- Nhiệm vụ: Với mục tiêu trên, luận văn tốt nghiệp có nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan về cơ cấu kinh tế; cơ cấu kinh tế nông nghiệp; thựctrạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của hu
Trang 1Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ- Bùi Văn Khôi
MỞ ĐẦU
1 Tin cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấpnhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớncủa nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho
sự ngiệp phát triển của đất nước Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng,nông nghịêp đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế Hầu hết cácnước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo sản lượng lương thực, thựcphẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo nền tảng cho cácngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển
Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, trên70% dân số sống ở nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc trong lĩnhvực nông nghiệp, sáng tạo ra 68% tổng giá trị kinh tế nông thôn, năng suấtkhai thác ruộng đất và năng suất lao động còn thấp… Để giải quyết nhữngvấn đề này thì thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa
vô cùng quan trọng với nước ta
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngànhnông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sảnxuất, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết việc làm,nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân Do đó, thúcđẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nướccũng như với từng địa phương là rất cần thiết
Giao Thuỷ là một huyện thuần nông thuộc tỉnh Nam Định với92,27% dân cư sống ở nông thôn và 76,6% lao động nông nghiệp Đời sốngcủa nông dân còn khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo gần 6% Trongnhững năm qua, vấn đề tăng cường quản lý Nhà nước để phục vụ chuyển
Trang 2dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện luôn được quan tâm và từngbước hoàn thiện Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp tại huyện Giao Thuỷ còn chậm, cơ cấu nông nghiệp còn bất hợp lý,trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng độc canh cây lương thực vẫntồn tại trong khi đó nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưađược khai thác tốt Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Giao Thuỷ một cách hợplý.
Từ vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi chọn đề tài “Phương hướng và một
số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định 2010 - 2015” làm luận văn tốt nghiệp
chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính của mình
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Trên cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, áp dụng vào thực tiễn đánh giá khách quan thực trạng chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thủy thời gian qua, từ đó đề raphương hướng và các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp huyện Giao Thủy thời gian tới
- Nhiệm vụ: Với mục tiêu trên, luận văn tốt nghiệp có nhiệm vụ
nghiên cứu tổng quan về cơ cấu kinh tế; cơ cấu kinh tế nông nghiệp; thựctrạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Giao Thuỷ và trên
cơ sở các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về pháttriển kinh tế – xã hội, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đến năm
2020, đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Giao Thuỷ 2010- 2015
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
Trang 3Đối tượng nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp là vấn đề cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Đối tượng nghiên cứu cụ thể là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo phương diện ngành, lĩnh vực, khôngnghiên cứu theo các phương diện khác
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2006 - 2009 và một số giải phápthúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bànhuyện Giao Thuỷ giai đoạn 2010 - 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên
cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin như: duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử và các quan điểm đường lối phát triển kinh tế củaĐảng Cộng sản Việt Nam
- Về phương pháp chuyên môn: Đề tài vận dụng các phương pháp
thống kê và phân tích, so sánh và tổng hợp một cách có hệ thống, phươngpháp nghiên cứu chuyên khảo và một số phương pháp nghiệp vụ khácnhằm phân tích và làm rõ hơn những vấn đề được nêu
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và vai trò quản lý của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ 2006- 2009.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ 2010- 2015.
Trang 4CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.1 Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu được dùng để chỉ cách tổ chức, cấu tạo, sự điều chỉnh cácyếu tố tạo nên một hình thể, một vật hay một bộ phận
Sự phát triển của sản xuất dẫn đến quá trình phân công lao động xãhội Tuỳ thuộc vào tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹ thuật mà chia thànhtừng ngành, lĩnh vực khác nhau Nhưng trong nền sản xuất, các ngành, lĩnhvực này không thể hoạt động một cách độc lập mà phải có sự tương tác qualại lẫn nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển
Từ đó đòi hỏi nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa các bộ phận Sựphân công và mối quan hệ hợp tác trong hệ thống thống nhất là tiền đề choquá trình hình thành cơ cấu kinh tế
Theo Các Mác: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan
hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất”1
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của
1 C.Mác- Góp phần phê phán kinh tế chính trị học, NXB Sự Thật HN-1964, tr 17
Trang 5chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn đinh giữa chúng hợp thành trong một khoảng thời gian nhất định” 2.
Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan phản ánh trình độ phát triểncủa xã hội và các điều kiện phát triển của một quốc gia Sự tác động từchiến lược phát triển kinh tế, hay sự quản lý của Nhà nước có tác dụng thúcđẩy hoặc kìm hãm sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong một thời gian nhấtđịnh chứ không thể thay đổi hoàn toàn nó
Mặt khác, cơ cấu kinh tế lại mang tính lịch sử xã hội nhất định Cơcấu kinh tế được hình thành khi quan hệ giữa các ngành, lĩnh vực, bộ phậnkinh tế được thiết lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ramột cách hợp lý
Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổbiến ở mọi quốc gia Song mối quan hệ giữa con người với con người, conngười với tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch
sử, mỗi quốc gia lại có sự khác nhau Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan
hệ sản xuất, đặc trưng văn hoá - xã hội và các yếu tố lịch sử của mỗi dântộc Các nước có hình thái kinh tế - xã hội giống nhau nhưng vẫn có sựkhác nhau trong việc hình thành cơ cấu kinh tế, bởi vì điều kiện kinh tế - xãhội, chiến lược phát triển của mỗi nước có sự khác nhau
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách hợp lý khi chủ thể quản lýNhà nước có khả năng nắm bắt các quy luật khách quan, đánh giá đúngnguồn lực trong nước và nước ngoài để tác động trực tiếp hoặc gián tiếpvào quá trình hình thành cơ cấu kinh tế Nhưng sự tác động này khôngmang tính áp đặt ý chí mà là sự tác động mang tính định hướng
Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới các góc độ khác nhau như: cơ cấungành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế Đây là ba
2 Từ điển bách khoa Việt Nam 2000
Trang 6bộ phận cơ bản và có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, cơ cấu ngànhkinh tế có vị trí chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của mọi quốc gia.
- Cơ cấu ngành kinh tế:
Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các nhóm ngành hợp thành các tươngquan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tếquốc dân Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động và trình độphát triển của lực lượng sản xuất của nền kinh tế
Hiện nay cơ cấu ngành kinh tế được phân theo ba nhóm chủ yếu sau:+ Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm nông, lâm, ngư nghiệp
+ Nhóm ngành công nghiệp: Gồm công nghiệp và xây dựng
+ Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thương mại và dịch vụ
- Cơ cấu vùng kinh tế:
Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ được hình thành bởi việc bố trí sảnxuất theo không gian địa lý Trong cơ cấu vùng kinh tế có sự biểu hiện của
cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ Tuỳ theo tiềmnăng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành và phân bố dân cư trênlãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài ngành kinh tế nào đó
Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng khai thác tài nguyên,tiềm lực kinh tế – xã hội của mỗi vùng trong cơ cấu kinh tế quốc dân thốngnhất
- Cơ cấu thành phần kinh tế:
Cơ cấu kinh tế gắn với chế độ sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất sẽhình thành nên cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác nănglực tổ chức sản xuất – kinh doanh và mọi nguồn lực phát triển của mọithành viên xã hội
1.1.2 Cơ cấu kinh tế hợp lý
Trang 7Cơ cấu kinh tế hợp lý là một cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình táisản xuất mở rộng trên địa bàn lãnh thổ trong khoảng thời gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:+ Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với các quy luật khách quan
+ Cơ cấu kinh tế phản ánh được khả năng khai thác, sử dụng nguồnlực kinh tế trong nước và đáp ứng được yêu cầu hội nhập với quốc tế vàkhu vực, nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững
+ Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của khuvực và thế giới
1.1.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất được hình thành sớmnhất trong lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại Vì vậy, nó luôn có vaitrò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân của hầu hết cácnước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như nước tahiện nay Cho nên phát triển nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta hiện nay
Theo phân ngành kinh tế quốc dân của quốc tế cũng như của nước ta,nền kinh tế quốc dân được chia thành 3 khu vực chính:
- Khu vực I: bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp
- Khu vực II: gồm công nghiệp và xây dựng
- Khu vực III: gồm tất cả các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất vàtiêu dùng cá nhân
Từ đó cho thấy, nông nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọngtrong hệ thống nền kinh tế quốc dân Nhưng đồng thời bản thân nôngnghiệp cũng là một hệ thống nhỏ được cấu thành bởi các bộ phận khác nằmtrong tổng thể hệ thống kinh tế quốc dân Quá trình phát triển dẫn đến sựthay đổi của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nói chung, đòi hỏi bản thân
Trang 8ngành nông nghiệp cũng phải có sự chuyển đổi phù hợp với các điều kiện
và xu thế phát triển chung
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là thuật ngữ chỉ mối quan hệ hợp thành của các sản phẩm nông nghiệp tuỳ theo mục tiêu sản xuất của con người ở từng địa bàn cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế – kỹ thuật của nông nghiệp được xem xét theo nghĩarộng và nghĩa hẹp:
- Ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là tổ hợp các ngành gắn liền
với quá trình sinh học gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Khiphân tích đánh giá cơ cấu kinh tế thì tiêu chí, cơ cấu ngành thường đượcxem trọng nhất bởi vì nó phản ánh trình độ phát triển của phân công laođộng xã hội Lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động xã hộicàng sâu sắc, tỷ mỉ thì càng có nhiều ngành kinh tế hình thành và phát triển
đa dạng khác nhau Ở nước ta cho đến nay, về cơ bản vẫn là một nước nôngnghiệp cho nên sự phát triển của nó giữ vai trò quyết định trong kinh tếnông thôn, đồng thời là một trong những ngành cơ bản của nền kinh tếquốc dân Vì vậy, nó vừa chịu sự chi phối của nền kinh tế quốc dân vừagắn bó chặt chẽ với các ngành khác, vừa phản ánh những nét riêng biệtmang tính đặc thù của một ngành mà đối tượng sản xuất là những cơ thểsống
- Ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp): bao gồm trồng trọt và chăn
nuôi Trong trồng trọt được phân ra trồng cây lương thực, cây công nghiệp,cây ăn quả… Ngành chăn nuôi gồm có chăn nuôi đại gia súc, gia súc, giacầm… Những ngành trên có thể phân ra thành các ngành nhỏ hơn Chúng
có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơcấu nông nghiệp Hiện nay, trong cơ cấu nông nghiệp có hai vấn đề quantrọng là cơ cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lươngthực và cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm Chuyển từ trạng thái
Trang 9độc canh cây lương thực sang đa canh cây trồng là xu hướng khách quannhằm sử dụng hợp lý các điều kiện và các nguồn lực như đất đai, lao động,tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hộicũng như phát huy được một cách triệt để tiềm năng, lợi thế của từng địaphương trong quá trình phát triển.
- Ngành lâm nghiệp bao gồm nhiều chủng loại thực vật và động vật
rừng Đây là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng Rừng là mộtnguồn lợi to lớn về kinh tế và có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ,hạn chế lũ lụt, phát triển du lịch Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp bao gồm cácnội dung: bảo tồn rừng tự nhiên, phát triển và trồng rừng, khai thác tàinguyên rừng, chế biến lâm sản
- Ngành ngư nghiệp: là một trong những ngành kinh tế quan trọng
cấu thành kinh tế nông thôn ở nước ta Cơ cấu kinh tế ngư nghiệp bao gồmcác nội dung chủ yếu: nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ hải sản, chế biếnthuỷ hải sản
1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình vận động của các bộ phận, thành phần trong nền kinh tế, là sự biến đổi phá vỡ cơ cấu cũ và
sự điều chỉnh để tạo ra cơ cấu kinh tế mới ổn định, cân đối.
* Để đánh giá mức độ, kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, người ta thường căn cứ vào các tiêu chí:
- Tỷ trọng và vị trí, tác động của các ngành phi nông nghiệp (côngnghiệp, xây dựng và dịch vụ) trong nền kinh tế
Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp càng cao thì cơ cấu kinh tế cótrình độ càng cao Hiện nay, người ta thường cho rằng một nền kinh tếđang phát triển muốn trở thành một nền kinh tế công nghiệp hoá thì phảigiảm được tỷ trọng nông nghiệp xuống dưới 20% GDP, nâng tỷ trọng công
Trang 10nghiệp và dịch vụ mỗi ngành lên mức trên dưới 40% GDP Đối với các nềnkinh tế công nghiệp hoá cao thì tỷ trọng nông nghiệp phải giảm dưới 10%,thậm chí dưới 5%.
- Sự liên kết giữa các ngành, giữa các lãnh thổ: Sự liên kết được thểhiện qua mối quan hệ phối hợp hoặc cung cấp thiết bị, công nghệ, nguyênvật liệu, dịch vụ, cũng như kết hợp tạo ra sản phẩm cuối cùng một cách cóhiệu quả Sự thay đổi cơ cấu vùng theo hướng công nghiệp hoá có thể được
đo bằng các tiêu chí như : Mức độ đô thị hoá, sự tăng trưởng thực tế củacác khu vực công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu lao động và dân cư
- Trình độ công nghệ và sức cạnh tranh giữa các ngành :
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tính chất công nghiệp hóa nôngnghiệp thể hiện ở mức độ chuyển hướng các phương pháp canh tác thủcông cổ truyền, giảm các phương pháp canh tác thô sơ, tăng các hoạt độngcanh tác bằng phương pháp công nghiệp, áp dụng cách mạng xanh, cáchmạng trắng, cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá, vi sinh hoá…
Trong công nghiệp, đó là mức độ ứng dụng khoa học – kỹ thuật,công nghệ hiện đại vào sản xuất
* Cơ cấu kinh tế ở nước ta và các nước trên thế giới chuyển dịch theo các xu hướng sau:
- Xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh
Trang 11phẩm cao hơn, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức với công nghệ cao,điện tử hoá, tin học hoá, tự động hoá… và đội ngũ lao động trí tuệ đông đảo.
1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêngluôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấukinh tế không cố định Đó là sự thay đổi số lượng các ngành (nông, lâm,ngư nghiệp) hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng,các thành phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độtăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều
Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển Đây không đơn thuần là sự thay
đổi vị trí mà là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu Việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải dựa trên cơ sở một cơ cấuhiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậuhoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu kinh tế mới tiên tiến, hoàn thiện và
bổ sung cơ cấu kinh tế cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại
và phù hợp hơn Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là sự điềuchỉnh cơ cấu trên 3 mặt biểu hiện của cơ cấu (ngành, vùng, thành phần)nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế
- xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển
- Mục đích của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần được tiếnhành khẩn trương Mục đích của chuyển dịch là tạo ra sự cân đối giữa nôngnghiệp và các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân Đồng thời tạodựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềmnăng sản xuất, lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền và trên cả nướcnhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết công ăn
Trang 12việc làm cho nông dân, nâng cao thu nhập và mức sống cho người nôngdân ở nông thôn.
- Các điều kiện đảm bảo cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý:
+ Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với các quy luật khách quan;
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phản ánh khả năng khai thác cácđiều kiện tự nhiên và lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền và trong cảnước, đáp ứng được yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực nhằm tạo ra
sự cân đối, phát triển bền vững
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với xu thế kinh tế chínhtrị của khu vực và trên thế giới
Bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay đòi hỏi nền nông nghiệpViệt Nam phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm thích ứng với
sự biến động của quan hệ cung – cầu nông sản hàng hoá ở cả thị trườngtrong nước và thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.3 Những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn luôn luôn biếnđổi, chuyển dịch dưới tác động của nhiều nhân tố: nhân tố bên trong – bênngoài, nhân tố khách quan – chủ quan Trong những nhân tố tác động, cónhững nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển, song cũng có những nhân tốhạn chế, kìm hãm sự chuyển dịch và phát triển Các nhân tố ảnh hưởng đếnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có thể chia thành các nhóm sau:
1.3.1 Nhóm nhân tố tác động từ bên trong
1.3.1.1 Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của xã hội
Thị trường là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến
sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn nói riêng Nhân tố thị trường tác động đến sự chuyểndịch cơ cấu các ngành kinh tế ở nông thôn, thể hiện như sau:
Trang 13- Tạo ra quá trình mở rộng và khai thác tiềm năng cho sự phát triểncủa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
- Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, đa dạng hoá ngành nghề ởnông thôn, khuyến khích mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra sựtăng trưởng nhanh cho các ngành kinh tế ở nông thôn nói riêng và cả nướcnói chung
- Tác động của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trênthị trường tạo động lực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đổimới công nghệ ở trong nội bộ từng ngành trở nên bức thiết
- Thông qua lợi ích kinh tế thu được sẽ tạo ra động lực chuyển dịch
cơ cấu ngành nghề ở nông thôn nhằm đạt hiệu quả ở mức cao hơn
Như vậy, thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội là người đặt hàngcho tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế Nó không chỉ qui định số lượng mà cảchất lượng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nên nó có tác động trực tiếp đếnquy mô, trình độ phát triển của các ngành, lĩnh vực ở địa phương…
1.3.1.2 Nhân tố các nguồn lực
Các nguồn lực của một quốc gia, một vùng lãnh thổ có vai trò quantrọng trong việc hình thành và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh
tế, nhất là ở khu vực nông thôn
- Vị trí địa lý của một vùng lãnh thổ góp phần tạo ra sự hình thành vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đó
- Tài nguyên thiên nhiên: gồm khoáng sản, đất đai, khí hậu, lâm sản,hải sản…là một trong những nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất, làđiều kiện cần thiết để phát triển các ngành kinh tế
- Tuy nhiên tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, do đó cần tính toánchuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế để đảm bảo sử dụng có hiệu quảnguồn tài nguyên đó, đồng thời bảo vệ môi trường sống cho thế hệ sau
Trang 14- Dân số, sức lao động: được xem là nguồn lực quan trọng cho pháttriển kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nôngthôn nói riêng Dân số và tốc độ tăng dân số của một quốc gia hay vùnglãnh thổ có ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như chuyểndịch cơ cấu kinh tế Có một nguồn lao động dồi dào thì sẽ có nguồn nhânlực phục vụ cho sản xuất nhiều hơn, nhưng nếu tốc độ tăng dân số quá cao
sẽ làm tăng trưởng kinh tế chậm lại
Việc cải thiện chất lượng lao động hay nguồn nhân lực là cơ sở quantrọng để phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật cao, có tác dụng kích thíchtăng trưởng kinh tế
- Vốn đầu tư: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sảnxuất, quyết định sự tăng trưởng kinh tế Nhà nước sử dụng ngân sách đểđầu tư phát triển sản xuất sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơcấu ngành công nghiệp một cách nhanh chóng
Vốn đầu tư là chìa khoá cho mọi sự phát triển của quốc gia nóichung và địa phương nói riêng Không có vốn đầu tư để hiện đại hoá trangthiết bị, đổi mới công nghệ thì không có tăng trưởng kinh tế cũng nhưchuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng
1.3.1.3 Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tại khu vực nông thôn
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người có khảnăng sử dụng tư liệu lao động để tác động vào các đối tượng lao động, tạo
ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của xã hội Lực lượng sảnxuất phát triển sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất, công nghệ, trang thiết bị…làm hình thành và phát triển các ngành nghề mới, chuyển lao động từ đơngiản thành phức tạp, từ ngành nghề này sang ngành nghề khác… Làm phá
vỡ những cơ cấu cũ, thiết lập một cơ cấu kinh tế mới phù hợp hơn
1.3.1.4 Cơ chế quản lý của Nhà nước
Trang 15Cơ chế quản lý của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng.
Cơ chế quản lý khoa học, phù hợp với quy luật khách quan và tình hìnhthực tiễn thì nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và hiệu quả Ngược lại nó sẽkìm hãm, làm chậm lại quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.3.1.5 Định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng giai đoạn
Mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính khách quan và tính lịch sử xã hội,nhưng nó lại chịu sự tác động, chi phối của Nhà nước Nhà nước tác độnggián tiếp thông qua định hướng chiến lược, đặt ra các mục tiêu phát triểnkinh tế – xã hội và khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển nhằmđạt các mục tiêu đề ra
Nhà nước tuy không trực tiếp sắp đặt các ngành nghề, không quyđịnh cụ thể về cơ cấu kinh tế song thông qua chiến lược phát triển, mục tiêuphát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước có sự điều tiết vĩ mô, dẫn dắt cácngành, lĩnh vực kinh tế phát triển theo định hướng chung, đảm bảo tính cânđối và đồng bộ của nền kinh tế
1.3.2 Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài
1.3.2.1 Xu thế toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá lực lượng sản xuất
Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã hình thành mạng lưới sản xuấtquốc tế, cùng với việc ứng dụng các công nghệ mới và sự phát triển mạnh
mẽ của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch sản xuấtkinh doanh vượt xa hơn biên giới của một vùng lãnh thổ
Xu thế này tạo ra sự đan xen vào nhau, khai thác thế mạnh của nhau,thúc đẩy hợp tác với nhau một cách toàn diện cả trong sản xuất, trao đổihàng hoá, dịch vụ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ Tính phụthuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế tăng lên, các mối quan hệ hợp tác kinh
Trang 16tế giữa các nước và các khu vực ngày càng trở lên sâu rộng và mật thiết.Quá trình phân công lao động trở lên sâu sắc và chuyên môn hoá hơn, làm
cơ sở cho quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất (hay công nghiệp hoátoàn cầu)
1.3.2.2 Xu hướng chính trị xã hội của khu vực và thế giới
Xét đến cùng, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế Sự biếnđộng về chính trị – xã hội của một nước, một khu vực hoặc thế giới sẽ tácđộng mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương, đầu tư, chuyển giao côngnghệ…buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp, đảm bảo cho nền kinh
tế ổn định và phát triển
1.3.2.3 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến được coi là nhân
tố quyết định đối với quá trình sản xuất, làm tăng mạnh giá trị kinh tế cácngành, lĩnh vực, tạo ra những bước đột phá lớn thúc đẩy quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế
Như vậy, các nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội, là nhân tố tác động đến việc hình thành và chuyển dịch cơcấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông thôn Tuy nhiên, chính các nhân tố bên trongmới giữ vai trò then chốt và quyết định đối với quá trình chuyển dịch trên
1.4 Vai trò và nội dung quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.4.1 Vai trò quản lý của Nhà nước
Quản lý Nhà nước về kinh tế trong thời đại ngày nay trở thành nhân
tố cơ bản quyết định sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
Đối với nước ta, quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp là vấn đề rộng lớn, phức tạp, chịu tác động bởi nhiều yếu tốkhác nhau như: thể chế, chính sách, điều kiện tự nhiên, khoa học công
Trang 17nghệ, vốn và các điều kiện kinh tế – xã hội, yếu tố vùng địa lý, yếu tố thịtrường và quan hệ quốc tế… thì vai trò quản lý Nhà nước càng có ý nghĩaquyết định Vai trò đó được thể hiện trong việc Nhà nước thực hiện mộtcách đầy đủ, đúng chức năng quản lý của mình đối với nền kinh tế nóichung và đối với nông nghiệp nói riêng Để đáp ứng yêu cầu phát triểnnông nghiệp trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,cần thiết phải đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước theo hướng xây dựngmột thể chế nông nghiệp, nông thôn hợp lý và đổi mới hoạt động của chínhquyền các cấp, củng cố và tăng cường vai trò của chính quyền các xã.
1.4.2 Nội dung quản lý Nhà nước về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Một là, quản lý Nhà nước về quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp nhằm đưa ra các địnhhướng lớn có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế –
xã hội ở nông thôn mà còn ảnh hưởng lớn tới bước tiến chung của cả nước
Vì vậy, vấn đề quy hoạch phát triển nông nghiệp cần được xem xét trongmối liên hệ chặt chẽ với quy hoạch xây dựng vùng nông thôn mới ở nước tahiện nay
- Hai là, hướng dẫn, hỗ trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải được gắn liền với quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Điều này được thể hiện trongquan điểm chỉ đạo của Đảng: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắnphát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thịtrường để hình thành sự liên kết nông – công nghiệp – dịch vụ và thị trườngngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước; gắn phát triển nôngnghiệp với xây dựng nông thôn mới…”
Trang 18- Ba là, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần góp phần xây dựng hệ thốngquan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất đó
Trước tiên, thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với các thành
phần kinh tế cần nắm vững địng hướng XHCN trong việc xây dựng nềnkinh tế nhiều thành phần như Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã nêu:
+ Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hànghoá nhiều thành phần Trong kinh tế nông nghiệp, mỗi thành phần kinh tếđều có vai trò riêng và đều được khuyến khích phát triển theo định hướngXHCN
+ Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhànước, kinh tế hợp tác Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng với kinh
tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng Nhà nước tạo điều kiện kinh tế vàpháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâudài
+ Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao độngtrong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn
+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quảlao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mứcđóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất – kinh doanh và phânphối thông qua phúc lợi xã hội Phân phối và phân phối lại hợp lý các thunhập, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo
+ Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, khai thác triệt
để vai trò tích cực đi đôi với khắc phục và ngăn ngừa, hạn chế những tácđộng tiêu cực của cơ chế thị trường Bảo đảm sự bình đẳmg về quyền vànghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân, không phânbiệt thành phần kinh tế
Trang 19+ Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộctrong quan hệ với bên ngoài.
Thứ hai, thực hiện chủ trương, chính sách đối với từng thành phần
kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
- Bốn là, phát triển khoa học công nghệ, khuyến khích phục vụ sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Bước vào thế kỷ 21, trước yêu cầu bức bách về phát triển một nềnnông nghiệp hàng hoá chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh củahàng nông sản Việt Nam, đòi hỏi lĩnh vực khoa học công nghệ phải đượcphát triển nâng lên tầm cao mới, tạo ra bước đột phá về giống cây trồng,vật nuôi, các tiến bộ về bảo vệ thực vật, thú y, các công nghệ chế biến,quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững… ngang tầm với khu vực
và thế giới Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ
đã chỉ rõ nhiệm vụ và yêu cầu phát triển khoa học công nghệ như sau:
“Trong thập kỷ tới phải đưa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngànhtrong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực và nâng caomức đóng góp của tiến bộ khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nôngnghiệp từ khoảng 30% hiện nay lên trên 50% Tiếp tục đẩy mạnh và nângcao chất lượng công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đến tận cơ
sở và hộ nông dân, nhằm giúp nông dân hiểu và áp dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩmnông nghiệp
- Năm là, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
+ Để phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn, Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy côngnghiệp phát triển, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản đồngthời phát triển mạnh mẽ các dịch vụ nông thôn Bằng cách này có thể thu
Trang 20hút lực lượng tại chỗ chuyển sang sản xuất công nghiệp và làm dịch vụ,hình thành các thị tứ, đô thị vùng nông thôn, liên kết với các khu côngnghiệp và đô thị lớn, thực hiện điện khí hoá, cơ khí hoá và thuỷ lợi hóatrong sản xuất nông nghiệp.
+ Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: thuỷ lợi, giao thôngnông thôn, điện, chợ, trường học… đóng vai trò quan trọng trong việc bảođảm cho nông nghiệp tăng trưởng và phát triển Từ đặc điểm cơ bản của kếtcấu hạ tầng là vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm hoặc gián tiếp,đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm và ưu tiên đầu tư nguồn vốn ngân sách vàoxây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốnđầu tư và tạo nên thị trường thông suốt, tạo mối liên kết nhanh chóng vớicác vùng trong nước và vươn ra thế giới Kết cấu hạ tầng càng hoàn thiệnthì quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệpcàng có điều kiện mở rộng và tăng hiệu quả Điều này đặc biệt có ý nghĩađối với những vùng sản xuất hàng hóa lớn về lương thực, thực phẩm vànông sản xuất khẩu
- Sáu là, giải quyết các vấn đề văn hoá - xã hội ở nông thôn:
Bên cạnh việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Nhà nướccần tăng cường quản lý và nâng cao đời sống văn hoá - xã hội nông thôntrên các lĩnh vực giáo dục, y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình, giải quyếtviệc làm, xoá đói giảm nghèo, dân chủ ở cơ sở…
Ngoài những nội dung quản lý Nhà nước nói trên, trong quá trìnhphát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đòi hỏi Nhà nướccũng phải quan tâm đến những lĩnh vực liên quan trong quá trình quản lýnhư công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường,quản lý đất đai, quản lý tài chính, thuế…
Trang 211.5 Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta
Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, phù hợpvới quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được quán triệt xuyênsuốt trong các Văn kiện của Đảng và chính sách của Nhà nước
Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã
xác định: “Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá” 3 Sự nghiệp CNH, HĐH ngày nay mà Đảng ta đã chỉ ra
là: “Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” 4
Với mục tiêu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp, có
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, Đảng ta đặc biệt coi trọngvấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đồng thời
xác định rõ: “Công nghiệp hoá - hiện đại nông nghiệp, nông thôn là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trực tiếp của giai cấp nông dân liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước” 5
Như vậy theo quan điểm của Đảng ta, CNH, HĐH cùng với chuyểndịch cơ cấu kinh tế gắn bó chặt chẽ với nhau Quá trình thực hiện chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH cần chú ý những vấn đề sau:
3 Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ BCHTW khóa VII, tr 26
4 Văn kiện Hội nghị lần thứ VII BCHTW Khóa VII, tr 65
5 Nông Đức Mạnh- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân VN lần thứ IV 2003-2008, tr 82
Trang 22Một là, chuyển dịch cơ cấu toàn bộ, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu
vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế; huy động đồng bộ mọi điều kiện,mọi biện pháp, mọi yếu tố để phát triển kinh tế
Hai là, chú trọng cải tạo, nâng cao trình độ hiện đại của trang thiết bị
hiện có, đồng thời đổi mới quy trình công nghệ trong sản xuất và quản lý ởmọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội
Nói cách khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơcấu thành phần kinh tế theo hướng hợp lý và hiệu quả cao hơn đòi hỏi nềnkinh tế phải được CNH, HĐH Ngược lại CNH, HĐH làm cho nền kinh tếtăng trưởng và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ở nước ta, cũng như từng địa phương xu hướng chung của chuyểndịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới là:
- Về cơ cấu ngành: chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng cơ cấu
nông nghiệp, tăng tỷ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ; trong ngànhnông nghiệp tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản giảm tỷ trọng trồng trọt
- Xây dựng cơ cấu các thành phần kinh tế phù hợp gồm: kinh tế
Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân),kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Về cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ: chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ theo
hướng phát triển toàn diện và tập trung có trọng điểm, phát triển tổng hợp,phát triển chuyên môn hoá
Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước ta làgiảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế song vẫn coi trọng phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn: “Phát triển nông- lâm- ngư nghiệp
Trang 23gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế- xã hội” 6
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các loại quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất
và chế biến, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún và tự phát” 7
Theo đó, Đảng và Nhà nước ta sẽ tập trung thực hiện các giải phápđồng bộ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp
và nông thôn, nhất là: đưa nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp; có chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển nhanhcác doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nông thôn; tiếp tục đầu tư pháttriển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ở nông thôn; tập trung giảiquyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc và xây dựng nông thôn mới
6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, HN-1991, tr 12
7 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, HN-2006, tr 191
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN GIAO THUỶ TỈNH NAM ĐỊNH 2006- 2009
2.1 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế- xã hội huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định: 2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Giao Thuỷ là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định,diện tích tự nhiên 328,18km2, là khu vực đồng bằng tương đối bằng phẳng,nằm trong hành lang trọng điểm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,cạnh 2 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt và Hà Lạn Giao Thuỷ nằm ở phía ĐôngNam của tỉnh Nam Định, có toạ độ địa lý từ 20˚10’ đến 20˚21’ vĩ độ Bắc và
từ 106˚21’ đến 106˚35’ kinh độ Đông Cách thành phố Nam Định 45 km,với trục giao thông chính là quốc lộ 21 và đường tỉnh lộ 489, 481 chạy qua
Phía Đông - Bắc giáp với tỉnh Thái Bình
Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường
Phía Tây giáp với huyện Hải Hậu
Phía Nam - Đông Nam giáp với biển Đông
Huyện Giao Thuỷ có đầy đủ giao thông thuỷ và bộ đảm bảo cho pháttriển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật trong tỉnh và cả nước
Trang 252.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuốngNam, có thể chia thành 2 vùng chính là vùng nội đồng và vùng bãi bồi venbiển, đất đai của huyện nhìn chung màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, với 32 km bờ biển, ngư trường rộnglớn, sinh vật đa dạng, bãi biển đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thuỷsản và ngành du lịch
Địa tầng khu vực khảo sát nằm trong vùng có cấu trúc địa chất đơngiản bao gồm các trầm tích sông, hồ, đầm lầy, trầm tích biển
2.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu huyện Giao Thuỷ mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản củakhí hậu miền Bắc Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có mùa đôngkhá lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, nhiều mưa, có 4 mùa rõ rệt
- Nhiệt độ: Đặc điểm khí hậu khu vực là sự khác biệt giữa hai mùa
(mùa hè và mùa đông) trong năm, nhiệt độ trung bình mùa hè: 27.8˚C, mùađông là: 19,5˚C Nhiệt độ trung bình năm 2008 là 24,2˚C, tháng nóng nhất làtháng 7 và lạnh nhất là tháng Giêng Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độtương đối nhỏ
- Lượng mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa tương đối lớn trungbình dao động từ 1.400mm đến 1800mm, số ngày mưa trong năm dao độngkhoảng 143 ngày Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 9
- Độ ẩm: Năm 2008, độ ẩm tương đối trung bình năm là 82% Tháng
3 có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là 92%, tháng 11 có độ ẩm tươngđối trung bình thấp nhất là 73%
- Gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió thịnh hành chủ yếu theo hai
mùa: mùa hạ là hướng gió Đông Nam, mùa đông là hướng gió Bắc - ĐôngBắc Theo các số liệu quan trắc tốc độ gió trung bình năm là 1,8 m/s, tốc độ
Trang 26gió trung bình vào tháng nóng nhất (tháng 7) là 2m/s, tháng lạnh nhất là 1,7m/s.
2.1.1.4 Thuỷ văn:
Huyện Giao Thuỷ được bao bọc bởi hai sông chính là sông Hồng,sông Sò và biển với chiều dài bờ biển khoảng 32 km Hàng năm, huyệnGiao Thuỷ được mở rộng ra biển khoảng 200 ha đất bãi bồi màu mỡ từnguồn phù sa tại hai cửa sông lớn tại cửa Ba Lạt và Hà Lạn Sông Hồng làranh giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình, sông chảy theohướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt Mực nước sôngHồng thay đổi theo mùa rõ rệt, cao nhất là tháng 8 là 481 cm, thấp nhất làtháng 4 là 10cm Ngoài ra, còn có hệ thống sông nhỏ, kênh tưới tiêu phục
vụ mục đích sản xuất nông nghiệp Sông Sò là ranh giới tự nhiên giữahuyện Xuân Trường, Giao Thuỷ và Hải Hậu bắt nguồn từ sông Hồng chảy
ra cửa Hà Lạn Mạng lưới giao thông đường thuỷ của huyện Giao Thuỷ rấtphát triển
Hệ thống sông ngòi của huyện thuộc loại nhật triều, thông qua hệthống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp quá trình thauchua, rửa mặn trên đồng ruộng tốt hơn Dòng chảy của sông Hồng kết hợpvới chế độ triều cường đã bồi tụ vùng cửa sông, tạo thành bãi bồi lớn nhất
là Cồn Lu, Cồn Ngạn
2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên nước: Huyện Giao Thuỷ có nguồn tài nguyên nước dồi
dào Nước mặt được hệ thống sông Hồng, sông Sò cung cấp, ngoài ra cònmột số hệ thống sông nhỏ như Cồn Nhất… Nước ngầm nằm chủ yếu trongtầng chứa nước lỗ hổng Plutôxen phân bố rộng rãi trên địa bàn huyện
- Tài nguyên khoáng sản: theo tài liệu điều tra của Tổng cục Địa
chất cho thấy khoáng sản của huyện Giao Thuỷ nghèo cả về trữ lượng vàchủng loại, bao gồm các loại chủ yếu sau:
Trang 27+ Khoáng sản: Sa khoáng Titan (ilmenit) tập trung chủ yếu ở 2 cửa
biển Ba Lạt, Hà Lạn đã và đang được đầu tư khai thác
+ Các nguyên liệu sét: Các mỏ sét mới được nghiên cứu sơ bộ
nhưng chưa đánh giá chính xác về quy mô, trữ lượng, chất lượng Chủ yếu
là đất sét làm gạch, ngói nằm rải rác ở các bãi bồi ven sông Hồng, sông Sònhư thị trấn Ngô Đồng, Giao Thịnh, Hồng Thuận…
+ Cát xây dựng: Tập trung chủ yếu ở lòng sông Hồng, trữ lượng
không ổn định, hàng năm được bồi lắng tự nhiên Theo số liệu khai tháchàng năm của các cơ sở trên địa bàn huyện khoảng 100.000 m³/năm
- Động- thực vật: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
vùng bãi bồi ven biển huyện Giao Thuỷ có 101 loài thực vật bậc cao cómạch, thuộc 85 chi và 34 họ; vùng biển có 64 loài thực vật nổi ở 5 ngành,
181 loài động vật nổi ở 12 nhóm, 136 loài động vật đáy ở 5 nhóm, 55 loài
cá ở 29 họ; tại các khu rừng ngập mặn có 181 loài chim, thuộc 41 họ, 13
bộ Với những giá trị quý giá rất đặc trưng cho hệ sinh thái đất ngập nước,tháng 01/1989 vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn được UNESSCO công nhậntham gia công ước Ramsar, đây là điểm Ramsar được công nhận đầu tiêncủa Đông Nam Á Ngày 02/01/2003 Thủ tướng Chính phủ ký quyết địnhchuyển khu bảo tồn thiên nhiên Cồn Lu, Cồn Ngạn thành Vườn Quốc giaXuân Thuỷ
2.1.1.6 Cảnh quan môi trường
Giao Thuỷ là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía nam của tỉnh, cócảnh quan thiên nhiên hấp dẫn bãi biển đẹp và còn giữ vẻ hoang sơ, nhiềulàng quê có nghề truyền thống, trù phú mang những nét đặc trưng của làngquê vùng đồng bằng Bắc Bộ, môi trường tự nhiên trong sạch Trên địa bànhuyện nhiều địa điểm có thể khai thác phục vụ du lịch như Vườn Quốc giaXuân Thuỷ, bãi biển Quất Lâm
Trang 28Tuy nhiên, trong những năm gần đây, môi trường đã có một số vấn đềphát sinh và diễn biến theo chiều hướng xấu, trong đó đáng lưu ý nhất là:
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp là nguy
cơ dễ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, ảnh hưởng trực tiếp đến người sảnxuất và người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp
- Tài nguyên ven biển khai thác chưa hợp lý như: đánh bắt cạn kiệtnguồn lợi từ biển làm mất tính đa dạng sinh học, thay đổi chuỗi thức ăn
- Nước mặt khu vực cửa sông ven biển có hàm lượng một số kim loạinặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất hữu cơ vượt tiêu chuẩn cho phép
- Diện tích đất dùng cho trồng trọt ngày càng thu hẹp dần, mất dầncân đối về dinh dưỡng; đất ven biển nhiều nơi có nguy cơ tái nhiễm mặn,phèn hoá…
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở hệ thống sông và ao hồ trênphạm vi toàn huyện đã đến mức báo động Nước ngầm cũng đã phát hiện bị
ô nhiễm như nhiễm mặn, tăng hàm lượng sắt vượt tiêu chuẩn nhiều lần…
2.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội
Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009, dân số huyệnGiao Thuỷ 188.903 người (trong đó, nam 93.613 người, nữ 95.290 người).Đại bộ phận người dân sống ở nông thôn 174.312 người, chiếm 92,27% dân
số toàn huyện Dân thành thị 14.591 người, chiếm 7,73% dân số toàn huyện
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện đã giảm từ 13,1% năm 1996xuống còn 12,75% năm 2009, tỷ suất sinh là 17,22‰, tỷ lệ sinh con thứ 3
Trang 29còn 19,78%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 15,3% Mật độ dân sốcủa huyện khá cao so với nhiều địa phương trong tỉnh (842 người/ km2)
Năm 2009, toàn huyện có khoảng 96.003 lao động, chiếm 50,82%tổng dân số Đây là lực lượng lao động dồi dào tham gia vào nhiều lĩnh vựcsản xuất kinh tế của huyện
2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế huyện Giao Thuỷ
Những năm qua, nhờ có sự đổi mới về cơ chế quản lý và chính sáchkinh tế của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, kinh
tế huyện Giao Thuỷ ngày một phát triển, duy trì nhịp độ tăng trưởng cao
Trong 4 năm (2006 - 2009) kinh tế phát triển khá, giá trị tổng sảnphẩm tăng bình quân 10,56%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cựctheo hướng tăng giá trị và thu nhập, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm
- ngư nghiệp; năm 2009 tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụchiếm 51,32%, tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn 48,68% Thunhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 8,5 triệu đồng/người/năm
+ Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp: từng bước phát triển theo hướng
sản xuất hàng hoá và tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác Tổngsản lượng lương thực bình quân: 101,16 ngàn tấn/năm Giá trị sản xuất / hacanh tác năm 2009 đạt 64,6 triệu đồng Giá trị sản xuất nông – lâm – ngưnghiệp tăng bình quân 3,5%/năm Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngưnghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản,đặc biệt ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân 15,5%/năm
+ Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất CN-TTCN
có bước tăng trưởng khá, mức tăng trưởng bình quân 16,5%/năm, quy môsản xuất của các doanh nghiệp từng bước được mở rộng: Giá trị sản xuấtcông nghiệp - TTCN (theo giá cố định 1994) bình quân 1 năm là 177.495triệu đồng Một số sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng trưởng khá như nướcmắm bình quân là 934.000 lít, muối Iốt 13.588 tấn, quần áo may sẵn 1.319
Trang 30nghìn sản phẩm, gạch đất nung 97.812 nghìn viên… Các ngành cơ khí, sửachữa, đóng tàu, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, đan,thêu, chế biến lương thực, thực phẩm đều có bước tăng trưởng khá gópphần giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo tăng thucho ngân sách địa phương.
- Sản xuất muối : Năm 2009, tổng diện tích muối đạt 482 ha với trên9.000 lao động tham gia sản xuất, hàng năm cung cấp cho thị trường42.000 tấn, giá trị tổng thu nhập trên 65 tỷ đồng Ngoài ra, trên địa bànhuyện cũng đã phát triển 8 cơ sở thu mua muối của diêm dân để sản xuất,chế biến muối sạch, muối iốt tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Lào
- Ngành nghề nông thôn : Hiện tại trên địa bàn huyện có 1.325 cơ sởsản xuất và hộ ngành nghề nông thôn, 5 làng nghề, thu hút trên 7.000 laođộng tham gia với các cơ sở sản xuất chính là: mây tre giang, móc sợi, thêuren, sản xuất nấm, chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, nghề mộc, cơkhí, xây dựng Ngành nghề nông thôn với các cơ sở sản xuất rất đa dạng,phong phú nhưng chủ yếu ở quy mô nhỏ, phần nhiều là tự phát, bước đầukhông có kỹ thuật cơ bản, vừa học, vừa truyền nghề, vừa làm chủ yếu làđúc kết kinh nghiệm thực tế gắn với nhu cầu thị hiếu hàng hoá thị trường
để phát triển sản xuất Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 117,6 tỷđồng/năm; tỷ lệ tăng bình quân là 13,5%/năm
` - Các ngành dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2009 ước đạt493,6 tỷ đồng, tăng 152% so với năm 2006 Thị trường hàng hoá phongphú, sôi động đáp ứng đủ các yêu cầu của sản xuất và đời sống Các ngànhdịch vụ vận tải, bưu chính - viễn thông, tài chính - tín dụng, du lịch -thương mại phát triển mạnh: giá trị sản xuất năm 2009 đạt 414,2 tỷ đồng,tốc độ tăng trưởng bình quân 12,8%/năm Trong đó dịch vụ du lịch tại khunghỉ mát Quất Lâm đạt doanh thu bình quân 29 tỷ đồng/năm Hiện tại đã có
42 khách sạn, nhà nghỉ, 130 kiốt phục vụ du lịch, hàng năm đón trung bình170.000 lượt du khách
Trang 31- Kết cấu hạ tầng: Hoàn thành việc bàn giao lưới điện nông thôncho ngành điện quản lý, 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.
Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng qua nhiều năm đang phát huytác dụng: trên địa bàn huyện hiện có 46,4km tỉnh lộ, 19km huyện lộ,761km đường trục xã, liên xã, đường thôn xóm được nhựa hoá hoặc bêtông hoá Hiện tại chỉ còn 5% đường thôn xóm chưa được nâng cấp Bưuchính viễn thông thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ Mạng lướiviễn thông phủ sóng toàn huyện với chất lượng sóng tốt, 100% số xã cóđiểm bưu điện văn hoá xã, 32,7% số hộ sử dụng điện thoại cố định và hàngvạn điện thoại di động, đáp ứng yêu cầu về thông tin liên lạc của xã hội
2.1.2.3 Tình hình phát triển văn hoá - xã hội của huyện
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm, giữ vững thành tíchđơn vị tiên tiến xuất sắc đứng trong tốp đầu của ngành giáo dục - đào tạotỉnh Nam Định Phổ cập tiểu học, trung học cơ sở được duy trì và pháttriển Học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT các loại hình đạt trên 70%.Học sinh tốt nghiệp THPT vào học các trường đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp đạt trên 80% 100% trường tiểu học đạt chuẩn Quốc giamức I (trong đó 17,8% đạt chuẩn mức II); 37% trường THCS; 1 trườngTHPT; 18% trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia; 25% trường tiểu học đạttiêu chuẩn "xanh, sạch, đẹp, an toàn" Kết quả xây dựng trường chuẩnQuốc gia cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh
Phong trào xây dựng nhà văn hoá xóm, xây dựng cơ quan, gia đìnhvăn hoá phát triển mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực: 38% số xóm, tổ dânphố có nhà văn hoá; 36% số xóm (tổ dân phố) đạt tiêu chuẩn "Làng vănhoá"; 61 trường học, 28 cơ quan, 20 trạm y tế được công nhận có nếp sốngvăn hoá; số gia đình văn hoá năm 2009 chiếm 61,83% tổng số hộ gia đìnhtoàn huyện
Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, y tế được tăng cường về số lượng vànâng cao chất lượng: 18/22 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế Bệnh viện đakhoa trung tâm huyện được đầu tư nâng cấp với số kinh phí hàng chục tỷđồng, số giường bệnh năm 2009 đạt 190 giường, tăng 40 giường so với
Trang 32năm 2005 Bỡnh quõn cú 4,2 bỏc sỹ/1vạn dõn (tăng 2,1 bỏc sỹ/1vạn dõn sovới năm 2005) 100% số xúm và tổ dõn phố cú cỏn bộ y tế
Tớch cực giải quyết việc làm cho người lao động Tạo việc làm mớibỡnh quõn 4.000 lao động/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35% Tỷ lệ
hộ nghốo đến năm 2009 cũn 5,93%
Đời sống của cỏc tầng lớp nhõn dõn được tiếp tục cải thiện và nõngcao: đến nay cú 84,3% hộ cú ti vi màu; 56,4% hộ cú xe gắn mỏy; 32,7% hộ
sử dụng điện thoại cố định
2.1.3 So sỏnh cỏc lợi thế và hạn chế của huyện Giao Thuỷ
Từ việc đỏnh giỏ, phõn tớch cỏc điều kiện tự nhiờn, tài nguyờn thiờnnhiờn ảnh hưởng đến sự phỏt triển kinh tế xó hội của Giao Thuỷ cho thấyhuyện cú cỏc lợi thế và hạn chế sau đõy:
+ Tài nguyờn biển là ưu thế nổi trội của Giao Thuỷ để phỏt triểnngành thuỷ sản Đặc biệt là nuụi trồng hải sản xuất khẩu tạo nguồn tớch luỹngoại tệ đỏng kể cho nền kinh tế huyện, gúp phần giải quyết lao động vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế nụng nghiệp
+ Tài nguyờn du lịch phong phỳ, đa dạng, kết hợp với khớ hậu tronglành, mỏt mẻ là lợi thế để phỏt triển mạnh du lịch, dịch vụ phục vụ khỏchtrong và ngoài nước, nhất là du lịch sinh thỏi
2.1.3.2 Những hạn chế chủ yếu
+ Huyện Giao Thuỷ là huyện đồng bằng ven biển, dân c làm nghềsản xuất nông nghiệp, ng nghiệp, diêm nghiệp bên cạnh những thuận lợi thì
Trang 33có những khó khăn về thiên tai bão lụt hàng năm, khắc phục hậu quả sauthiên tai Đất vùng ven biển nhiễm mặn hàng năm ảnh hởng đến sản xuất.
+ Điểm xuất phỏt của nền kinh tế cũn thấp, chưa tớch luỹ được nhiều,cụng nghiệp chưa phỏt triển
+ Kết cấu hạ tầng tuy đó được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đủđỏp ứng cho sản xuất nụng nghiệp hàng hoỏ trong điều kiện cạnh tranh gaygắt của cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập Khả năng thu hỳt vốn đầu tưcủa cỏc doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cũn hạn chế
+ Trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế cũn tạo mõu thuẫn giữa việc phỏttriển kinh tế với bảo vệ mụi trường sinh thỏi
Vỡ vậy, huyện Giao Thuỷ cần khai thỏc, phỏt huy tốt cỏc lợi thế đồngthời cú biện phỏp khắc phục những hạn chế, tạo điều kiện cho kinh tế – xóhội núi chung và nụng nghiệp huyện núi riờng phỏt triển mạnh
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nụng nghiệp huyện Giao Thuỷ 2.2.1 Tỡnh hỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế nụng thụn ở nước ta núi chung và ở huyệnGiao Thuỷ núi riờng cú sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng nụng- lõm- ngưnghiệp, tăng tỷ trọng cụng nghiệp và dịch vụ; hướng chuyển dịch trong nụng nghiệp
là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng giỏ trị chăn nuụi và thuỷ sản
Bằng sự cố gắng nỗ lực, kết hợp sức mạnh của hệ thống chớnh trị và của toàndõn, phỏt huy nội lực, khai thỏc tốt cỏc tiềm năng, thế mạnh cú được, huy động vàtập trung cỏc nguồn lực đầu tư cho kinh tế – xó hội nờn những năm qua, kinh tế – xóhội huyện Giao Thuỷ liờn tục tăng, thể hiện ở giỏ trị tổng sản phẩm của huyện quacỏc năm luụn tăng
Bảng 1: Giỏ trị tổng sản phẩm của huyện (theo giỏ cố định năm 1994)
Đơn v : tri u ị: triệu đồng ệu đồng đồngng
Giỏ trị tổng sản phẩm 617.245 686.561 757.826 806.947Nụng – lõm - ngư nghiệp 245.100 254.904 262.551 251.528
Trang 34Công nghiệp – xây dựng 113.767 130.800 156.094 179.509
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Giao Thuỷ.
Trong 4 năm (2006 – 2009), giá trị tổng sản phẩm của huyện khôngngừng tăng từ 617.245 triệu đồng lên 806.947 triệu đồng, tăng 30,7%.Trong đó, giá trị sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp tăng 2,6% (tốc độ tăngchậm, không đều trong các năm do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh); giátrị công nghiệp – xây dựng tăng 57,78%; giá trị sản phẩm ngành thươngmại – dịch vụ – du lịch năm 2009 tăng 45,49% so với năm 2006
Sự chuyển biến giá trị sản phẩm giữa các ngành kinh tế đã cho thấytương đối rõ nét sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của huyện GiaoThuỷ từ năm 2006 - 2009
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Giao Thuỷ
Đơn vị: %
Thương mại – dịch vụ – du lịch 35,02 36,15 31,03 37,7
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Giao Thuỷ.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Giao Thuỷ qua các năm đượcbiểu diễn cụ thể qua biểu đồ dưới đây:
0 20 40 60 80 100
Nông- Lâm- Ngư nghiệp Công nghiệp- Xây dựng Thương mại- Dịch vụ- Du lịch
Trang 35Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế huyện Giao Thuỷ qua các năm
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện Giao Thuỷ thời kỳ 2006 – 2009 đã có
sự chuyển dịch đúng định hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọngngành công nghiệp – xây dựng và ngành thương mại – dịch vụ – du lịch Kinh tế– xã hội toàn huyện phát triển khá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện,
bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơcấu kinh tế còn chậm Tỷ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựngtăng, giảm không đều do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và suy thoái kinh tếtoàn cầu Tỷ trọng ngành nông nghiệp còn cao (48,68%).Vì vậy, đây là vấn đềquan trọng đòi hỏi chính quyền huyện quan tâm, có biện pháp nhằm thúc đẩyquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động của huyệncũng có những thay đổi Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009,dân số huyện Giao Thuỷ 188.903 người, trong đó có 96.033 lao động, chiếm50,82% tổng dân số, tạo cho huyện lực lượng lao động xã hội dồi dào
Bảng 3: Lao động và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế
I Tổng số lao động 96.540 96.831 96.963 96.033 Phân theo khu vực (người)
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 74.707 74.768 74.293 73.564 Công nghiệp và xây dựng 12.917 13.074 13.473 13.306 Dịch vụ 8.916 8.989 9.197 9.163
II Cơ cấu lao động
Chia theo khu vực (%) 100 100 100 100
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 77,38 77,21 76,62 76,60 Công nghiệp và xây dựng 13,38 13,50 13,89 13,86 Dịch vụ 9,24 9,28 9,49 9,54
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Giao Thuỷ
Trang 36Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động huyện Giao Thuỷ năm 2006- 2009
Chú thích:
Lao động trong ngành nông nghiệpLao động trong ngành công nghiệpLao động trong ngành dịch vụ
2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện Giao Thủy
2.2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp:
Giao Thuỷ mang đặc thù là một huyện nông nghiệp với 76,6% laođộng trực tiếp tham gia sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp Sản xuất nôngnghiệp mang tính thuần nông và chủ yếu là độc canh cây lúa Phần lớn diệntích đất tự nhiên trong huyện là đất nông nghiệp
Trang 37
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai huyện Giao Thuỷ
Đơn vị: ha
Năm Tổng diện
tích
Đất nôngnghiệp
Đất phi nôngnghiệp
Đất chưa sửdụng
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Giao Thuỷ.
Năm 2009 tình hình sử dụng đất của huyện: đất nông nghiệp:16.754,18ha chiếm 70,33%, đất phi nông nghiệp: 5.895,74ha chiếm24,75%, đất chưa sử dụng: 1.173,88ha chiếm 4,92%
Cơ cấu sử dụng đất huyện Giao Thuỷ được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất huyện Giao Thuỷ năm 2009
Trong 4 năm qua (2006 – 2009), huyện đã tập trung khai thác cáctiềm năng và lợi thế, khắc phục những khó khăn, huy động mọi nguồn lựcđầu tư phát triển nông nghiệp, từ đó góp phần đáng kể vào việc tăng thunhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, ổn định tình hình kinh tế – xã hội
Trang 38huyện Giao Thuỷ Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 101.116 tấn/năm, lương thực bình quân đầu người đạt 498kg/người/năm.
Về giá trị sản xuất/ ha canh tác: năm 2006 đã đạt 37,5 triệu đồng/ hađến năm 2009 đạt 64,6 triệu đồng/ ha, tăng 72,26%
Cụ thể tình hình phát triển ngành nông nghiệp huyện Giao Thuỷđược thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Giá trị sản phẩm nhóm ngành nông – lâm - ngư nghiệp
huyện Giao Thuỷ (Theo giá cố định)
Thuû s¶n Tæng sè
Chia ra Trång
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Giao Thuỷ.
Bảng 6: Cơ cấu các ngành nông – lâm – ngư nghiệp
44,3 17,0 2,2
40,6 17,2 1,9
36,5 18,0 2,0
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Giao Thuỷ.
* Ngành nông nghiệp:
Trang 39Sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm chăn nuôi và trồng trọt,luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện Chúng có mốiquan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơ cấunông nghiệp Vấn đề đặt ra cho cả nước nói chung và huyện Giao Thuỷ nóiriêng là phải xây dựng cơ cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữatrồng cây lương thực và cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm.
Với những thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước… ngành nôngnghiệp Giao Thuỷ nói chung và trồng trọt nói riêng có điều kiện phát triển,ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển mới và đạt được nhiều kếtquả tốt dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp như sau:
Bảng 7: Cơ cấu ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp)
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Giao Thuỷ.
Từ năm 2006 - 2009, cơ cấu ngành nông nghiệp biến chuyển như sau:+ Trồng trọt là ngành chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm từ71,7% xuống còn 64,4% ( giảm 7%)
+ Sau 4 năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng đều từ 28,3% - 33,6%(tăng 5,3%) Mặc dù vậy, tỷ trọng ngành chăn nuôi vẫn còn thấp trong cơcấu ngành nông nghiệp và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển ngànhnày tại huyện Trong thời gian tới, huyện cần quan tâm khai thác tốt hơncác tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi, tiến tới xây dựng 1 tỷ lệ cân đốihơn giữa trồng trọt và chăn nuôi trong ngành nông nghiệp
Phân tích trên cho thấy, thời gian qua, huyện Giao Thuỷ đã bước đầuthực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp)
Trang 40theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.Không chỉ vậy, huyện cũng từng bước thực hiện và đạt được những kết quảban đầu về thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nôngnghiệp Cụ thể như sau:
- Ngành trồng trọt:
Do đặc thù của khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, nguồn nước… của khuvực Đông Bắc bộ nói chung và huyện Giao Thuỷ nói riêng, ngành trồngtrọt đã xuất hiện từ lâu đời, nhất là cây lúa nước và chiếm ưu thế trong sảnxuất nông nghiệp Cơ cấu cây trồng của huyện gồm các loại cây chính như:lúa, cây ăn quả, các loại cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau màu
Diễn biến cơ cấu đất gieo trồng nông nghiệp huyện Giao Thuỷ như sau:
Bảng 8: Cơ cấu diện tích đất gieo trồng tại huyện Giao Thuỷ
Tæng sè
21.620
21.449
21.445
21.467
I C©y hµng n¨m
21.277
21.085
21.078
21.080
1 C©y lư¬ng thùc
16.314 16.276
16.434
16.517
II C©y l©u n¨m 343 364 367 387
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Giao Thuỷ.
Tổng diện tích đất gieo trồng các loại cây của huyện Giao Thuỷ giảm
153 ha sau 4 năm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Trong cơ cấu cây trồng tại huyện, cây hàng năm chiếm ưu thế Diệntích gieo trồng cây hằng năm khoảng 21.080 ha và chiếm trên 98% tổngdiện tích gieo trồng toàn huyện Trong 4 năm qua, diện tích gieo trồng cây