và tìm mọi cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu đó Đi đôi với chức năng như vậy thì Công ty TNHH Minh Á có nhiệm vụ như sau:  Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản... pháp dự báo mức tiêu thụ sản phẩm: Dự báo mức bán sản phẩm là một vấn đề rất cần thiết cho việc xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm Hầu hết những quyết định trong công tác tiêu thụ sản phẩm đều dựa trên những dự báo về mức bán của doanh nghiệp thương mại, thực tế đã chứng tỏ là nếu công tác dự báo càng có độ chính xác thì công ty càng có nhiều... về sức khỏe) Các sáng lập viên: Ông Nguyến Tuấn Ngọc - Tỷ lệ góp vốn: 60% Bà Trịnh Thuỷ Chi - Tỷ lệ góp vốn: 40% - 31 - Khoa khoa học quản lý Hiện nay, chức năng chủ yếu của Công ty là kinh doanh, buôn bán các sản phẩm hàng may mặc, dụng cụ thể dục thể thao, thiết bị y tế Hàng may mặc do nhà sản xuất trong Sài Gòn, hàng dụng cụ thể dục thể thao do Xí nghiệp thể thao Thăng Long sản xuất, thiết bị... Thành phố Hồ Chí Minh, Xí nghiệp Thăng Long hoặc do vận chuyển bằng đường biển từ Đài Loan ra chậm Công ty TNHH Minh Á có một kho dự trữ với qui mô có thể cung cấp hàng hoá cho khách hàng trong vòng 7 ngày liên tục Kho thực hiện việc tiếp nhận, giao nhận, kiểm kê và bảo quản các loại hàng hoá mà Công ty kinh doanh Đây là nơi trung gian nối giữa Công ty với nhà cung . sản phẩm 49 5. Nhận xét, đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 50 Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MINH Á 53 I. Phương hướng phát. văn Đề tài " Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu tụ sản phẩm cuả Công ty TNHH Minh Á " - 1 - Khoa khoa học quản lý MỤC LỤC Lời mở đầu 6 Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU. việc tiêu thụ sản phẩm 29 V. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm 29 Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH MINH Á 31 I. Giới thiệu khái quát về Công ty

Ngày đăng: 28/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan