Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không (Trang 38 - 41)

2001 2007

2.1.1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Hàng dệt may Việt Nam hiện có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có cả các thị trường lớn “khó tính” như Mỹ, EU, Nhật Bản. Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam hiện nay chiếm trên 50% thị phần hàng dệt may xuất khẩu với kim ngạch tăng trưởng mạnh từ mức 1034,5 triệu USD năm 2002 lên 1998 triệu USD năm 2003 tăng 93,13% so với năm 2002; năm 2004 đạt 2474,4 triệu USD tăng 23,84% so với năm 2003. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng nhẹ đạt 2602 triệu USD tăng 5,15% so với năm 2004. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ gặp khó khăn trong những tháng đầu năm, liên tiếp nhiều đơn đặt hàng bị hủy bỏ do Mỹ áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam song với những giải pháp hợp lý xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ năm này đạt kết quả cao với kim ngạch 4470 tỷ USD tăng 46,84% so với năm 2006.(Nguồn: Trích Bảng 2.5)

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang một số thị trường

Đơn vị: Triệu USD

Năm Mỹ EU Nhật Bản Đài Loan

2003 1998 537,1 474 171,4

2004 2474,4 760 531 200,5

2005 2602 882,8 603,9 191

2006 3044 1243 627 181

2007 4470 1449 703 -

(Nguồn: Tổng cục thống kê: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005 và Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương)

EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam. Đây là thị trường luôn được coi là truyền thống và tiềm năng của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, có nhu cầu hàng dệt may đa dạng, từ sản phẩm cấp phẩm cấp thấp đến chất lượng cao, nên rất phù hợp với năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam. Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đều duy trì mức tăng trưởng khá. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu vào EU chỉ đạt 546 triệu USD và giảm xuống còn 537,1 triệu USD vào năm 2003. Năm 2006 là năm đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU với kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đạt 1,243 tỷ USD tăng 40,8% so với năm 2005. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt 1449 triệu USD tăng 16,57% so với năm 2006. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào hầu hết các nước thành viên của Liên minh EU từ các thành viên cũ như Đức, Anh, Pháp… tới các thành viên mới Séc, Áo, BaLan, Hungary.. trong đó Đức là thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối. Điều này đã cho thấy, sự tăng trưởng của hàng dệt may Việt Nam là trên toàn bộ thị trường EU mà không tập trung vào một số thị trường đồng thời cũng khẳng định năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại EU.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam. Đây là một thị trường có nhiều quy định trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa đặc biệt là quy định về xuất xứ sản phẩm. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khá ổn định tăng từ mức 484,9 triệu USD năm 2001

lên 627 triệu USD năm 2006 và đạt 703 triệu USD năm 2007 tăng 12,12% so với năm 2006.( Nguồn: Trích bảng số liệu 2.5)

Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2002- 2007

Năm 2002 Năm 2007

(Nguồn: Tổng hợp, tính toán Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

Năm 2007 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam. Lần đầu tiên, dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất vượt mức xuất khẩu dầu thô. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam đạt 4,47 tỷ USD chiếm 57,45% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tiếp đó là EU chiếm 18,62%, Nhật Bản chiếm 9,03% và các thị trường khác là 14,9%. Điều này cho thấy, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất và tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w