Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không (Trang 30)

2.1.1.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2002 - 2007 2.1.1.1. Tình hình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu

Việt Nam được đánh giá có nhiều ưu thế trong sản xuất hàng dệt may với một nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Hoạt động sản xuất hàng dệt may và sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã tồn tại từ rất lâu và ngày càng phát triển, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Tới năm 2007, cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp dệt may và sử dụng khoảng 2 triệu lao động, sản xuất 1,8 tỷ sản phẩm dệt may, với 65% dành cho hoạt động xuất khẩu. Trong đó, số lượng các doanh nghiệp dệt may tập trung chủ yếu là ở thành phố Hồ Chí Minh với 1400 doanh nghiệp. Hiện nay, toàn ngành có năng lực sản xuất khoảng 10.000 tấn xơ bông, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu; 50 ngàn tấn xơ sợi tổng hợp, đáp ứng 30% nhu cầu; 260 nghìn tấn xơ sợi ngắn đáp ứng 60% nhu cầu. Về dệt, sản xuất được 150 ngàn tấn vải dệt kim đáp ứng 60% nhu cầu; vải dệt thoi 680 triệu m2, đáp ứng 60% nhu cầu. (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương). Ngành công nghiệp dệt may trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước bởi không chỉ phục vụ được nhu cầu thiết yếu của con người mà còn giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội, có thế mạnh xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Đặc điểm của hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam hiện nay chủ yếu là “Cắt và may” để làm công ăn lương. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công xuất khẩu chỉ một phần nhỏ là xuất

khẩu trực tiếp. Gia công xuất khẩu hàng dệt may là hình thức công ty nước ngoài đặt hàng số lượng, kiểu mẫu và cung cấp nguyên phụ liệu còn các doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công sẽ sử dụng lao động thực hiện công việc cắt, may thành sản phẩm dệt may hoàn chỉnh, đóng gói và giao hàng cho khách hàng nước ngoài tiêu thụ. Các doanh nghiệp Việt Nam được trả tiền công lao động với mức giá chỉ bằng 20 – 25% giá thành sản phẩm. Gia công xuất khẩu hàng dệt may là một lĩnh vực tương đối dễ đầu tư, cần ít vốn, không đòi hỏi lao động tay nghề cao và được nợ các loại thuế nên có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia song hoạt động sản xuất hàng dệt may lại phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Theo Trung Tâm thông tin thương mại (Bộ Công thương), để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu toàn ngành phải nhập khẩu khoảng 90% bông và 70% sợi mỗi năm. Cụ thể, năm 2007 mặt hàng bông của nước ta nhập khẩu tăng 17% về lượng và 22,4% về trị giá so với năm 2006, đạt 212 nghìn tấn với trị giá 268 triệu USD. Trong đó, Mỹ là thị trường cung ứng bông lớn nhất của Việt Nam trong năm 2007 đạt 63,9 nghìn tấn, trị giá 81 triệu USD. Tiếp theo là các thị trường Ấn Độ cung ứng 32,777 nghìn tấn, trị giá 40,171 triệu USD; thị trường Đài Loan cung ứng 15,439 nghìn tấn, trị giá18,822 triệu USD. (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương, website: http://www.vinanet.com.vn/)

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam theo thị trường

năm 2007

Thị trường Lượng (tấn) Kim ngạch (triệu USD)

Mỹ 63.952 81,090 Ấn Độ 32.777 40,171 Đài Loan 15.439 18,822 Thụy Sĩ 14.044 18,410 Anh 6.291 8,081 Brazil 5.102 6,977 Singapore 3.481 4,535 Trung Quốc 3.430 3,776 Pháp 3.016 3,729 Hàn Quốc 2.328 3,568 Úc 2.047 2,843 Đức 1.515 1,570 Nhật Bản 1.223 1,585 Bỉ 1.217 1,541 Nam Phi 1.188 1,663 Italia 953 0,843 Thổ Nhĩ Kỳ 726 0,529 Canada 660 0,480

(Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Về mặt hàng sợi, năm 2007 Việt Nam nhập khẩu 425 nghìn tấn tăng 25,4% so với năm 2006 và đạt trị giá 744 triệu USD tăng 36,8% so với năm 2006. Trong đó, Đài Loan là thị trường cung cấp sợi lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 46,7% tổng lượng sợi nhập khẩu với trị giá 312,505 triệu USD và 198.692 tấn; đứng thứ hai là thị trường Thái Lan với 98,490 triệu USD và 63.156 tấn. (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Bảng 2.2. Kim ngạch nhập khẩu sợi của Việt Nam theo thị trường

năm 2007

Thị trường Lượng (tấn) Kim ngạch (triệu USD)

Thái Lan 63.156 98,490 Trung Quốc 47.113 100,436 Hàn Quốc 31.198 73,504 Malaysia 33.376 52,317 Indonesia 24.710 42,741 Ấn Độ 7.197 14,142 Hồng Kông 6.811 13,499 Nhật Bản 3.226 11,878 Nam Phi 796 3,360 Singapore 1.061 2,740 Italia 333 1,695 Pháp 73 1,141 Mỹ 583 0,576 Đức 99 0,254

(Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đã có những bước phát triển mới. Bên cạnh những lợi thế vốn có như nguồn lao động dồi dào, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm và tạo ra những sản phẩm có tính khác biệt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những lợi thế so sánh cho sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thông qua việc đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đó là các mặt hàng xơ sợi tổng hợp lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam của Công ty Formosa Industrial (Đồng Nai), các mặt hàng sợi CLC xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thiên Nam (Bình Dương), sợi lõi co dãn của Công ty Tainan Spinning (Đồng Nai)... các loại vải thun 4 chiều và đa chức năng của Tổng Công ty dệt Hà Nội, Công ty Lan Trần, Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công TPHCM... Sản phẩm Corel xuất khẩu châu Âu của Công ty Scavi, nhóm sản phẩm cao cấp của công ty Tổng Công ty May Việt Tiến, May 10, Công ty Cổ phần Sài Gòn 2... Đây được coi là sự chuyển biến mạnh mẽ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

2.1.1.2. Chủng loại sản phẩm xuất khẩu

Các sản phẩm dệt may xuất khẩu của nước ta nhìn chung khá đa dạng về chủng loại và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là : áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short, quần áo trẻ em, quần áo thể thao, váy, quần áo sợi acrylic, áo len, quần jean, áo nỉ, bít tất, găng tay… Trong đó, mặt hàng áo thun là mặt hàng có giá trị kim ngạch cao nhất năm 2007 đạt 1,535 tỷ USD tăng 62,41% so với năm 2006 và chiếm 19,74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của toàn ngành. Đứng thứ hai là mặt hàng quần dài đạt 1.3551 tỷ USD tăng 27% so với năm 2006, chiếm 17,37% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Tiếp theo là mặt hàng áo Jacket đạt 1,120 tỷ USD tăng 28,76% so với năm 2006 và chiếm 14,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Ngoài các mặt hàng xuất khẩu chính, kim ngạch của các mặt hàng quần short, váy, quần áo trẻ em, quần áo ngủ, găng tăy, khăn, quần jean, áo nỉ, bít tất có tốc độ tăng trưởng cao từ 47,3% - 175,56%. Đặc biệt năm 2007, hàng dệt may Việt Nam bắt đầu xuất khẩu mặt hàng quần áo y tế bước đầu đạt13,426 triệu USD chiếm 0,17% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. (Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Bảng 2.3: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam

năm 2007 Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 (triệu USD) Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng năm 2007 so với năm 2006 (%) Áo thun 945,47 1535,52 62,41 Quần dài 1063,97 1351,29 27,0

Áo Jacket 870,36 1120,69 28,76 Áo sơ mi 417,13 465,21 11,52 Áo khoác 289,50 368,24 27,20 Quần short 214,00 354,99 47,30 Váy 197,06 321,21 63,0 Quần áo trẻ em 131,83 259,92 97,16 Quần áo ngủ 40,72 69,46 70,56 Găng tay 28,98 60,05 107,17 Khăn 12,44 33,80 171,59 Quần Jean 11,34 31,25 175,56 Áo nỉ 16,62 26,24 57,90 Bít tất 7,52 14,89 97,98

(Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Hình 2.1: Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam qua các năm Năm 2006

(Nguồn:Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

2.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

Hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua là một trong những ngành có đóng góp lớn và ổn định vào mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Dệt may trong những năm qua trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ tăng trung bình 26% mỗi năm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 1,9754 tỷ USD đã tăng lên 2,7327 tỷ USD năm 2002 (tăng 38,33% so với năm 2001) và đạt 3,609 tỷ USD năm 2003 (tăng 32,06% so với năm 2002). Giai đoạn 2004 – 2006, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng song có xu hướng tăng chậm lại, năm 2004 đạt 4,3856 tỷ USD lên 4,8384 tỷ USD năm 2005 (tăng 10,32% so với năm 2004) và đạt 5,834 tỷ USD năm 2006 (tăng 20,57% so với năm 2005). (Nguồn: Tổng cục thống kê: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005 và Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương)

2001 - 2007

Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (tỷ USD) Tốc độ tăng (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tỷ USD) Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may (%) 2001 1,9754 - 15,029 13,14 2002 2,7327 38,33 16,706 16,35 2003 3,609 32,06 20,176 17,88 2004 4,3856 21.52 26,503 16,54 2005 4,8384 10,32 32,44 14,91 2006 5,834 20,57 39,605 14,73 2007 7,78 31,02 48,0 16,2

Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007

Đơn vị: Tỷ USD

(Nguồn: Tổng cục thống kê: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005 và Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước sang năm 2007, với những thách thức đặt ra khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành dệt may được đánh giá là ngành sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Với những nỗ lực từ phía nhà nước và các doanh nghiệp, ngành dệt may đã

từng bước vượt qua khó khăn đạt được mức tăng trưởng cao và trở thành mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2007 đạt 7,78 tỷ USD tăng 31,02% so với năm 2006 và chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với những thành tích đạt được, hàng dệt may Việt Nam hiện ngày càng được củng cố trên thị trường thế giới, đưa Việt Nam đứng trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexixo, Hồng Kông, Bangladesh và xấp xỉ bằng Indoneisia và Mỹ.

2.1.1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Hàng dệt may Việt Nam hiện có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có cả các thị trường lớn “khó tính” như Mỹ, EU, Nhật Bản. Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam hiện nay chiếm trên 50% thị phần hàng dệt may xuất khẩu với kim ngạch tăng trưởng mạnh từ mức 1034,5 triệu USD năm 2002 lên 1998 triệu USD năm 2003 tăng 93,13% so với năm 2002; năm 2004 đạt 2474,4 triệu USD tăng 23,84% so với năm 2003. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng nhẹ đạt 2602 triệu USD tăng 5,15% so với năm 2004. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ gặp khó khăn trong những tháng đầu năm, liên tiếp nhiều đơn đặt hàng bị hủy bỏ do Mỹ áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam song với những giải pháp hợp lý xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ năm này đạt kết quả cao với kim ngạch 4470 tỷ USD tăng 46,84% so với năm 2006.(Nguồn: Trích Bảng 2.5)

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang một số thị trường

Đơn vị: Triệu USD

Năm Mỹ EU Nhật Bản Đài Loan

2003 1998 537,1 474 171,4

2004 2474,4 760 531 200,5

2005 2602 882,8 603,9 191

2006 3044 1243 627 181

2007 4470 1449 703 -

(Nguồn: Tổng cục thống kê: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005 và Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương)

EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam. Đây là thị trường luôn được coi là truyền thống và tiềm năng của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, có nhu cầu hàng dệt may đa dạng, từ sản phẩm cấp phẩm cấp thấp đến chất lượng cao, nên rất phù hợp với năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam. Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đều duy trì mức tăng trưởng khá. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu vào EU chỉ đạt 546 triệu USD và giảm xuống còn 537,1 triệu USD vào năm 2003. Năm 2006 là năm đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU với kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đạt 1,243 tỷ USD tăng 40,8% so với năm 2005. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt 1449 triệu USD tăng 16,57% so với năm 2006. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào hầu hết các nước thành viên của Liên minh EU từ các thành viên cũ như Đức, Anh, Pháp… tới các thành viên mới Séc, Áo, BaLan, Hungary.. trong đó Đức là thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối. Điều này đã cho thấy, sự tăng trưởng của hàng dệt may Việt Nam là trên toàn bộ thị trường EU mà không tập trung vào một số thị trường đồng thời cũng khẳng định năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại EU.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam. Đây là một thị trường có nhiều quy định trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa đặc biệt là quy định về xuất xứ sản phẩm. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khá ổn định tăng từ mức 484,9 triệu USD năm 2001

lên 627 triệu USD năm 2006 và đạt 703 triệu USD năm 2007 tăng 12,12% so với năm 2006.( Nguồn: Trích bảng số liệu 2.5)

Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2002- 2007

Năm 2002 Năm 2007

(Nguồn: Tổng hợp, tính toán Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Năm 2007 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam. Lần đầu tiên, dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất vượt mức xuất khẩu dầu thô. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam đạt 4,47 tỷ USD chiếm 57,45% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tiếp đó là EU chiếm 18,62%, Nhật Bản chiếm 9,03% và các thị trường khác là 14,9%. Điều này cho thấy, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất và tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới.

2.1.2. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay2.1.2.1. Những kết quả đạt được 2.1.2.1. Những kết quả đạt được

- Dệt may trở thành một ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn với tốc tốc độ tăng trưởng khá nhanh bình quân 26%/năm, chiếm từ 13 -17% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Các doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng dệt may đã có đóng góp rất lớn cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước,

giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động và góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Năm 2007, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hàng dệt may Việt Nam khi đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch lớn nhất. Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và cũng là thị trường xuất khẩu số 1 của hàng dệt may Việt Nam chiếm từ 50 – 60% tỷ trọng thị trường xuất khẩu, có ảnh hưởng chi phối rất lớn tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu hàng dệt may có nhiều thuận lợi vì được bãi bỏ chế độ hạn ngạch. Tuy nhiên tại thị trường Mỹ, Việt Nam bị áp đặt cơ chế giám sát ngặt nghèo khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may những tháng đầu năm 2007 gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không (Trang 30)