1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không

83 516 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 732 KB

Nội dung

Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới Ths.Đỗ Thị Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng Không đặc biệt

là anh Bùi Thái Nguyên - trưởng phòng Marketing và các anh chị trong phòng Marketing, Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để em hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên

Phạm Minh Phúc

Trang 2

MỤC LỤC

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 4

1.1.Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa 4

1.1.1.Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 4

1.1.2.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 5

1.1.2.1.Xuất khẩu trực tiếp 6

1.1.2.2.Gia công quốc tế 7

1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa 9

1.1.3.1.Nhóm nhân tố bên trong quốc gia 9

1.1.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài quốc gia 12

1.2.Tổng quan chung về ngành dệt may Việt Nam 13

1.2.1.Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam 13

1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 15

1.3 Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 18

Trang 3

1.3.1 Vị trí của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng

không 18

1.3.2 Thách thức và cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 20

1.3.2.1.Thách thức 20

1.3.2.2 Cơ hội 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 23

2.1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay 23

2.1.1.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2002 -2007 23

2.1.1.1 Tình hình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu 23

2.1.1.2 Chủng loại sản phẩm xuất khẩu 27

2.1.1.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 30

2.1.1.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 32

2.1.2 Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay 34

2.1.2.1 Những kết quả đạt được 34

2.1.2.2 Những mặt hạn chế 36

2.1.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế 38

2.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 42

2.2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 42

2.2.1.1 Mặt hàng xuất khẩu 42

2.2.1.2 Hình thức xuất khẩu 44

Trang 4

2.2.1.3 Kim ngạch xuất khẩu 45

2.2.1.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 47

2.2.2 Đánh giá chung tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cung ứng Dịch vụ Hàng không giai đoạn 2003 - 2007 50

2.2.2.1 Những kết quả đạt được 50

2.2.2.2 Những mặt hạn chế 50

2.2.2.3 Nguyên nhân những mặt hạn chế 52

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 55

3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Cổ Phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không giai đoạn 2010 - 2015 55

3.1.1 Phương hướng phát triển 55

3.1.2 Mục tiêu phát triển 56

3.2 Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không 57

3.2.1 Giải pháp từ phía công ty 57

3.2.1.1.Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may 57

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm 58

3.2.1.3.Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường 61

3.2.1.4.Đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và năng lực quản lý 63

3.2.1.5 Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm 64

3.2.2.Giải pháp từ phía nhà nước 66

3.2.2.1.Đầu tư phát triển nguyên phụ kiện phục vụ ngành dệt may 66

3.2.2.2 Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại 69

Trang 5

3.2.2.3 Chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực 72

3.2.3 Giải pháp từ phía hiệp hội 73

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ISO2000 Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng

HACCP Tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống

phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam theo thị trường năm

2007 26 Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu sợi của Việt Nam theo thị trường năm

2007 27 Bảng 2.3 Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Namnăm 2007 29 Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn

2001 – 2007 31 Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang một số thị trường 33 Bảng 2.6 Mặt hàng dệt may xuất khẩu của công ty giai đoạn 2003 – 2007 44 Bảng 2.7 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2003-2007 47 Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty theo thị trườnggiai đoạn 2003 – 2007 49

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam qua các năm 30 Hình 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn

2001 – 2007 32 Hình 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

năm 2002 - 2007 3 5 Hình 2.4 Quy trình gia công xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 46 Hình 2.5 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty giai đoạn 2003 –

2007 47 Hình 2.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Công ty năm

2005 - 2007 50

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài:

Xuất khẩu hiện nay đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốcdân của nước ta.Với hàng tỷ USD thu được, xuất khẩu đã góp phần rất lớntrong công cuộc xây dựng đất nước

Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm cao và chiếm tỷ trọng lớn trongtổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, dệt may là một mặt hàng chủ lực,đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu Trong những năm qua,ngành dệt may đã lớn mạnh rất nhanh, các sảm phẩm dệt may đã khôngngừng được cải thiện, nâng cao về chất lượng, mẫu mã, thị trường ngàycàngđược mở rộng vào các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản…

Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày nay, ngành dệt may xuất khẩu củaViệt Nam vẫn còn phải đổi mặt với nhiều thách thức và khó khăn đặc biệt lànhững thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trở thành một vấn đề được Đảng và nhànước đặc biệt quan tâm

Nhận thức được những khó khăn và thách thức đối với ngành dệt maynói chung và hoạt động xuất khẩu dệt may tại các doanh nghiệp nói riêng em

đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài chuyên đề thực tập chuyên ngành.

Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Phân tích tình hình xuất khẩu của mặt hàng dệt may Việt Nam sang thịtrường lớn: Mỹ, Nhật Bản, EU trong những năm gần đây

Phân tích tình hình xuất khẩu của mặt hàng dệt may Việt Nam củaCông ty Cổ phẩn Cung ứng dịch vụ hàng không trong những năm gần đây

Trang 9

Những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn trong hoạt độngxuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ hàng khôngtrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp giúp công ty đẩymạnh được hoạt động xuất khẩu hàng dệt may

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề:

Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của ViệtNam hiện nay Đồng thời đi sâu vào nghiên cứu và phân tích hoạt động xuấtkhẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dich vụ hàng không tronggiai đoạn 2003 – 2007

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử Các phương pháp cụ thể được sử dụnglà: Phương pháp tổng hợp, phân tích, quy nạp, khái quát hóa…

Đóng góp dự kiến của chuyên đề:

Cho biết tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường lớntrong khoảng thời gian từ 2002 đến nay

Cho biết tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cungứng dịch vụ hàng không vào những thị trường lớn trong khoảng thời gian từ

2002 đến nay

Đề xuất những giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt maycủa Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ hàng không trong điều kiện hội nhậpquốc tế

Kết cấu của chuyên đề:

Chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xuất khẩu hàng dệt may của

Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không

Trang 10

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty

cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không giai đoạn 2003 -2007 Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ

HÀNG KHÔNG 1.1.Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa

1.1.1.Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Hiện nay quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu củacác quốc gia trên thế giới Trong bối cảnh đó, hoạt động xuất khẩu của cácnước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triểntrong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia Sự độc lập phát triểncủa mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằngvới sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó

Hoạt động xuất khẩu là quá trình đem những hàng hoá sản xuất trongnước mang ra nước ngoài tiêu thụ nhằm thu ngoại tệ Nó còn là yếu tố quantrọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới côngnghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiệnđại hóa đất nước

Xuất khẩu là chính việc thương nhân đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nướcxuất khẩu hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ nước xuấtkhẩu được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Nó làmột hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Vai trò của xuất khẩu được thể hiện qua một số điểm sau:

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đẩy mạnh quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, các quốc gia đều cần phải có một nguồnvốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt

Trang 12

động phát triển nền kinh tế Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuấtkhẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch

vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động Trong đó, xuất khẩu là hoạt độngchủ yếu, mang tính chủ động cho các quốc gia để tạo nguồn vốn cho hoạtđộng nhập khẩu

- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuấtphát triển Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển.Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúpcho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác.Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổnđịnh và kinh tế phát triển Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cungcấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Thông quacạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiếnsản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chiphí và tăng năng suất

- Xuất khẩu góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiệnđời sống người dân Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhậpquốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa là một nhân tố kíchthích nền kinh tế tăng trưởng Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việclàm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩuđồng thời nó là tăng lượng đầu tư cho ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu.Đây là nhân tố để kích thích nền kinh tế phát triển

Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, nhiều nước thườngchú trọng tới chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực”

1.1.2.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộcvào số lượng và loại hình các trung gian thương mại, thông thường xuất khẩu

Trang 13

theo các hình thức chủ yếu như xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp, gửi bán, buônbán đối lưu, gia công quốc tế…

Trong mỗi một ngành nghề khác nhau sẽ chỉ có một vài hình thức xuấtkhẩu chủ yếu được thực hiện Đơn cử như ngành dệt may Việt Nam hiện naychủ yếu là gia công quốc tế, một phần nhỏ và đang tiến hành chuyển đổi sanghình thức xuất khẩu trực tiếp Vì vậy trong bài viết xin đề cập đến 2 hình thứcxuất khẩu chính hiện nay đó là xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu

1.1.2.1.Xuất khẩu trực tiếp

Khái niệm

Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu hàng hoá từ nước ngườibán (nước xuất khẩu) sang thẳng nước người mua (nước nhập khẩu) không quanước thứ ba (nước trung gian)

Theo hình thức xuất khẩu này, bên xuất khẩu và người mua quan hệ trựctiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận

về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác

Ưu điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:

- Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về sốlượng, chất lượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thịtrường

- Giúp cho người bán không bị chia sẻ lợi nhuận

- Giúp xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp

Nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:

- Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp

có quy mô nhỏ, vốn ít thì nên xuất khẩu ủy thác có lợi hơn

- Kinh doanh theo hình thức xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi có những cán bộnghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: Giỏi về giao dịch đàm phán, amhiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán

Trang 14

quốc tế thông thạo, có như vậy mới bảo đảm kinh doanh theo hình thức xuấtkhẩu trực tiếp có hiệu quả Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinhdoanh theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, vừa thể hiện điểm yếu của đa số cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận với thị trường thế giới.

Cách thức tiến hành xuất khẩu trực tiếp:

- Nghiên cứu thị trường và thương nhân

- Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định tỷ giáxuất khẩu Chỉ thực hiện kinh doanh: Khi tỷ giá xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hốiđoái

-Tổ chức giao địch đàm phán hoặc thông qua gởi các thư giao dịchthương mại hỏi hàng, báo giá, hoàn giá, đặt hàng… hoặc hai bên mua bántrực tiếp gặp mặt nhau đàm phán giao dịch

- Ký kết hợp đồng kinh doanh xuất khẩu

-Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết

1.1.2.2.Gia công quốc tế

Khái niệm

Gia công quốc tế là hình thức sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó ngườiđặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệuhoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước Người nhận gia côngtrong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách Toàn

bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công đểnhận tiền công

Phân loại gia công quốc tế

Trong thực tế có ba loại hình thức gia công đó là:

- Hình thức nhận gia công nguyên liệu giao thành phẩm: Bên đặt giacông giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sauthời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công Trong

Trang 15

trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫnthuộc về bên đăt gia công.

- Hình thức mua đứt bán đoạn: Dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạnvới nước ngoài Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công

và sau thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm Trong trường hợpnày quyển sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhậngia công

- Hình thức kết hợp: trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyênvật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu

Quan hệ giữa người đặt gia công và người thực hiện gia công đặt trên cơ

sở hợp đồng gia công

Ưu điểm của hình thức gia công hàng xuất khẩu:

- Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sảnphẩm xuất khẩu

- Vốn đầu tư cho sản xuất ít

- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

- Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì

Trong điều kiện kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệpngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, chưa có mẫu mã, nhãn hiệu

có uy tín riêng thì hình thức gia công xuất khẩu giúp cho ngành dệt may củaViệt Nam đưa ngay ra thị trường thế giới, mang lại kim ngạch ngoại tệ chođất nước

Nhược điểm của hình thức gia công hàng xuất khẩu:

-Tính bị động cao: Vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia côngphụ thuộc vào bên đặt gia công: phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm,giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm cho nên với

Trang 16

những doanh nghiệp sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm tốt với hình thức giacông doanh nghiệp khó có điều kiện phát triển mạnh ra thị trường thế giới.

- Nhiều trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công đểbán máy móc cho bên nhận gia công, sau một thời gian không có thị trườngđặt gia công nữa, máy móc sẽ trong tình trạng không hoạt động gây lãng

- Nhiều trường hợp bên đặt gia công đưa máy móc trang thiết bị cũ, lạchậu về công nghệ sang cho bên nhận gia công dẫn tới công nhân làm việcnặng nhọc, gây ô nhiễm môi trường cho bên nhận gia công

- Năng lực tiếp thị kém, nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợidụng quota phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi

- Có những trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công

để đưa các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký hoặc nhãn hiệu giả vào nướcnhận gia công

- Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công khôngtốt sẽ là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào nước nhận gia công, gây khókhăn cho sản xuất kinh doanh nội địa

- Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày cànggay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quả kinhdoanh gia công thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút

1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng và sự tác động chi phối của nhiều

cá yếu tố khác nhau Trong đó, có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa thành hai nhóm yếu tố: nhóm yếu tố bên trong quốcgia và nhóm yếu tố bên ngoài quốc gia

1.1.3.1.Nhóm nhân tố bên trong quốc gia

Các nhân tố thuộc về phía nhà nước

- Những quy định về pháp luật và chính sách kinh tế của nhà nước

Trang 17

Chính sách kinh tế và pháp luật về xuất khẩu của mỗi quốc gia là nhân tốtác động chủ yếu đến chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia đó, là điềukiện để hoạt động xuất khẩu được diễn ra phù hợp với thông lệ quốc tế Cácbiện pháp, chính sách của nhà nước áp dụng đều tác động trực tiếp hay giántiếp đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp Nó vừa mang tínhchất định hướng vừa mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu Cácchính sách kinh tế nhà nước thường được các quốc gia áp dụng đó là: chínhsách thúc đẩy xuất khẩu (chính sách thuế quan, trợ cấp…), chính sách tỷ giáhối đoái, chính sách mở rộng thị trường Tùy thuộc vào điều kiện, lợi thế vàngành hàng xuất khẩu của từng quốc gia mà các chính sách được lựa chọn vàthực hiện sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

- Tình hình sản xuất trong nước hướng về xuất khẩu

Đây là nhân tố quyết định tới khả năng cung ứng các sản phẩm xuất khẩucủa quốc gia đối với thị trường thế giới Điều này được biểu hiện ở khốilượng, chất lượng, quy cách sản phẩm, mẫu mã hàng hóa được sản xuất raphù hợp và đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế

Đối với các quốc gia tham gia hoạt động thương mại quốc tế, lợi thếtrong hoạt động sản xuất xuất khẩu được thể hiện ở nguồn nguyên liệu choquá trình sản xuất, nguồn lực huy động cho hoạt động xuất khẩu, trình độkhoa học công nghệ Đó sẽ là những lợi thế mà mỗi quốc gia sẽ căn cứ vàođiều kiện của mình để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu và tạo ranhững ưu thế riêng có của mình so với những quốc gia khác cùng tham giahoạt động xuất khẩu hàng hóa

- Điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu

Đây là những nhân tố đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hànghóa Cơ sở vật chất như đường xá, cảng biển, sân bay, kho bãi… khi được xâydựng và phát triển sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu, lưu thông hàng hóa được

Trang 18

diễn ra một cách thuận lợi Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra một cách gaygắt thì sự hỗ trợ cho nhà nước thông qua hệ thống cơ sở vật chất là yếu tố làmgia tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Cơ sở vật chất phục vụxuất khẩu khi đáp ứng được nhu cầu sẽ là yếu tố làm giảm chi phí sản xuấtcủa doanh nghiệp Mặt khác, cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy việc thu hútnguồn vốn tập trung đầu tư mở rộng sản xuất đặc biệt là việc thu hút cácnguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các khu vực có tiềm năng phát triển xuấtkhẩu.

Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Khả năng tài chính của doanh nghiệp là yếu tố thể hiện quy mô doanhnghiệp Doanh nghiệp khi có một nguồn tài chính đủ lớn sẽ tạo điều kiện chohoạt động sản xuất được mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư trang thiết bịmáy móc nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư cho công tác xúc tiến thươngmại và mở rộng thị trường xuất khẩu Bên cạnh đó, tài chính của doanhnghiệp còn là yếu tố khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh tế và

sự tin cậy đối với bạn hàng trong và ngoài nước

- Trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Trình độ nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trongkinh doanh của doanh nghiệp Trình độ và năng lực của các nhà quản lý sẽgiúp cho việc hoạch định các chiến lược và phương hướng phát triển sản xuấtxuất khẩu của doanh nghiệp được đúng đắn, khả năng nắm bắt thông tin mộtcách chính xác nhanh chóng, tìm kiếm và tận dụng được những cơ hội kinhdoanh hiệu quả trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt Trình độ, kinhnghiệm của đội ngũ lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất xuấtkhẩu sẽ là yếu tố quyết định tới hiệu quả sản xuất, mức độ đáp ứng yêu cầuthị trường và đặc biệt là quyết định tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 19

1.1.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài quốc gia

- Những quy định pháp luật và chính sách quản lý nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu

Quy định pháp luật và chính sách quản lý nhập khẩu là nhân tố ảnhhưởng trực tiếp tới khả năng thâm nhập thị trường của hàng hóa xuất khẩu.Những chính sách quản lý nhập khẩu thường được các quốc gia áp dụng đó làchính sách thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái… Những chính sách này cóthể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóasang các thị trường đó

Tùy thuộc vào mức độ mở cửa nền kinh tế của mỗi quốc gia, sự bảo hộđối với nền kinh tế trong nước và sự hợp tác phát triển của các quốc gia trongcác khối liên kết kinh tế mà các quốc gia giành cho nhau những ưu đãi vềnhập khẩu hàng hóa dựa trên mức thuế quan áp dụng, mức hạn ngạch chophép… Đây chính là những yếu tố tạo ra sức cạnh tranh cho hàng hóa củacác quốc gia xuất khẩu trên thị trường các nước nhập khẩu Nếu mức thuếquan được áp dụng thấp, hạn ngạch được xóa bỏ thì sự thâm nhập thị trườngcủa hàng hóa xuất khẩu vào các quốc gia nhập khẩu được tiến hành một cáchthuận lợi, khả năng cạnh tranh của hàng hóa cao, tạo lập được một cơ chếcạnh tranh lành mạnh Còn nếu như mức thuế quan nhập khẩu được áp dụngcao tương đối so với các quốc gia và mức hạn ngạch được quy định thì khảnăng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu vào thị trường đó sẽ thấp, hàng hóaxuất khẩu ít có cơ hội thâm nhập được vào thị trường đồng thời khó có thể tồntại một cách lâu dài trên thị trường

- Nhu cầu thị trường về sản phẩm

Nhu cầu thị trường về sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quyếtđịnh nhập khẩu hàng hóa của quốc gia Nhu cầu của các quốc gia dựa trên cơ

sở văn hóa xã hội, truyền thống của quốc gia đó Do đó, nhu cầu hàng hóa ảnh

Trang 20

hưởng tới hiệu quả của hoạt động xuất khẩu Nhu cầu về hàng hóa càng lớnthì hoạt động xuất khẩu diễn ra càng thuận lợi, hiệu quả hoạt động xuất khẩuhàng hóa càng cao.

Nhu cầu này diễn ra không một cách tự nhiên mà chịu sự áp đặt củanhững chính sách về nhập khẩu hay khả năng bảo hộ mậu dịch của từng quốcgia Nếu quốc gia nhập khẩu có sự bảo hộ mạnh cho nền sản xuất trong nướcthì việc xuất khẩu những sản phẩm đó sẽ gặp nhiều khó khăn, hàng hóa xuấtkhẩu gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa trong nước trong khi đónhững mặt hàng này luôn được những ngườu tiêu dùng trong nước bảo vệ

- Các yếu tố về tình hình kinh tế, chính trị của nước nhập khẩu

Tình hình phát triển kinh tế là thước đo khả năng nhập khẩu hàng hóa,khả năng thanh toán của quốc gia đó Nền kinh tế càng phát triển, đời sốngngười dân ngày càng cao thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ngày càng lớn, khảnăng thanh toán ổn định Nền kinh tế suy thoái, tình hình chính trị không ổnđịnh thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm, khả năng thanh toán mất ổnđịnh, các mối liên kết kinh tế bị phá bỏ, khả năng rủi ro lớn ảnh hưởng tớihoạt động xuất khẩu hàng hóa, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Do đó,mọi sự biến động của nền kinh tế, chính trị, xã hội sẽ là yếu tố tác động trựctiếp đến quyết định xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, đến chiến lượcphát triển ngành hàng

1.2.Tổng quan chung về ngành dệt may Việt Nam

1.2.1.Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốcdân, trở thành một ngành kinh tế chủ chốt Ngành dệt may vừa góp phần tăngtích lũy tư bản cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế vừatạo cơ hội cho Việt Nam hòa nhập kinh tế với khu vực và thế giới

Trang 21

Không chỉ biết đến là một ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xãhội, dệt may Việt Nam còn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,78 tỷ USD chiếm 16% tổng kimngạch xuất khẩu của cả nước năm 2007, với tốc độ tăng trưởng trung bìnhhàng năm trên 20% Điều này đã mang về một nguồn thu ngoại tệ lớn cho đấtnước, đóng góp một nguồn thu cho ngân sách nhà nước góp phần tăng trườngkinh tế.

Dệt may được đánh giá là ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh do tậndụng được nguồn nhân công rẻ và có tay nghề Hàng năm, ngành thu hút mộtnguồn lớn lực lượng lao động trong xã hội, giải quyết công ăn việc làm chogần hai triệu lao động Việt Nam có một nguồn lao động hết sức dồi dào songđại đa số chất lượng nguồn lao động lại không cao Sự phát triển dệt may làmột sự phù hợp tất yếu bởi lao động trong ngành dệt may không đòi hỏi trình

độ tay nghề quá cao, thời gian đào tạo lại ngắn, người lao động dễ dàng nắmbắt công việc một cách nhanh chóng Do đó, ngành dệt may thu hút khá đônglượng lao động tham gia sản xuất đặc biệt là lao động phổ thông Việc giảiquyết một lượng lớn công ăn việc làm trong ngành dệt may đã góp phần nângcao mức sống của người dân và ổn định tình hình chính trị xã hội

Sự phát triển của ngành dệt may còn có quan hệ chặt chẽ tới sự phát triểncủa các ngành công nghiệp khác Việt Nam vốn từ rất lâu đời có kinh nghiệm

từ nghề dệt vải Dệt may phát triển không chỉ là sự mở rộng của các ngànhnghề truyền thống mà còn kéo theo một loạt các ngành sản xuất nguyên liệu

và sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu cùng phát triển Sự phát triển đó sẽnối tiếp nhau tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng Bên cạnh đó, ngànhdệt may xuất khẩu đem lại một nguồn ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị,hiện đại hóa sản xuất làm cơ sở cho nền kinh tế phát triển

Trang 22

Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may là thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh

tế quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới Việt Nam hiện nayđược xếp vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng dệt may lớn nhấtthế giới, thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được

mở rộng đã tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào các liên kết kinh tế quốc

tế, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại với các quốc gia, nâng cao vị thếcủa Việt Nam trên thị trường thế giới Sự phát triển của các mối quan hệ kinh

tế quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế Việt Nam tham gia vàthâm nhập sâu hơn vào hoạt động thương mại quốc tế trên thế giới

1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

- Chất lượng nguồn lao động

Đặc điểm của ngành dệt may là sử dụng một lượng lao động lớn cho hoạtđộng sản xuất và xuất khẩu Nguồn cung lao động đóng vai trò quan trọngcho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng dệt may hiện nay Lao động ViệtNam trong ngành dệt may đa phần là có chất lượng thấp, tay nghề làm việckhông cao do đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.Mặc dù lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu hàng dệt may là sử dụng đượcmột nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ song với xu thế hiện nay chấtlượng nguồn lao động lại là yếu tố góp phần nâng cao sức cạnh tranh và giátrị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu hàng dệt may

- Nhu cầu thị trường đối với hàng dệt may

Sản phẩm dệt may là loại sản phẩm có yêu cầu phong phú và đa dạng tùythuộc vào đối tượng tiêu dùng Người tiêu dùng khác nhau về phong tục tậpquan, văn hóa, khí hậu… thì sẽ có nhu cầu rất khá nhau về trang phục Bêncạnh đó, sản phẩm dệt may đòi hỏi phải thường xuyên thay đổi về mẫu mã,kiểu dáng, màu sức, chất liệu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Do đó, đây

Trang 23

sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt mayđồng thời đây cùng là yếu tố để ngành dệt may Việt Nam có thể tạo ra những

ưu thế riêng của mình so với các đối thủ cạnh tranh lớn

- Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của nhà nước:

Sự thay đổi chính sách kinh tế của một quốc gia đều có ảnh hưởng lớnđến các doanh nghiệp xuất khẩu Đối với các doanh nghiệp tham gia xuấtkhẩu việc dự tính được những “cú sốc”chính sách có lợi sẽ giúp họ mở rộng

và phát triển

Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may đang đóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế, giá trị kim ngạch có tỷ trọng cao Vì vậy việc không ngừng nâng caokhả năng xuất khẩu là vấn đề đang được ưu tiên hàng đầu Sự thông thoángcủa các chính sách kinh tế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu sẽ là thuận lợi lớncho các doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác vay vốn sản xuất, công tác xingiấy phép xuất khẩu, công tác mở rộng thị trường…

- Xúc tiến thương mại:

Các chương trình xúc tiến thương mại có ảnh hưởng lớn đến việc xuấtkhẩu hàng dệt may Hiệu quả của các chương trình này nhằm mục tiêu quảng

bá hình ảnh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, mở rộng thịtrường xuất khẩu, nhất là các thị trường mới, thị trường có nhiều tiềm năng.Công tác xúc tiến thương mại được đảm bảo và vận hành tốt sẽ giúp cho cácdoanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được các cơ hội kinh doanh trên thị trườngnước ngoài, tìm kiếm được những đối tác làm ăn mới có hiệu quả, các thôngtin về nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh sẽ được cậpnhật một cách nhanh chóng do đó chiến lược phát triển sẽ trở nên đúng đắn vàphù hợp với tình hình phát triển

- Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may:

Trang 24

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuấtkhẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.Nhưng hiện nay gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài: 70% nguyênphụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu Giá trị thu về từ xuất khẩu hàngdệt may là rất thấp, bởi hàng dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công cho nhànhập khẩu nước ngoài.

Thiếu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may còn là nguyên nhân làm chotính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam thấp, không chủ động đượcnguồn hàng cung ứng, tạo ra những lợi thế riêng có của quốc gia mà hơn hết

đó là không phát triển được các ngành sản xuất khác phục vụ cho sản xuất vàxuát khẩu dệt may Điều này sẽ đem lại những hạn chế nhất định cho côngcuộc phát triển đất nước

- Quy mô của doanh nghiệp, trang thiết bị, nhà xưởng

Quy mô của doanh nghiệp dệt may có ảnh hưởng đến chất lượng,quy

mô sản xuất, mẫu mã của sản phẩm dệt may Điều này có ảnh hưởng trực tiếpđến giá trị xuất khẩu hàng hóa, đối với các thị trường lớn và khó tính như Mỹ,

EU, Nhật Bản thì mẫu mã và chất lượng là vấn đề mà họ quan tâm nhất

Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng dệt may có quy mô lớn sẽ

có điều kiện dễ dàng tiếp nhận tiến bộ công nghệ tiên tiến, được trang bị máymóc hiện đại có khả năng tạo ra nguồn hàng xuất khẩu đủ về số lượng lẫnchất lượng tốt và mẫu mã phù hợp, song lại quá tốn kém đối với các doanhnghiệp quy mô nhỏ để nâng cao sản lượng

- Thương hiệu sản phẩm

Thương hiệu hiện nay cũng là vấn đề lớn trong hoạt động xuất khẩu hàngdệt may hiện nay Mặc dù xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có giá trịxuất khẩu lớn nhưng lại không hề có thương hiệu cạnh tranh trên thế giới Bởi

Trang 25

hoạt động xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là gia công cho nước ngoài nênkhông có một nhãn hiệu nào của Việt Nam trên sản phẩm Điều này khiếnkhách hàng khó có thể biết đến nhiều các sản phẩm dệt may của Việt Nam,làm hạn chế khả năng thâm nhập thị trường của hàng dệt may Việt Nam trênthị trường thế giới

1.3 Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

1.3.1 Vị trí của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không

Tên công ty: Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không

Tên giao dịch quốc tế: Air services supply joint stock company

Tên viết tắt: AIRSERCO

Trụ sở chính: Số 1 Ngõ 196, Phố Nguyễn Sơn, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không ra đời trên cơ sở tiền thân là Cụcphục vụ - Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 19/9/2004 BộGiaothông vận tải ra Quyết định số 1507/QĐ/TCCB – LĐ thành lập Công ty Cungứng dịch vụ Hàng không Việt Nam không trực thuộc Cục phục vụ - Tổng cụcHàng không dân dụng Việt Nam Ngày 30/6/1997 Hội đồng quản trị TổngCông ty Hàng không Việt Nam ra Quyết định số 1023/HĐQT về việc đổi tênCông ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không trực thuộc Cục Hàng không DânDụng Việt Nam thành Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không không thuộctrực thuộc Tổng công ty Hàng Không Việt Nam với chức năng nhiệm vụ làmột đơn vị độc lập, hoạt động đa ngành nghề trên các lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh và dịch vụ, sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành kháchtrên máy bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và nguyên vật

Trang 26

liệu phục vụ sản xuất kinh doanh Ngày 1/1/2007, Công ty chính thức cổ phầnhoá lấy tên là: Công ty cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không

Công ty trong chiến lược kinh doanh của mình luôn hướng tới mục tiêu

đa dạng hoá sản phẩm và các loại dịch vụ nhằm chủ động trong kinh doanh,lường trước mọi tình huống có thể xảy ra trong cạnh tranh khốc liệt trên thịtrường trong nước cũng như ngoài nước để ổn định doanh thu cũng như hiệuquả kinh doanh của Công ty

Xuất khẩu hàng dệt may là một hoạt động giữ vai trò chủ đạo trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty Với nhiệm vụ ban đầu là cung cấp cácmặt hàng khăn phục vụ cho các chuyến bay trong và ngoài nước choVIETNAM AIRLINES, Công ty trong quá trình hoạt động đã từng bước mởrộng sản xuất kinh doanh tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệtmay ra nước ngoài Đến nay hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty

đã đạt được những thành tựu nhất định đóng vai trò quyết định đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty với kim ngạch xuất khẩu hàng nămtăng trung bình 25% với kim ngạch năm 2007 đạt trên 1 triệu USD (Nguồn:Báo cáo bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2007) Hàng năm, Công ty đềuthu được một nguồn ngoại tệ mạnh từ hoạt động hàng dệt may xuất khẩu vớilợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu hàng dệt may chiếm từ 45% -50% tổng lợinhuận của Công ty Lao động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may củaCông ty chiếm tới 70% tổng số lao động của Công ty (Nguồn: Báo cáo hoạtđộng kinh doanh năm 2007) Với khoản lợi nhuận này, hàng năm Công ty đãđầu tư thêm trang thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thêmnhà xưởng, đào tạo đội ngũ lao động, đẩy mạnh thêm công tác nghiên cứu và

mở rộng thị trường Bên cạnh đó, với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩuhàng dệt may ra nước ngoài Công ty đã hình thành được những thị trườngtruyền thống có khả năng nhập khẩu lớn và ổn định do đó tạo tiền đề cho các

Trang 27

hoạt động khác của Công ty được mở rộng ra thị trường nước ngoài như nhậpkhẩu thép, nhựa; xuất khẩu rau quả… Trong những năm tới, khi mà nhu cầu

về nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới ngày càng tăng cao thì hoạt động sảnxuất xuất khẩu hàng dệt may vẫn được xác định là một lĩnh vực hoạt độngchủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, mang lại hiệu quảkinh tế cao

1.3.2 Thách thức và cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành dệt may nóichung và các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói riêng sẽ córất nhiều những cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng có rất nhiều nhữngthách thức phải vượt qua

1.3.2.1.Thách thức

Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu còn yếu kém

Hiện nay, trang thiết bị máy móc của Công ty còn có nhiều lạc hậu so vớinhu cầu do đó khả năng đáp ứng các yêu cầu đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹthuật của thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế, chủng loại sản phẩm chưaphong phú, nguyên liệu sản phẩm của Công ty chủ yếu là nhập khẩu nên chiphí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp Bên cạnh đó, Công ty đang mấtdần đi những hỗ trợ và trợ cấp xuất khẩu từ phía các nhà nước theo cam kếtgia nhập WTO Đây sẽ là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩunói chung và Công ty nói riêng, ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của hànghóa trên thị trường quốc tế

Công ty phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt

Hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường quốc tế được mở rộng Công ty sẽphải đối mặt với sự cạnh tranh lớn, trước những đối thủ cạnh tranh có mộtnguồn tài chính lớn, có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất xuất khẩu,

Trang 28

trong công tác đầu tư xúc tiến thương mại… điển hình như hàng dệt may củaTrung Quốc trên các thị trường Mỹ và EU Bên cạnh đó, việc xóa bỏ nhữnghạn ngạch dệt may tại các thị trường sẽ khiến cho hàng dệt may của Công tykhông còn được phân chia thị trường như trước mà phải tự mình cạnh tranhvới các đối thủ để tồn tại, tạo thương hiệu và thị phần riêng nhờ vào năng lựcsản xuất, khả năng cạnh tranh sản phẩm và hoạt động xúc tiến thương mại,thâm nhập thị trường, sự quảng bá thương hiệu sản phẩm đến khách hàngcủa Công ty.

Sức ép cạnh tranh của công ty tăng lên

Lĩnh vực dệt may được mở rộng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nướcngoài đầu tư vào lĩnh vực này tham gia vào quá trình sản xuất và xuất khẩu

Do đó sự ép cạnh tranh của Công ty sẽ tăng Bên cạnh đó, để tập trung sảnxuất hàng dệt may xuất khẩu tận dụng được giá nhân công rẻ sẽ khiến chonguồn lao động bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên và cạnh tranh trong việcthu hút nguồn lao động của Công ty cũng sẽ gay gắt hơn

1.3.2.2 Cơ hội

Mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng quy mô sản xuất

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng dệtmay của Công ty sẽ có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước, tìmkiếm được thêm nhiều đối tác mới đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu.Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt độngxuất khẩu hàng dệt may nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may củaCông ty nói riêng sẽ được hưởng những ưu đãi từ các quốc gia thành viên đólà: mức thuế suất nhập khẩu giảm, hạn ngạch được bãi bỏ… Điều này sẽ giảmđược chi phí sản xuất khi bỏ hạn ngạch, làm tăng năng lực cạnh tranh, đảmbảo sự ổn định hơn về thị trường cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.Khi thị trường được mở rộng thì quy mô sản xuất của Công ty sẽ tăng lên do

Trang 29

đó Công ty sẽ được hưởng những lợi ích kinh tế từ quy mô Hơn nữa, Công tycòn có thể tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và côngnghệ hiện đại trên thế giới để mở rộng sản xuất xuất khẩu.

động xuất khẩu được thuận lợi

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới hệ thống chính sách củaquốc gia Nhà nước sẽ có những chính sách mới phù hợp hơn với tình hìnhphát triển Với việc những chính sách được minh bạch hóa, Công ty sẽ gặpnhiều thuận lợi hơn trong việc làm thủ tục xuất khẩu từ đó tăng kim ngạchxuất khẩu Đồng thời với việc minh bạch hóa chính sách sẽ tạo điều kiện choviệc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào trong nước do đó Công ty có điềukiện tìm kiếm tiếp xúc với các nguồn vốn khác nhau tạo thuận lợi cho việcliên doanh liên kết để phát triển xuất khẩu với các đối tác nước ngoài Bêncạnh đó, hệ thống chính sách được hoàn thiện và minh bạch hóa sẽ giữ vai tròđịnh hướng cho hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may của Công ty,nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế củaCông ty

Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu được cạnh tranh lành mạnh

Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại sẽ tạo điều kiện cho hànghóa xuất khẩu được cạnh tranh một cách lành mạnh với những điều kiện côngbằng cho mọi đối thủ Điều này tạo điều kiện cho Công ty có được những lợithế như các đối thủ cạnh tranh khác nhờ đó Công ty có thể dựa vào những lợithế riêng có của mình như giá nhân công rẻ, chất lượng sản phẩm được đảmbảo, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thịtrường Đồng thời cùng với xu thế hội nhập Công ty có điều kiện học tập, cọxát, tìm hiểu từ nước ngoài, các đối thủ cạnh tranh để nâng cao hiệu quả kinhdoanh của mình

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG

2.1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay

2.1.1.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2002 - 2007 2.1.1.1 Tình hình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu

Việt Nam được đánh giá có nhiều ưu thế trong sản xuất hàng dệt may vớimột nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ Hoạt động sản xuất hàng dệtmay và sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã tồn tại từ rất lâu vàngày càng phát triển, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia Tới năm

2007, cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp dệt may và sử dụng khoảng 2triệu lao động, sản xuất 1,8 tỷ sản phẩm dệt may, với 65% dành cho hoạtđộng xuất khẩu Trong đó, số lượng các doanh nghiệp dệt may tập trung chủyếu là ở thành phố Hồ Chí Minh với 1400 doanh nghiệp Hiện nay, toànngành có năng lực sản xuất khoảng 10.000 tấn xơ bông, đáp ứng khoảng 5%nhu cầu; 50 ngàn tấn xơ sợi tổng hợp, đáp ứng 30% nhu cầu; 260 nghìn tấn xơsợi ngắn đáp ứng 60% nhu cầu Về dệt, sản xuất được 150 ngàn tấn vải dệtkim đáp ứng 60% nhu cầu; vải dệt thoi 680 triệu m2, đáp ứng 60% nhu cầu.(Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương) Ngành côngnghiệp dệt may trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước bởi khôngchỉ phục vụ được nhu cầu thiết yếu của con người mà còn giải quyết đượcnhiều việc làm cho xã hội, có thế mạnh xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinhtế

Đặc điểm của hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam hiệnnay chủ yếu là “Cắt và may” để làm công ăn lương Hàng dệt may Việt Namxuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công xuất khẩu chỉ một phần nhỏ là xuất

Trang 31

khẩu trực tiếp Gia công xuất khẩu hàng dệt may là hình thức công ty nướcngoài đặt hàng số lượng, kiểu mẫu và cung cấp nguyên phụ liệu còn cácdoanh nghiệp Việt Nam nhận gia công sẽ sử dụng lao động thực hiện côngviệc cắt, may thành sản phẩm dệt may hoàn chỉnh, đóng gói và giao hàng chokhách hàng nước ngoài tiêu thụ Các doanh nghiệp Việt Nam được trả tiềncông lao động với mức giá chỉ bằng 20 – 25% giá thành sản phẩm Gia côngxuất khẩu hàng dệt may là một lĩnh vực tương đối dễ đầu tư, cần ít vốn,không đòi hỏi lao động tay nghề cao và được nợ các loại thuế nên có rất nhiềucác doanh nghiệp tham gia song hoạt động sản xuất hàng dệt may lại phụthuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu Theo Trung Tâm thông tinthương mại (Bộ Công thương), để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu toànngành phải nhập khẩu khoảng 90% bông và 70% sợi mỗi năm Cụ thể, năm

2007 mặt hàng bông của nước ta nhập khẩu tăng 17% về lượng và 22,4% vềtrị giá so với năm 2006, đạt 212 nghìn tấn với trị giá 268 triệu USD Trong

đó, Mỹ là thị trường cung ứng bông lớn nhất của Việt Nam trong năm 2007đạt 63,9 nghìn tấn, trị giá 81 triệu USD Tiếp theo là các thị trường Ấn Độcung ứng 32,777 nghìn tấn, trị giá 40,171 triệu USD; thị trường Đài Loancung ứng 15,439 nghìn tấn, trị giá18,822 triệu USD (Nguồn: Trung tâmthông tin thương mại – Bộ Công thương, website:http://www.vinanet.com.vn/)

Trang 32

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam theo thị trường

(Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Về mặt hàng sợi, năm 2007 Việt Nam nhập khẩu 425 nghìn tấn tăng25,4% so với năm 2006 và đạt trị giá 744 triệu USD tăng 36,8% so với năm

2006 Trong đó, Đài Loan là thị trường cung cấp sợi lớn nhất cho Việt Nam,chiếm 46,7% tổng lượng sợi nhập khẩu với trị giá 312,505 triệu USD và198.692 tấn; đứng thứ hai là thị trường Thái Lan với 98,490 triệu USD và63.156 tấn (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu sợi của Việt Nam theo thị trường

năm 2007

Trang 33

(Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu

đã có những bước phát triển mới Bên cạnh những lợi thế vốn có như nguồnlao động dồi dào, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm vàtạo ra những sản phẩm có tính khác biệt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh,tạo ra những lợi thế so sánh cho sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trườngthông qua việc đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất Đó là cácmặt hàng xơ sợi tổng hợp lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam của Công

ty Formosa Industrial (Đồng Nai), các mặt hàng sợi CLC xuất khẩu của Công

ty Cổ phần Thiên Nam (Bình Dương), sợi lõi co dãn của Công ty TainanSpinning (Đồng Nai) các loại vải thun 4 chiều và đa chức năng của TổngCông ty dệt Hà Nội, Công ty Lan Trần, Công ty Cổ phần Dệt may ThànhCông TPHCM Sản phẩm Corel xuất khẩu châu Âu của Công ty Scavi,nhóm sản phẩm cao cấp của công ty Tổng Công ty May Việt Tiến, May 10,Công ty Cổ phần Sài Gòn 2 Đây được coi là sự chuyển biến mạnh mẽ củacác doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Trang 34

2.1.1.2 Chủng loại sản phẩm xuất khẩu

Các sản phẩm dệt may xuất khẩu của nước ta nhìn chung khá đa dạng vềchủng loại và phù hợp với nhu cầu của thị trường Các sản phẩm xuất khẩuchủ yếu là : áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short, quần áotrẻ em, quần áo thể thao, váy, quần áo sợi acrylic, áo len, quần jean, áo nỉ, bíttất, găng tay… Trong đó, mặt hàng áo thun là mặt hàng có giá trị kim ngạchcao nhất năm 2007 đạt 1,535 tỷ USD tăng 62,41% so với năm 2006 và chiếm19,74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của toàn ngành Đứng thứhai là mặt hàng quần dài đạt 1.3551 tỷ USD tăng 27% so với năm 2006,chiếm 17,37% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Tiếp theo là mặt hàng

áo Jacket đạt 1,120 tỷ USD tăng 28,76% so với năm 2006 và chiếm 14,4%tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Ngoài các mặt hàng xuất khẩuchính, kim ngạch của các mặt hàng quần short, váy, quần áo trẻ em, quần áongủ, găng tăy, khăn, quần jean, áo nỉ, bít tất có tốc độ tăng trưởng cao từ47,3% - 175,56% Đặc biệt năm 2007, hàng dệt may Việt Nam bắt đầu xuấtkhẩu mặt hàng quần áo y tế bước đầu đạt13,426 triệu USD chiếm 0,17% tổngkim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại– Bộ Công thương)

Bảng 2.3: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam

năm 2007 Mặt hàng Kim ngạch xuất

khẩu năm 2006 (triệu USD)

Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 (triệu USD)

Tốc độ tăng trưởng năm 2007 so với năm 2006 (%)

Trang 35

(Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Hình 2.1: Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam qua các năm

Năm 2006

Năm 2007

Trang 36

(Nguồn:Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

2.1.1.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

Hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua là một trong nhữngngành có đóng góp lớn và ổn định vào mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cảnước Dệt may trong những năm qua trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 2 củaViệt Nam với tốc độ tăng trung bình 26% mỗi năm Cụ thể, kim ngạch xuấtkhẩu dệt may liên tục tăng mạnh qua các năm Năm 2001, kim ngạch xuấtkhẩu dệt may đạt 1,9754 tỷ USD đã tăng lên 2,7327 tỷ USD năm 2002 (tăng38,33% so với năm 2001) và đạt 3,609 tỷ USD năm 2003 (tăng 32,06% so vớinăm 2002) Giai đoạn 2004 – 2006, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay tăng song có xu hướng tăng chậm lại, năm 2004 đạt 4,3856 tỷ USD lên4,8384 tỷ USD năm 2005 (tăng 10,32% so với năm 2004) và đạt 5,834 tỷUSD năm 2006 (tăng 20,57% so với năm 2005) (Nguồn: Tổng cục thống kê:Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005 và Trungtâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn

Trang 37

2001 - 2007

Năm Kim ngạch xuất

khẩu hàng dệt may (tỷ USD)

Tốc độ tăng (%)

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tỷ USD)

Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may (%)

Trang 38

Với những nỗ lực từ phía nhà nước và các doanh nghiệp, ngành dệt may đãtừng bước vượt qua khó khăn đạt được mức tăng trưởng cao và trở thành mặthàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt maynăm 2007 đạt 7,78 tỷ USD tăng 31,02% so với năm 2006 và chiếm 16% tổngkim ngạch xuất khẩu của cả nước Với những thành tích đạt được, hàng dệtmay Việt Nam hiện ngày càng được củng cố trên thị trường thế giới, đưa ViệtNam đứng trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ,

Ấn Độ, Mexixo, Hồng Kông, Bangladesh và xấp xỉ bằng Indoneisia và Mỹ

2.1.1.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Hàng dệt may Việt Nam hiện có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổtrên thế giới, trong đó có cả các thị trường lớn “khó tính” như Mỹ, EU, NhậtBản Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam hiệnnay chiếm trên 50% thị phần hàng dệt may xuất khẩu với kim ngạch tăngtrưởng mạnh từ mức 1034,5 triệu USD năm 2002 lên 1998 triệu USD năm

2003 tăng 93,13% so với năm 2002; năm 2004 đạt 2474,4 triệu USD tăng23,84% so với năm 2003 Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang

Mỹ tăng nhẹ đạt 2602 triệu USD tăng 5,15% so với năm 2004 Năm 2007,kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ gặp khó khăn trongnhững tháng đầu năm, liên tiếp nhiều đơn đặt hàng bị hủy bỏ do Mỹ áp dụng

cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam song với những giải pháp hợp

lý xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ năm này đạt kết quả cao với kim ngạch

4470 tỷ USD tăng 46,84% so với năm 2006.(Nguồn: Trích Bảng 2.5)

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang một số thị

trường

Đơn vị: Triệu USD

Trang 39

Năm Mỹ EU Nhật Bản Đài Loan

EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam Đây

là thị trường luôn được coi là truyền thống và tiềm năng của hàng dệt mayxuất khẩu Việt Nam, có nhu cầu hàng dệt may đa dạng, từ sản phẩm cấpphẩm cấp thấp đến chất lượng cao, nên rất phù hợp với năng lực sản xuấtnhiều thành phần của Việt Nam Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàngdệt may của Việt Nam sang EU đều duy trì mức tăng trưởng khá Năm 2002,kim ngạch xuất khẩu vào EU chỉ đạt 546 triệu USD và giảm xuống còn 537,1triệu USD vào năm 2003 Năm 2006 là năm đánh dấu sự tăng trưởng và pháttriển của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU với kim ngạch xuất khẩutrên 1 tỷ USD, đạt 1,243 tỷ USD tăng 40,8% so với năm 2005 Năm 2007,kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt 1449 triệu USD tăng 16,57%

so với năm 2006 Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào hầu hết các nướcthành viên của Liên minh EU từ các thành viên cũ như Đức, Anh, Pháp… tớicác thành viên mới Séc, Áo, BaLan, Hungary trong đó Đức là thị trườngnhập khẩu lớn nhất trong khối Điều này đã cho thấy, sự tăng trưởng của hàngdệt may Việt Nam là trên toàn bộ thị trường EU mà không tập trung vào một

số thị trường đồng thời cũng khẳng định năng lực cạnh tranh của hàng dệtmay Việt Nam tại EU

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam.Đây là một thị trường có nhiều quy định trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Trang 40

đặc biệt là quy định về xuất xứ sản phẩm Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩusang thị trường Nhật Bản khá ổn định tăng từ mức 484,9 triệu USD năm 2001lên 627 triệu USD năm 2006 và đạt 703 triệu USD năm 2007 tăng 12,12% sovới năm 2006.( Nguồn: Trích bảng số liệu 2.5)

Ngày đăng: 11/04/2013, 23:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3.Năm 2008. Bộ Công Thương Link: http://www.mot.gov.vn Link
4.Năm 2008. Hiệp hội dệt may Việt Nam Link: http://www.vietnamtextile.org.vn Link
1. GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (2002). Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội Khác
2. PG.TS.Tô Xuân Dân. Giáo trình Chính sách Kinh tế Đối ngoại, NXB Thống kê Khác
3. Tổng cục Thống kê. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005, NXB Thống kê - Hà Nội Khác
4. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không (2008). Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2007 Khác
5. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không. (2008). Báo cáo Tài chính giai đoạn 2003 – 2007Tạp chí Khác
2. Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương. Bản tin xuất khẩu 3. Thời báo kinh tế Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam theo thị trường - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam theo thị trường (Trang 32)
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam theo thị trường - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam theo thị trường (Trang 32)
Bảng 2.3: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Bảng 2.3 Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam (Trang 34)
Bảng 2.3: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Bảng 2.3 Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam (Trang 34)
Hình 2.1: Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam qua các năm Năm 2006 - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Hình 2.1 Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam qua các năm Năm 2006 (Trang 35)
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn (Trang 36)
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn (Trang 36)
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007 - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Hình 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007 (Trang 37)
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn  2001 - 2007 - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Hình 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007 (Trang 37)
Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2002- 2007 - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Hình 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2002- 2007 (Trang 41)
Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam   năm 2002- 2007 - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Hình 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2002- 2007 (Trang 41)
Hình 2.4: Quy trình gia công xuất khẩu hàng dệt may của công ty - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Hình 2.4 Quy trình gia công xuất khẩu hàng dệt may của công ty (Trang 52)
Hình 2.4: Quy trình gia công xuất khẩu hàng dệt may của công ty - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Hình 2.4 Quy trình gia công xuất khẩu hàng dệt may của công ty (Trang 52)
Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty giai đoạn  2003 – 2007 - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Hình 2.5 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty giai đoạn 2003 – 2007 (Trang 53)
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2003-2007 - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Bảng 2.7 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2003-2007 (Trang 53)
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty theo thị trường giai đoạn 2003 – 2007 - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty theo thị trường giai đoạn 2003 – 2007 (Trang 55)
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty theo thị trường giai đoạn 2003 – 2007 - Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không
Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty theo thị trường giai đoạn 2003 – 2007 (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w