1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận

117 574 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp; Đánh giá được thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đức Linh giai đoạn 2006 – 2010 và hiệu quả sử dụng các nguồn lực; Đề xuất được giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đức Linh theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện từ rất sớm Sự xuấthiện và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với nông nghiệp Từmột nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp sản xuất hànghoá Nông nghiệp luôn là ngành sản xuất giữ vai trò quan trọng và không thểthay thế được, ngay cả đối với các nước có nền kinh tế phát triển, ngành nôngnghiệp càng quan trọng hơn đối với các nước kinh tế đang phát triển và cácnước nghèo Trong xu thế hội nhập hiện nay nhiều vấn đề đặt ra cần giảiquyết trong đó có vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướngphát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nôngnghiệp Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu vềvai trò của nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như thếnào để cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia vận động hợp lí và theo cơ chế thịtrường mà vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụngcác nguồn lực trong nông nghiệp

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với hơn 70% dân số sống dựa vào nềnnông nghiệp, nên việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, có hiệu quả làyêu cầu bức thiết, là yếu tố sống còn Kể từ năm 1986 nền kinh tế Việt Nam

đã bắt đầu có sự đổi mới, Chính phủ Việt Nam từng bước cải cách các chínhsách một cách toàn diện, xây dựng một nền kinh tế độc lập – tự chủ, thích ứngvới hội nhập kinh tế thế giới, với một cơ cấu kinh tế hiện đại hợp lí Đặc biệt

kể từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại hàng đầu thế giới WTOthì ngành chịu tác động mạnh mẽ nhất là nông nghiệp Hoà nhập với xu thếđổi mới, nông nghiệp nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnhvực, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, bước đầu gặt hái được nhiềukết quả tốt đẹp Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn đứng trước những

Trang 2

thử thách lớn trong tiến trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, không cân đối,quy mô sản xuất vừa nhỏ bé vừa chưa theo sát yêu cầu thị trường Thứ hai, cơ

sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp còn thấp kém đã làm hạn chế việc tiếpcận thị trường Thứ ba, lao động thủ công còn phổ biến, máy móc cơ giớinông nghiệp còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp còn thấp.Thứ tư, hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cạnh tranhvới các nước trong khu vực có trình độ phát triển cao hơn, có lợi thế so sánh

về các mặt hàng nông sản tương tự như Việt Nam

Đức Linh có tổng diện tích đất tự nhiên là 534,91 km²; trong đó, đấtnông nghiệp là 45.697 ha, đất phi nông nghiệp là 7.513 ha và đất chưa sử dụng

là 281 ha Với diện tích đất nông nghiệp rộng, trên 60% dân số sống ở nôngthôn và hầu hết hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy đời sống nông dân

đã phần nào được cải thiện, song vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết Cơ cấukinh tế nông nghiệp trong vùng bước đầu chuyển đổi theo hướng thị trường,song vẫn chưa đáp ứng các mục tiêu: khai thác có hiệu quả tiềm năng, áp dụngtiến bộ kĩ thuật – công nghệ vào sản xuất, giải phóng sức lao động nôngnghiệp, nâng cao năng suất lao động, nâng cao sản lượng hàng hoá quy mô lớn

Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh

tế Nông Nghiệp trên địa bàn huyện là việc làm rất cần thiết để thúc đẩy kinh tếđịa phương phát triển trong tình hình hiện nay Xuất phát từ yêu cầu trên, đề

tài: ‘‘Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận’’ được lựa chọn

nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề

tồn tại, tận dụng thế mạnh, tiềm năng địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận để khai thác hợp lí các nguồn lực 1 cách có hiệu quả.

Trang 3

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu tổng quát: Góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lựctrong nông nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận

- Đề xuất được giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp huyện Đức Linh theo hướng nâng cao hiệu quả sửdụng các nguồn lực trong nông nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

- Cơ cấu nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp tại huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận

- Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp được nghiên cứu trong khóa luậnnày bao gồm các lĩnh vực:trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp trênđịa bàn huyện Đức Linh

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được xem xét trên 3 nội dung:

Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế Trong đó, luậnvăn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệpcủa huyện Đức Linh

- Số liệu thu thập từ năm 2006 - 2010

Trang 4

4 Nội dung nghiên cứu của đề tài:

- Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyệnĐức Linh tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010

- Các giải pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lựctrong nông nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận

Trang 5

1.1.1 Nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế:

1.1.1.1 Khái niệm nông nghiệp:

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đấtđai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu vànguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số

nguyên liệu cho công nghiệp

Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực: trồngtrọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lĩnh vực:

lâm nghiệp, thuỷ sản

- Ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là: tổ hợp các ngành gắn liền

với quá trình sinh học gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Khi phântích đánh giá cơ cấu kinh tế thì tiêu chí, cơ cấu ngành thường được xem trọngnhất bởi vì nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.Lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động xã hội càng sâu sắc,

tỷ mỉ thì càng có nhiều ngành kinh tế hình thành và phát triển đa dạng khácnhau Ở nước ta cho đến nay, về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp cho nên

sự phát triển của nó giữ vai trò quyết định trong kinh tế nông thôn, đồng thời

là một trong những ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân Vì vậy, nó vừachịu sự chi phối của nền kinh tế quốc dân vừa gắn bó chặt chẽ với các ngành

Trang 6

khác, vừa phản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của một ngành màđối tượng sản xuất là những cơ thể sống.

- Ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp): bao gồm trồng trọt và chăn

nuôi Trong trồng trọt được phân ra trồng cây lương thực, cây công nghiệp,cây ăn quả… Ngành chăn nuôi gồm có chăn nuôi gia súc, gia cầm… Nhữngngành trên có thể phân ra thành các ngành nhỏ hơn Chúng có mối quan hệmật thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp

1.1.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:

Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp đã có từ xa xưa và được xem là cái nôicủa nền văn minh lúa nước Đến nay, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân với tỷ trọng 21% GDP và hơn 56% lao động xãhội đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp đangtừng bước chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nôngnghiệp sản xuất hàng hoá lớn

Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân được thể hiện ởmột số điểm sau:

- Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng trong quá trình sản xuất tưliệu tiêu dùng thiết yếu cho con người (lương thực, thực phẩm và nguyên liệucho công nghiệp) mà không một ngành nào có thể thay thế được

- Nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, góp phần đáng kể vàotích luỹ ban đầu cho sự nghiệp phát triển đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với các nước đang phát triển Tích luỹ trong nông nghiệp được thựchiện trực tiếp thông qua thuế sử dụng đất nông nghiệp Nguồn thu này tuykhông lớn nhưng ổn định và là nguồn thu chủ yếu có ý nghĩa rất quan trọngđối với sự phát triển kinh tế của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hoá

- Nông nghiệp có ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặcbiệt là ngành công nghiệp Sự phát triển ổn định, vững chắc của nông nghiệp

Trang 7

có ý nghĩa quyết định đối với ngành công nghiệp, dịch vụ và toàn nền kinh tếquốc dân Việc giải quyết đủ lương thực cho nhu cầu trong nước và dư thừa

để xuất khẩu được coi là nền tảng quan trọng nhất cho sự ổn định nền kinh tếquốc dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngoài lương thực và thựcphẩm, nông nghiệp còn cung cấp nhiều loại nguyên liệu cho các ngành côngnghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nông sản Sự phát triển củacông nghiệp chế biến, ở mức độ rất lớn phụ thuộc vào quy mô và tốc độ củasản xuất nông nghiệp Tính phụ thuộc này sẽ càng tăng lên khi nhu cầu sảnxuất và xuất khẩu nông sản với kỹ thuật cao tăng lên

- Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm chonền kinh tế quốc dân

- Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực cho các ngànhkinh tế xã hội phát triển Quá trình phát triển kinh tế ở hầu hết các nước đềugắn liền với sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp vàdịch vụ Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta đòi hỏi nguồn lao động khôngngừng được bổ sung từ khu vực nông nghiệp

- Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện để chuyển các yếu tố sản xuất sang khuvực phi nông nghiệp

1.1.1.3 Những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp Việt Nam:

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xãhội Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuấtkhác không thể có, đó là:

- Trong nông nghiệp ruộng đất vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là

tư liệu sản xuất đặc biệt.

Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu vì nó có vai trò quyết định (trựctiếp hay gián tiếp) tạo ra các loại nông sản phẩm Không có ruộng đất thì về

cơ bản không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Trang 8

Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vì khác với các loại tư liệu sảnxuất khác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng hợp lý thì ruộng đấtchẳng những không bị hao mòn, chất lượng không giảm đi qua quá trình sửdụng mà còn tốt hơn, tức là độ phì nhiêu, độ màu mỡ ngày càng tăng lên.

Tính chất đặc biệt của tư liệu sản xuất ruộng đất còn thể hiện ở chỗ ruộngđất vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động Là đối tượng lao động khiruộng đất chịu sự tác động trực tiếp của con người thông qua các biện pháp canhtác; là tư liệu lao động khi con người thông qua ruộng đất tác động lên cây trồng,cung cấp các yếu tố dinh dưỡng để cây trồng sinh trưởng và phát triển

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống

Trong nông nghiệp đối tượng sản xuất là những cơ thể sống, đó lànhững cây trồng, vật nuôi, phát sinh, tồn tại và sinh trưởng, phát triển theo cácquy luật sinh học Do đó trong quá trình sản xuất, chúng luôn đòi hỏi sự tácđộng thích hợp của con người và của tự nhiên để sinh trưởng và phát triển

- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ

Trong sản xuất nông nghiệp tính thời vụ được thể hiện rất rõ nét, đặcbiệt là trong ngành trồng trọt Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ của sảnxuất là quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi Những biểuhiện chủ yếu của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp là:

+ Ở mỗi loại cây trồng, vật nuôi các giai đoạn sinh trưởng và phát triểndiễn ra trong những khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất, đòi hỏithời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúngcũng khác nhau

+ Cùng một loại cây trồng, vật nuôi ở những vùng có điều kiện khí hậu,thời tiết khác nhau thường có mùa vụ và thời vụ sản xuất khác nhau

+ Các loại cây trồng, vật nuôi khác nhau thường có mùa vụ, thời vụ sảnxuất khác nhau

Trang 9

- Sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành ngoài trời trên không gian ruộng đất rộng lớn, lao động và tư liệu lao động luôn luôn bị di động và thay đổi theo thời gian và không gian.

- Sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước,…

Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nôngnghiệp nước ta còn có những đặc điểm riêng, như:

- Sản xuất nông nghiệp ở nước ta phổ biến là sản xuất nhỏ, cơ cấu

nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo yêu cầu đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phầntheo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Trong nông nghiệp nước ta, bình quân ruộng đất theo đầu người ít, sức lao động nông nghiệp nhiều lại phân bố không đồng đều giữa các miền và các vùng.

- Sản xuất nông nghiệp của nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, ẩm, có chế độ gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt, đồng thời tùy

theo vĩ tuyến và độ cao của từng vùng mà một số nơi còn có khí hậu ôn đới.Tài nguyên khí hậu ấy, một mặt tạo điều kiện thuận lợi là: Có thể phát triểnnhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi, xây dựng cơ cấu cây trồng, công thứcluân canh, trồng xen, trồng gối, sử dụng không gian nhiều tầng, có khả năngtăng vụ và rải vụ sản xuất quanh năm, bốn mùa có thu hoạch Mặt khác, khíhậu nước ta cũng gây ra những khó khăn phức tạp cho sản xuất nông nghiệpnhư: bão lụt, hạn hán, gió mùa đông bắc, gió tây, gió Lào, sương muối,… gây

ra những tổn thất lớn đối với mùa màng

Trang 10

1.1.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

1.1.2.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận của nền kinh tế, có mối quan hệhữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặtchẽ với nhau về mặt chất Các bộ phận kinh tế tác động qua lại lẫn nhau trongcùng một không gian và thời gian nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ kinh tế baogồm các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ, lâm nghiệp… cómối quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liênquan chặt chẽ với nhau về mặt chất

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thường được xem xét trên ba nội dung cơbản sau:

Một là, cơ cấu kinh tế - kỹ thuật của nông nghiệp:

Cơ cấu kinh tế - kỹ thuật của nông nghiệp phản ánh trình độ chuyênmôn hóa và phân công lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; khi lực lượngsản xuất càng phát triển thì phân công lao động xã hội càng sâu sắc, càng cónhiều ngành sản xuất hình thành và phát triển

Hiện nay, cơ cấu kinh tế - kỹ thuật của nông nghiệp là tổ hợp của cáclĩnh vực sau đây:

- Ngành nông nghiệp bao gồm: trồng trọt và chăn nuôi

Vấn đề quan trọng trong nông nghiệp hiện nay là tìm ra được cơ cấuhợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương thực và cây côngnghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm Chuyển từ trạng thái độc canh cây lươngthực sang đa canh cây trồng là xu hướng khách quan nhằm sử dụng hợp lý cácđiều kiện và các nguồn lực như đất đai, lao động, tăng thu nhập cho người lao

Trang 11

động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội cũng như phát huy được một cáchtriệt để tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong quá trình phát triển.

- Ngành lâm nghiệp: bao gồm nhiều chủng loại thực vật và động vật

rừng Đây là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng Rừng là mộtnguồn lợi to lớn về kinh tế và có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, hạnchế lũ lụt, phát triển du lịch Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp bao gồm các nộidung: bảo tồn rừng tự nhiên, phát triển và trồng rừng, khai thác tài nguyênrừng, chế biến lâm sản

- Ngành ngư nghiệp: là một trong những ngành kinh tế quan trọng cấu

thành kinh tế nông thôn ở nước ta Cơ cấu kinh tế ngư nghiệp bao gồm cácnội dung chủ yếu: nuôi trồng thuỷ sản, khai thác, chế biến thuỷ hải sản

Hai là, cơ cấu vùng (lãnh thổ):

Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động

xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu kinh tế vùng lại được hìnhthành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý Cơ cấu vùng và

cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một thể thống nhất và đều làbiểu hiện của sự phân công lao động xã hội Cơ cấu lãnh thổ hình thành gắnliền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế Ở nước ta, trong cácnăm qua các vùng kinh tế sinh thái đã được hình thành và phát triển từngbước tạo nên các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá có trình độ chuyênmôn hoá cao như vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả

Ba là, cơ cấu thành phần kinh tế:

Cơ cấu kinh tế được hình thành từ chế độ sở hữu: “Một cơ cấu thànhphần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống, tổ chức kinh tế với chế độ

sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩyphân công lao động xã hội”

Trang 12

Ở nước ta, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực nôngnghiệp bao gồm: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cáthể, kinh tế hỗn hợp; trong đó, kinh tế cá thể là chủ yếu và đang chiếm vai tròquan trọng trong đời sống kinh tế nông nghiệp nước ta.

Ngoài 3 loại cơ cấu chính nêu trên, trong sản xuất nông nghiệp còn có các loại

cơ cấu khác như cơ cấu mùa vụ, cơ cấu công nghệ sử dụng trong nông nghiệp…

- Cơ cấu mùa vụ nói lên thời điểm gieo trồng các loại cây, chu kỳ sinhtrưởng và thu hoạch chúng Việc bố trí mùa vụ cho từng loại cây phụ thuộcvào các yếu tố chính như thời tiết, đất đai, đặc điểm sinh học của giống câytrồng, tiến bộ khoa học kỹ thuật… Trong sản xuất nông nghiệp, sự thay đổi cơcấu mùa vụ cũng bao hàm sự thay đổi cơ cấu cây trồng và góp phần vào việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Cơ cấu công nghệ nói lên tỷ trọng và mức độ áp dụng các loại côngnghệ trong sản xuất nông nghiệp như công nghệ lạc hậu, tiên tiến và hiện đại.Ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung vàtrong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng thì việc thay đổi từ công nghệ sản xuất

cũ, lạc hậu sang công nghệ tiên tiến, hiện đại là một yêu cầu cấp thiết nhằmbảo đảm việc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các loại nôngsản của mỗi quốc gia

CCKT nông nghiệp được coi là hợp lý khi đảm bảo được các yêu cầu sau:+ CCKT phải phù hợp với các quy luật khách quan;

+ CCKT nông nghiệp phải phản ánh khả năng khai thác các điều kiện

tự nhiên và lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền và trong cả nước, đáp ứngđược yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực nhằm tạo ra sự cân đối, pháttriển bền vững

+ CCKT nông nghiệp phải phù hợp với xu thế kinh tế chính trị của khuvực và trên thế giới

Trang 13

1.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Chuyển dịch CCKT theo H Chennery là: “Thay đổi cơ cấu bao gồm sự tích lũy vốn vật chất và con người và sự thay đổi về nhu cầu, sản xuất, buôn bán, việc làm Ngoài ra, còn có sự thay đổi về các quá trình kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hóa, thay đổi dân số, thay đổi về phân phối thu nhập”.

Người ta hiểu sự thay đổi cơ cấu là sự thay đổi về CCKT và thể chế cầncho sự tăng trưởng GDP Các bộ phận đó gắn bó và tương tác chặt chẽ vớinhau biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượngtrong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế

- xã hội nào đó, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao

Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng luônthay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành CCKT không

cố định Đó là sự thay đổi số lượng các ngành (nông, lâm, ngư nghiệp) hoặc

sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sựxuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu

tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi của cơ cấu kinh

tế nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môitrường phát triển Đây không đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà là sự biến đổi

cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu Việc chuyển dịch CCKT nôngnghiệp phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyểndịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựngCCKT mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu kinh tế cũ nhằm biến cơcấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn Như vậy, chuyển dịchCCKT thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên 3 mặt biểu hiện của cơ cấu(ngành, vùng, thành phần) nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tếtheo các mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển

Trang 14

Mục đích của chuyển dịch là tạo ra sự cân đối giữa nông nghiệp và các ngànhkinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời tạo dựng một ngành nôngnghiệp có cơ cấu hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, lợi thế sosánh của từng vùng, từng miền và trên cả nước nhằm phát triển nền nôngnghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân, nângcao thu nhập và mức sống cho người nông dân ở nông thôn.

Bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay đòi hỏi nền nông nghiệp ViệtNam phải chuyển dịch CCKT nông nghiệp nhằm thích ứng với sự biến độngcủa quan hệ cung - cầu nông sản hàng hoá ở cả thị trường trong nước và thếgiới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp có thể được xem xét, đánhgiá qua các chỉ tiêu sau đây:

- Một là, nhóm các chỉ tiêu đánh giá động thái của từng bộ phận trong tổng thể CCKT nông nghiệp để rút ra xu hướng vận động của CCKT.

+ Cơ cấu theo GDP là hệ thống chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch củangành, của các bộ phận trong ngành Cơ cấu GDP phải ánh rõ nét xu thếchuyển dịch CCKT ngành Cơ cấu GDP thường được đo lường bằng tỷ lệphần trăm của giá trị các yếu tố cấu thành cơ cấu ngành

+ Cơ cấu lao động là tỷ trọng lao động trong từng ngành, biểu hiện xuthế chuyển dịch trong quá trình phân công lao động theo ngành Tỷ trọng laođộng các ngành nghề trong CCKT mang tính đặc trưng của từng thời kỳ, từngđịa phương

+ Cơ cấu đầu tư là tỷ lệ nguồn vốn đầu tư vào từng ngành, từng vùng

và hiệu quả của quá trình đầu tư đó

Khi sử dụng các chỉ tiêu phân tích xu thế chuyển dịch CCKT cần phải

có số lượng từng năm, xem xét sự biến động của giá cả (giá: thường tính theogiá định gốc và hiện hành) Bên cạnh việc phân tích chuyển dịch CCKT chung

Trang 15

cả nước, có thể sử dụng các chỉ tiêu trên để phân tích chuyển dịch CCKTngành, vùng, địa phương.

Do năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khác nhau nên có

sự không nhất quán về vận động của cơ cấu giá trị sản xuất dịch vụ với cơ cấulao động, đầu tư Vì thế về cơ bản phải dựa vào cơ cấu GDP (đối với quốcgia) và cơ cấu giá trị (đối với ngành, vùng)

Như vậy, mục tiêu vận dụng các chỉ tiêu của nhóm thứ nhất (cơ cấuGDP, GO, lao động, đầu tư) là phát hiện sự vận động của từng ngành, từngvùng, từng thành phần kinh tế và rút ra xu hướng chung của chuyển dịchCCKT, các nhân tố thúc đẩy hoặc cản trở quá trình đó

- Hai là, nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, tính hợp lý của chuyển dịch CCKT nông thôn.

Mục đích của chuyển dịch CCKT không phải là sự thay đổi về tỷ trọngngành này, ngành khác, mà phải đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao, khaithác hiệu quả các nguồn lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

và các tầng lớp dân cư Do đó, tính hợp lý về CCKT phải là hiệu quả kinh tế,

xã hội và môi trường do quá trình đó mang lại

Để đánh giá hiệu quả chuyển dịch CCKT người ta thường sử dụng cácchỉ tiêu sau:

+ Hiệu quả sử dụng các nguồn lực như tài nguyên, lao động, vốn,KHCN

+ Tác động giữa các ngành, vùng, khu vực kinh tế

+ Chỉ tiêu nâng cao tiềm lực kinh tế như giá trị sản xuất, giá trị xuấtkhẩu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức lương nội bộ, khả năng cạnh tranh

+ Chỉ tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, tạo lập môi trường phát triểnbền vững

Trang 16

1.2 Lý luận chung về nguồn lực và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong

nông nghiệp:

1.2.1 Khái niệm về nguồn lực:

Nguồn lực (Resouree) là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã,đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển xã hội của một vùnghay quốc gia Có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn lực phát triển do cáctác giả trình bày dưới các cách tiếp cận khác nhau, nhưng về cơ bản chúngđều thống nhất ở những điểm sau

- Nguồn lực phát triển là tổng thể các yếu tố kinh tế, phi kinh tế cảtrong nước và nước ngoài đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cảibiến xã hội theo hướng tiến bộ của một vùng hay quốc gia

- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn lực tài nguyên thiênnhiên, nguồn nhân lực và các yếu tố phi vật thể khác, bao gồm cả trong nước

và nước ngoài có khả năng khai thác, sử dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng vàphát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững

1.2.2 Phân loại các nguồn lực phát triển:

Rất nhiều nguồn lực tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triểnkinh tế Do vậy, khi nghiên cứu, người ta thường phân chia nguồn lực thànhcác nhóm để phân tích, đánh giá các đặc điểm, tính chất của chúng và có giảipháp thích hợp nhằm khai thác có hiệu quả các yếu tố nguồn lực đó vào quátrình tăng trưởng và phát triển kinh tế Sự phân loại các nguồn lực phát triểncũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau Tiếp cận theo tính chất của nguồn lựcphát triển, thì người ta chia nguồn lực phát triển thành hai loại sau:

Thứ nhất: Các nguồn lực vật chất.

Nhóm này bao gồm các nguồn lực như: nguồn lực lao động; nguồn lực

Trang 17

khoa học - công nghệ; nguồn vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên Đây làcác nguồn lực đầu vào trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra các sảnphẩm hàng hóa và dịch vụ mong muốn Nhưng mức độ tham gia của cácnguồn lực phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;tính chất của từng loại sản phẩm và hiệu quả sử dụng các nguồn lực pháttriển Ngoài ra mức độ tham gia của các nguồn lực vào quá trình sản xuất cònphụ thuộc vào cơ chế quản lý và hệ thống chính sách của nhà nước.

Thứ hai: Các nguồn lực phi vật chất:

Nhóm này bao gồm rất nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng và phát triển, cóthể nêu một số yếu tố cơ bản như:

- Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách: Cơ chế quản lý và hệ thống

chính sách vĩ mô không hợp lý, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn thì cũngkhông thể huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước

và nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không thể phát triển kinh tế

-xã hội theo hướng bền vững Không những thế cơ chế quản lý và chính sách

vĩ mô không hợp lý sẽ dẫn đến khai thác, sử dụng lãng phí các nguồn lực vàhiệu quả kinh tế - xã hội kém, kinh tế suy thoái, thậm chí dẫn đến khủnghoảng kinh tế - xã hội

- Đặc điểm tôn giáo, truyền thống, dân tộc, tính cộng đồng: Đây là các

nguồn lực mang tính nhân văn, là sức mạnh tinh thần, nó khuyến khích mọithành viên xã hội tự rèn luyện, nâng cao năng lực và ý chí để hoàn thành tốtnhiệm vụ của công dân, góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Tính cộng đồng cao sẽ tạo ra sức mạnhtập thể lớn hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội

Tiếp cận theo khu vực hành chính quốc gia, nước ta chia các nguồn lựcphát triển thành hai loại là nguồn lực trong nước và nước ngoài

Trang 18

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nguồn lực nướcngoài có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi quốc gia Nhưng nguồn lực nướcngoài chỉ bao gồm các nguồn lực vật chất và kinh nghiệm quản lý Các nguồnlực trong nước bao gồm các nguồn lực vật chất và các nguồn lực phi vật chất.Nguồn lực trong nước nhiều hay ít, mạnh hay yếu phụ thuộc vào điều kiện,hoàn cảnh cụ thể mỗi vùng, mỗi địa phương.

1.2.3 Nội dung các nguồn lực trong nông nghiệp:

Nguồn lực đất đai:

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất.Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.Đất đai là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ sản xuất tácđộng vào đất làm cho đất thay đổi hình dạng, quá trình đó làm tăng chất lượngcủa đất, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất cây trồng Đất đai là tư liệulao động, khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động lên đất, thông quacác thuộc tính lí học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất đểtác động lên cây trồng Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư liệu lao động

đã làm cho đất trở thành nguồn lực chủ yếu, nguồn lực đặc biệt, không thểthay thế được

Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động.Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, chỉ từ khi con người tiến hànhkhai phá đưa đất hoang hoá vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người,thì ruộng đất đã kết tinh lao động con người và đồng thời trở thành sản phẩmcủa lao động

Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử dụng, con người phải không ngừngcải tạo và bồi dưỡng ruộng đất, làm cho đất đai ngày càng màu mỡ hơn

Đất đai bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của đất đai

là không có giới hạn

Trang 19

Số lượng diện tích đất đai đưa vào canh tác là bị giới hạn bởi khônggian nhất định Diện tích đất đai của toàn bộ hành tinh, của từng quốc gia, củatừng địa phương là con số hữu hạn Không phải tất cả diện tích đất tự nhiênđều được đưa vào canh tác, tuỳ thuộc điều kiện đất đai, địa hình và trình độphát triển kinh tế của từng nước mà diện tích đất đai đưa vào canh tác chỉchiếm tỷ lệ phần trăm nhất định Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưngsức sản xuất của ruộng đất là không giới hạn Mỗi đơn vị diện tích đất đai,nhờ tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, máy móc, thiết bị, vào sản xuất

mà sản phẩm đem lại trên một đơn vị điện tích ngày càng nhiều

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏiquá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì đất đai ngày càng tốt hơn

Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng đều bị hao mònhữu hình hoặc hao mòn vô hình, cuối cùng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sảnxuất và thay thế bằng tư liệu sản xuất mới, chất lượng cao hơn giá rẻ hơn.Còn đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn, nếu sử dụng hợp lý,chất lượng đất đai ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất ngày càngtốt hơn, sẽ cho nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích

Nguồn lực lao động:

Lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội Nguồn lựclao động có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp cũng như đối với sựphát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Lao động nông nghiệp thuộc loại lao động nặng nhọc và phức tạp.Lao động trong nông nghiệp chủ yếu phải hoạt động ngoài trời, chịuảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên, hơn nữa đối tượng lao động lại

là cơ thể sống Vì thế mà lao động trong nông nghiệp thuộc loại loại lao độngnặng nhọc và phức tạp nhất

Lao động nông nghiệp mang tính thời vụ

Trang 20

Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao Một mặt thời gian laođộng tách dời với thời gian sản xuất của các loại cây trồng, vật nuôi nôngnghiệp, một mặt do sự biến thiên về điều kiện thời tiết khí hậu, mỗi loại câytrồng, vật nuôi có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa

vụ khác nhau Tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với lao động nôngnghiệp Chính vì đặc điểm này mà lao động nông nghiệp cũng có tính thời vụ

Số lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động thấp

Số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam rất đông Hiệnlao động nông nghiệp chiếm khoảng gần 70% lao động xã hội Tuy có mộtlượng lực hùng hậu như vậy nhưng chất lượng lao động rất thấp Những laođộng nông nghiệp hầu hết đều là nông dân Họ sản xuất kinh doanh nông nghiệpđều do bố mẹ truyền lại Vì vậy hầu hết họ dùng kinh nghiệm để sản xuất nôngnghiệp Trình độ văn hoá của lao động nông nghiệp rất thấp Cũng có số ít đượcđào tạo nhưng những hiểu biết chuyên môn về nông nghiệp thì còn rất hạn hẹp

- Vai trò nguồn lực lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

Trong mọi quá trình phát triển của xã hội loài người, lao động luônđóng góp vai trò quyết định sự phát triển Vai trò đó được thể hiện ở khíacạnh sau:

Nguồn lực lao động là nhân tố quyết định việc tổ chức khai thác, cảitạo, sử dụng có hiệu quả và phát triển các nguồn lực khác của quá trình pháttriển kinh tế - xã hội

Nguồn lực lao động là một trong những yếu tố cơ bản '' đầu vào" củaquá trình sản xuất Chi phí nguồn lực lao động trở thành yếu tố cấu thành giátrị hàng hóa và là bộ phận cấu thành mức tăng trưởng của nền kinh tế

Nguồn lao động vừa là yếu tố "đầu vào" của quấ trình sản xuất, vừa làngười tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ của xã hội Như vậy, với tưcách là bộ phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng, nguồn lao động trở

Trang 21

thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế Nguồn lực lao động khác với các nguồnlực khác là vừa tham gia tạo cung, tạo cầu, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ gắn

bó với chủ thể kinh tế - xã hội do con người tạo ra

Nguồn lực vốn:

Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuêcác yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp (theo Kay R.D và EdwardsW.H thuộc ĐH Texas và Iowa Hoa Kỳ) Đó là số tiền dùng để thuê hoặc muaruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc, thiết bị,nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc…)

Vốn trong nông nghiệp cũng được phân thành vốn cố định và vốn lưu động.Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định(TSCĐ: tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong 1 thời gian dài nhưngvẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần sang giátrị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn Ví dụ: máy móc nông nghiệp,nhà kho, sân phơi, công trình thủy nông, gia súc làm việc, gia súc sinh sản,vườn cây lâu năm … )

Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư và tài sản lưu động(TSLĐ: là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong 1 thờigian ngắn, sau 1 chu kì sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu vàchuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra Ví dụ: phân bón, thuốc trừsâu- dịch bệnh, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu …)

Trong cấu thành vốn cố định, ngoài những tư liệu lao động có nguồngốc kỹ thuật còn bao gồm cả tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học, như câylâu năm, súc vật làm việc, súc vật sinh sản

Cơ cấu và chất lượng của vốn phải phù hợp với yêu cầu của từng loạiđất đai, từng đối tượng sản xuất là sinh học

Trang 22

Chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong nông nghiệp một mặt làm cho

sự tuần hoàn và luân chuyển vốn chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn,tạo ra sự cần thiết phải dự trữ đáng kể trong thời gian tương đối dài của vốnlưu động và làm cho vốn ứ đọng

Sản xuất nông nghiệp còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên việc sửdụng vốn gặp nhiều rủi ro, làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn

Một bộ phận của vốn không qua lưu thông mà chuyển ngay thành tưliệu sản xuất

Trong cấu thành vốn cố định, vốn để đầu tư cho cơ sở vật chất chiếm tỉ

lệ không cao Cơ sở vật chất trong nông nghiệp còn nghèo nàn, lạc hậu Cácthành tựu khoa học còn ứng dụng chậm trong máy móc sản xuất nông nghiệp

- Vai trò của nguồn vốn đối với tăng trưởng và phát triển

Vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế, bao gồm các yếu tố tácđộng đến tổng cung và tổng cầu, vốn không chỉ bảo đảm cung cấp các yếu tốđầu vào của sản xuất, mà còn có khả năng cân đối, khả năng lưu thông, tiêuthụ sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất Do đó, có ý nghĩa quan trọng đốivới tăng trưởng và phát triển

- Vai trò của vốn đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Khi các nguồn lực khác không đổi và các điều kiện kinh tế - xã hội nhấtđịnh, mà ngành, vùng nào đó được gia tăng nhanh về vốn sẽ có điều kiện tăngnăng lực sản xuất, tạo ra nhiều giá trị gia tăng Do đó, ngành, vùng đó sẽ tăngtrưởng nhanh, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế sẽ lớn hơn Không những thế, vốnđầu tư lớn sẽ có điều kiện đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất, pháttriển các ngành nghề mới, sản phẩm mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, mởrộng thị trường

- Vai trò của vốn đối với giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội.

Trang 23

Tăng qui mô vốn sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việclàm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, đời sống vật chất,tinh thần được cải thiện Sản xuất phát triển, nền kinh tế tăng trưởng, có tíchlũy nên có điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội.

Nguồn lực khoa học và công nghệ:

- Sự phát triển của khoa học- công nghệ: là một trong các nhân tố chủyếu tạo những điều kiện tiền đề để chuyển dịch CCKT nói chung và CCKTnông nghiệp nói riêng Sự phát triển của khoa học và năng suất lao động, hiệuquả sản xuất và thay đổi cả phương thức lao động, tạo khả năng đổi mới nhữngnguyên tắc và công nghệ sản xuất trong các ngành kinh tế Trong nông nghiệp,nông thôn, khoa học kỹ thuật đã có những tác động mạnh mẽ về cơ giới hoá,điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cách mạng về sinh học Từ đó hàng loạt giống câytrồng vật nuôi có năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn đợc đưa vào sản xuất.Nhu cầu của xã hội về nông sản, trước hết là lương thực đã đáp ứng Nhờ đónông nghiệp có thể rút bớt chuyển sang sản xuất các ngành trồng trọt với giá trị

sử dụng và giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu

và cây sinh vật cảnh Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã tạo những điềukiện tiền đề cho sự chuyển dịch CCKT, trong đó có CCKT nông thôn

- Vai trò của khoa học công nghệ đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Khoa học và công nghệ phát triển làm thay đổi lực lượng sản xuất theohướng hiện đại; thay đổi qui mô sản xuất; thay đổi ngành nghề, sản phẩm; mởrộng khả năng tiếp cận thị trường; giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, miền

Khoa học và công nghệ góp phần mở rộng khả năng phát hiện, khai thác,

sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên nhiên

Khoa học và công nghệ tạo điều kiện mở rộng khả năng huy động, tập trung, dichuyển các nguồn lực lao động và nguồn vốn một cách kịp thời, nhanh chóng

để khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó

Trang 24

Khoa học và công nghệ góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng vàchuyển từ tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang chiều sâu.

1.3 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp với việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp:

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là bộ phận cấu thành rất quan trọng củanền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội

ở nước ta Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể của kinh tế bao gồm mốiquan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấtthuộc khu vực kinh tế nông thôn trong những khoảng thời gian và điều kiệnkinh tế xã hội nhất định

Trong nông nghiệp và nông thôn, đi cùng với sự chuyển dịch cơ cấunông nghiệp và nông thôn là sự phân công lao động cũng được diễn ra Từlao động trồng lúa chuyển sang lao động trồng hoa màu chăn nuôi, làm cácngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nó không chỉ phụ thuộc vàophục vụ cho cả nhu cầu phát triển nông nghiệp mà còn phục vụ cho cả nhucầu phát triển công nghiệp, thương nghiệp và các ngành doanh nghiệp khác

Từ thế kỷ 20 đã chứng minh và xác định khoa học kỹ thuật công nghệphát triển và đổi mới như vũ bão, tính cộng đồng trong sản xuất và tiêu thụsản phẩm ngày càng cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một nước khôngthể tách rời với sự phát triển kinh tế của cộng đồng quốc tế hay cũng nhưkhông thể tách rời sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thônvới cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu kinh tế chung của cả nước

1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp ở một số nước:

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã được thực hiệnkhá sớm ở nhiều nước trên thế giới Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp ở một số nước có thể rất hữu ích cho Việt Nam trong quá trình

Trang 25

chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sửdụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp, nông thôn hiện nay.

Dưới đây là kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch CCKT nôngnghiệp với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực ở một số quốc gia

1.3.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của Thái Lan:

Thái Lan vốn là nước độc canh cây lúa nước đã vươn lên với tốc độtăng trưởng nhanh gắn với đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp Thái Lanchủ trương ưu tiên đặc biệt cho việc chuyển dịch từ độc canh cây lúa sang đadạng cây con trong nông nghiệp để thúc đẩy nhanh nền kinh tế quốc dân

Cụ thể, Thái Lan đã chú trọng mở mang đất đai, đầu tư sang sản xuấtcây ngũ cốc, cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp, đánh cá, hoa, cây cảnh Tỷtrọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 50,1% năm 1951 xuống còn 14,2%năm 1990 Giá trị gạo trong tổng giá trị xuất khẩu từ 45% năm 1950 giảmxuống còn 4,4% năm 1992 Thái Lan cũng đã giảm tỷ trọng sản phẩm nôngnghiệp từ 40,9% xuống còn 25% Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp cũnggiảm từ 83,8% xuống còn 74,4%

Thời kỳ từ năm 1987 đến 1996, mức tăng trung bình của nông nghiệp

là 3,4% Cũng trong thời gian ấy, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trongGDP giảm từ 40% xuống còn 12% và tỷ trọng lao động nông nghiệp trongtổng số lao động cả nước giảm xuống còn 60% Đặc điểm của nông nghiệpThái Lan hiện nay là nông nghiệp sản xuất hàng hóa hướng ngoại Việcchuyển sang các mặt hàng xuất khẩu đã làm thay đổi bản chất của nông nghiệp

từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn

Điều quan trọng là Thái Lan ứng dụng nhanh các thành quả khoa học công nghệ (KHCN) sinh học, hóa học, thủy lợi cũng như CNH nhanh ngànhnông nghiệp: cơ giới hóa làm đất, thu hoạch, chế biến Sản phẩm nôngnghiệp có sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và trên thế giới do chất

Trang 26

-lượng cao, giá thành thấp Chính phủ Thái Lan chủ động phát triển nôngnghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh với nước ngoài, mở rộng thị trườngxuất khẩu, khuyến khích nông dân trồng các loại cây có giá trị xuất khẩulớn, xây dựng các công trình thủy lợi, trợ giá cho sản xuất nông nghiệpthông qua việc giảm giá phân bón, thuốc trừ sâu, giảm thuế nhập khẩu máymóc, công cụ, các thiết bị nông nghiệp và thông qua thị trường xuất khẩu đểnâng giá nông sản.

1.3.1.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của Indonesia:

Với hơn 200 triệu dân và 70% dân cư sống ở nông thôn, ngành nôngnghiệp Indonesia có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Vấn

đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Indonesia được quan tâm sâusắc, trong đó chính sách phát triển nông nghiệp tập trung sản xuất lươngthực, thực phẩm vì mục tiêu an toàn lương thực, thực phẩm và đề cao vai tròkhu vực nông thôn

Để thực hiện việc dễ dàng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp chính phủ nước này đã tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng như đường

sá, công trình thuỷ lợi, nghiên cứu ứng dụng các loại giống cao sản… đềuđược trợ giá ở mức độ khác nhau Đây chính là điều kiện nhằm khuyến khíchphát triển cho nền kinh tế nông nghiệp

Cơ cấu và diện tích cây trồng liên tục được mở rộng, chú trọng pháttriển những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu ở các trang trại nhà nước và

tư nhân Trong khu vực Đông Nam á, Indonesia thực hiện khá tốt chính sáchphát triển kinh tế trang trại Nhờ đó, Indonesia trở thành nước xuất khẩu cacao, cà phê, chè hàng đầu thế giới Chính phủ nước này luôn cố gắng duy trì

sự cần bằng tương đối giữa nông nghiệp và những ngành công nghiệp, dịchvụ đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ giải quyếtcác yếu tố đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp

Trang 27

1.3.1.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của Nhật Bản:

Nhật Bản nằm trên một quần đảo ở phía đông Châu Á, 70% diện tíchđất đai là đồi núi, có nhiều núi lửa, trong đó có một số núi lửa đang hoạtđộng Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt bằng nhiều con sông ngắn, chảy xiết Thờitiết khí hậu có bốn mùa rõ rệt Nhìn chung đất đai, khí hậu, thời tiết không thuậnlợi để phát triển nông nghiệp

Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái,thiếu lương thực trầm trọng Chính lúc đó, Nhật Bản đề ra chương trình mụctiêu đảm bảo an ninh lương thực và chính sách cải cách kinh tế nông thôn

Về lương thực: Chính phủ Nhật Bản chủ trương cải tạo 1,55 triệu hađất và định cư cho 1 triệu hộ nông dân trong 5 năm

Về cải cách ruộng đất: Bắt buộc các điền chủ có diện tích đất lớn hơntheo quy định phải bán cho nông dân để nông dân có đất sản xuất

Chính phủ ban hành các chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp:chính sách ổn định giá cả, tự do lưu thông hàng hóa, tăng cường công táckhuyến nông do Nhà nước đầu tư, hoàn thiện quy trình sản xuất nông nghiệp,cải thiện điều kiện sống

Từ năm 1947, Chính Phủ Nhật Bản ban hành một số đạo luật nhằmthúc đẩy nông nghiệp phát triển cao hơn: Luật Tài trợ cho nông dân trongtrường hợp gặp thiên tai, luật Tăng cường màu mỡ của đất, luật Đất đai nôngnghiệp Do đó, từ năm 1949 lương thực đã có bước phát triển khá Năm

1951, thu nhập của hộ nông dân cao hơn hộ công nhân thành phố 30% Năm

1956, lại kém hơn 10% Trước tình hình đó, Nhật Bản lại đề ra mục tiêu:

“Phát triển những đặc sản nông nghiệp đáp ứng cho từng khu vực riêng” Dovậy, Nhật Bản lại tiến hành chuyển dịch CCKT nông nghiệp cho phù hợp.Năm 1975, Nhật Bản thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện,lấy an ninh lương thực làm mục tiêu chính Đến năm 1979, sản xuất gạo dư

Trang 28

thừa, có gạo bán trên thị trường nội địa 6 triệu tấn Các nông sản hàng hóakhác có sản lượng tăng khá (rau, quả, sữa, thịt ) Tất cả những thành tựu trên là

do chuyển đổi CCKT nông nghiệp và thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng cácnguồn lực trong nông nghiệp, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn đem lại

Từ năm 1990, Nhật Bản chủ trương chuyển 830.000 ha lúa sang sảnxuất các cây con khác có hiệu quả hơn Hiện nay, Nhật trở thành nước nhậpkhẩu nông sản lớn nhất thế giới, với khối lượng nông sản nhập khẩu hàngnăm là gần 20 triệu tấn ngô; 5,5 triệu tấn lúa mì; 5 triệu tấn đậu tương; gần 2triệu tấn đường; trên 700 nghìn tấn thịt và hàng triệu tấn rau quả

Nhật Bản đang nghiên cứu thực thi đường lối mới phát triển nôngnghiệp, trên cơ sở củng cố sản xuất nông nghiệp trong nước và xuất khẩu sảnxuất nông nghiệp ra nước ngoài Ở trong nước, Nhật tập trung vào sản xuấtmột số loại nông sản có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít đất và lao động, thựchiện nông nghiệp sinh thái, phát triển nông nghiệp du lịch và các hoạt độngngoài nông nghiệp để tăng thu nhập cho nông dân Mặt khác, Nhật tích cựcthực thi đường lối xuất khẩu vốn, công nghệ, thiết bị, vật tư nông nghiệp ranước ngoài theo hướng chú trọng các nước đang phát triển, có đất đai và laođộng rẻ để sản xuất ra các loại nông sản nhập khẩu vào Nhật Bản và xuấtkhẩu sang các nước thứ ba

Quá trình điều chỉnh CCKT nông nghiệp của Nhật Bản là nhờ sự nhạybén nắm bắt các quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường trong mỗi thời kỳnhất định

Trang 29

1.3.1.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của Trung Quốc:

Trung Quốc là nước có rất nhiều điểm giống nước ta về tính chất củasản xuất nông nghiệp, bước chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sangnền kinh tế hàng hóa, có định hướng của Nhà nước Những bài học thànhcông trong quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn là nhữngkinh nghiệm cho nước ta trong giai đoạn hiện nay

Nếu bỏ qua sai lầm trong những năm 1956 - 1978 thì ở Trung Quốc từ

1979 đến nay nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp đã có những bước tiến bộvượt bậc Thu nhập bình quân thực tế của nông dân tăng gấp đôi thời kỳ tập thểhóa nông nghiệp

Dấu hiệu đặc trưng của HĐH nông thôn, sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực trong nông nghiệp là quá trình chuyển hướng phát triển nôngnghiệp và phát triển nông thôn ngoài nông nghiệp Vấn đề khó khăn nhất làphải thu xếp cho một lực lượng lớn lao động ở nông thôn có công ăn việclàm Để giải quyết vấn đề quan trọng này Trung Quốc đã có chủ trương:

- Một là, điều chỉnh quyền sử dụng ruộng đất Nội dung của điều chỉnh

ruộng đất là thay đổi định hướng quan hệ ruộng đất và cơ cấu sử dụng ruộng đất

Cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80, Trung Quốc đã thực hiện việc chia vàchuyển giao ruộng đất tập thể cho hộ nông dân sử dụng Đầu năm 1990, 90%đất canh tác được chia cho 96% hộ nông dân Để ruộng đất được sử dụng cóhiệu quả, Nhà nước đã xây dựng chế độ chuyển dịch đất đai, có hoàn lạiquyền sử dụng Bắt đầu từ 1987, việc chuyển dịch quyền sử dụng đất đai củaNhà nước và đất tập thể phi nông nghiệp, đất bãi, ven rừng đã được thực hiện.Nhà nước có nhiều văn bản “quy định tạm thời về việc giao nhượng quyền sửdụng đất của Nhà nước, ở thành thị và nông thôn” (năm 1990), “luật quản lýđất đai và bất động sản thành phố” (năm 1994), “quy chế về việc bảo vệ đấtnông nghiệp cơ bản” (năm 1994) Nhờ chính sách giao quyền sử dụng cho

Trang 30

nông dân mà nông nghiệp Trung Quốc phát triển vượt bậc Năm 1994, sảnlượng ngũ cốc vượt mức 435 triệu tấn Bình quân lương thực 390kg/người.Nhờ giải quyết được vấn đề lương thực mà Trung Quốc đã chuyển sang “pháttriển kinh tế đa ngành” ở nông thôn Chính sách này đã được công bố vàotháng 4 năm 1981 với chủ trương thu hút nhân lực vào sản xuất ra sản phẩmkhông gắn với nghề nông, nhằm tận dụng mọi nguồn lực hiện có ở nông thôn,khai thác hết nguồn lao động phụ Từ năm 1979 đến 1991 bình quân hàngnăm giá trị trồng trọt tăng 4,6%; nghề rừng tăng 5%; chăn nuôi tăng 10,9%;các ngành nghề khác tăng 13%.

- Hai là, phát triển xí nghiệp Hương trấn Năm 1984, ở nông thôn

Trung Quốc đã xuất hiện công nghiệp Hương trấn Khái niệm “xí nghiệpHương trấn” là tên gọi các doanh nghiệp của các công xã, đội sản xuất trướcđây, cũng như những doanh nghiệp mới bước đầu thành lập ở các vùng nôngthôn Năm 1983 tỷ lệ sản phẩm của “xí nghiệp Hương trấn” đã chiếm 2/3 tổngkhối lượng sản phẩm ở nông thôn và chiếm 1/3 tổng sản phẩm xã hội của cảnước Tỷ lệ sản phẩm năm 1993 chiếm 60% tổng sản lượng công nghiệp cảnước Xí nghiệp Hương trấn do nông dân góp vốn xây dựng, tích lũy, từngbước phát triển, cung ứng nguyên liệu và mua bán sản phẩm chủ yếu thôngqua thị trường, lao động thuê mướn rộng rãi trên thị trường lao động, tự hạchtoán không lệ thuộc ngân sách Nhà nước

Thành công của công nghiệp Hương trấn là phát triển công nghiệp địaphương, tạo động lực để chuyển nông thôn thuần túy nông nghiệp sang nôngthôn có CCKT nông - công - dịch vụ, góp phần đô thị hóa nông thôn, gắnnông nghiệp với công nghiệp chế biến, dịch vụ trên địa bàn nông thôn, phânhóa mật độ công nghiệp tập trung ở thành thị gây ô nhiễm môi trường

Những hạn chế của xí nghiệp Hương Trấn là phân tán đầu tư, chiếmnhiều đất đai Khác với nông nghiệp, công nghiệp đòi hỏi tập trung để tiết

Trang 31

kiệm đất đai canh tác, đầu tư kết cấu hạ tầng, có lợi cho phân công hợp tác,phổ biến kỹ thuật, điều hòa tư liệu sản xuất, tiền vốn, do không có khả năngđầu tư công nghiệp hiện đại nên sản phẩm phần lớn kém chất lượng, khó cạnhtranh thị trường, dẫn đến khó tiêu thụ.

- Ba là, xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội ở nông thôn: Ngoài nông

nghiệp, công nghiệp Hương trấn, hệ thống dịch vụ ở nông thôn đã hình thànhnhư một ngành độc lập Hệ thống dịch vụ ra đời trước hết đáp ứng nhu cầusản xuất hàng hóa theo mô hình kinh tế hộ Hệ thống dịch vụ này có thể làmcầu nối giữa hộ gia đình và thị trường

1.3.1.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của các nước Châu Á khác:

Ở các nước Châu Á, cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo thành phầnkinh tế chủ yếu tồn tại theo hai hình thức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân cáthể, còn kinh tế Nhà nước không có hoặc không đáng kể Dù hình thức nào thìquyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác vẫn thuộc về các hộgia đình, còn hợp tác xã (HTX) hay tổ hợp tác chỉ làm chức năng dịch vụ đầuvào và đầu ra cho kinh tế hộ, trong đó vai trò HTX trong hoạt động khuyếnnông, khuyến lâm, khuyến ngư và bao tiêu sản phẩm hàng hóa cho kinh tế hộ

có vai trò đặc biệt quan trọng

Kinh tế tư nhân, cá thể phát triển mạnh, là thành phần chủ yếu trongnông nghiệp, kinh tế nông thôn Do các nước Châu Á phát triển theo conđường tư bản chủ nghĩa (TBCN), nên đất đai và các tư liệu sản xuất khácthuộc sở hữu tư nhân Trong nông nghiệp, kinh tế tư nhân tồn tại dưới nhiềuhình thức: tư bản tư nhân, tư bản Nhà nước, trang trại, hộ cá thể, tiểu chủ,song chủ yếu là kinh tế trang trại quy mô vừa và nhỏ, kinh tế cá thể, hộ giađình Do quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, nên quá trình tích tụ

và tập trung ruộng đất ở các nước Châu Á diễn ra nhanh, số lượng và quy môcác trang trại tăng dần, trình độ kỹ thuật, tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng

Trang 32

phát triển nhanh và kinh tế nông thôn gắn với thị trường Xu hướng tổ chứcsản xuất theo mô hình trang trại chuyên môn hóa ngày càng phổ biến thay thế

mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp Quy mô của các trang trại tuy khônglớn như các nước Âu, Mỹ nhưng nhờ trình độ kỹ thuật và chuyên môn hóacao nên năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa có sức cạnh tranh cao,tiêu biểu là lúa gạo Thái Lan và Ấn Độ, chè Srilanca và Trung Quốc

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theothành phần các nước Châu Á trong những năm qua, hiện nay và cả sau nàyvẫn là kinh tế tư nhân cá thể, sản xuất hàng hóa lớn kết hợp với kinh tế HTX.Hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại chuyên môn hóa và

hộ nông dân cá thể, trong đó xu hướng chuyển dịch trong nội bộ kinh tế tưnhân cá thể là tăng tỷ trọng kinh tế trang trại, giảm tỷ trọng kinh tế cá thể, tiểunông để phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn Kinh tế tập thể theo môhình HTX dịch vụ kinh tế hộ tiếp tục phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóangành nghề để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thônngày càng tăng

1.3.1.6 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực ở Việt Nam:

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là một trong những nội dung cơ bảncủa đổi mới nông nghiệp và kinh tế nông thôn xét trên 3 nghĩa: Thứ nhất, nó

là kếtquả của quá trình tháo gỡ thể chế cũ, giải quyết các tiềm năng nguồn lựccho phát triển của mọi thành phần, lực lượng mọi lĩnh vực sản xuất kinhdoanh Thứ hai, là động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo

ra một trạng thái phân công lao động mới, là tiền đề cho CNH và phát triểnkinh tế thị trường ở khu vực này.Thứ ba, là con đường cơ bản để tạo thêmviệc làm ở nông thôn ngoài lĩnh vực nông nghiệp, giúp người nông dân thoất

ra khỏi sự ràng buộc của thể chế cũ gắn chặt với nghề nông, với ruộng đất,

Trang 33

thu nhập thấp, đời sống khó khăn, từng bước vươn lên làm giầu bằng ngànhnghề, dịch vụ phi nông nghiệp

Trong ngành nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi vẫn giữ tỷ lệ78%/18%, đặc biệt từ 1990-2002 đã có thay đổi theo hướng giảm tỷ trọngtrồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, trong khi giá trị tuyệt đối mỗi ngành đềutăng Trong ngành trồng trọt cơ cấu cây trồng cũng có sự chuyển biến theohướng đa dạng hoá cây trông ,xoá dần tính độc canh cây lương thực có hạt từ71,6%(1990) xuống còn 65,9%(2001), tổng diện tích các loại cây trồng, cây

CN từ 7,3% tăng lên 11,9%, cây ăn quả từ 2,4% lên 4,73% trong thời giantương ứng Trong ngành chăn nuôi có sự thay đổi trong cơ cấu đàn gia súc lấythịt, sữa, giảm gia súc cày kéo.Phương thức nuôi lợn “hướng nạc” đang chiphối và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu đàn lợn cũng như các dịch vụ cungứng giống, thức ăn, thú y

Về lâm nghiệp, giao đất giao rừng được tiến hành rộng rãi tới ngườidân, công tác bảo vệ,khoanh nuôi và tái sinh rừng tốt hơn, diện tích trồngrừng tăng lên, kết hợp trồng rừng với trồng cây công nghiệp, làm vườn vàchăn nuôi, góp phần tạo ra sự bền vững về sinh thái và xã hội để phát triểnrừng Mặt khác, chủ trương chuyển một phần lao động làm nông nghiệp sangtrồng rừng, chăm sóc bảo vệ và tái tạo vốn rừng tự nhiên, biến tiềm năng đấtrừng, vốn rừng thành của cải vật chất

Trong ngư nghiệp, vị trí ngành thuỷ sản đã được khẳng định rõ nét vàđang có xu hướng phát triển ổn định trên cả 2 lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắtthuỷ sản Từ đánh bắt ven bờ nay đã bước đầu vươn ra đánh bắt xa bờ vớitrang thiết bị lớn hơn và hiện đại hơn trong chế biến từ chỗ chỉ có 24 nhàmáy nhỏ bé với công nghệ lạc hậu, nay đã có gần 300 nhà máy chế biến xuấtkhẩu được trang bị thiết bị và công nghệ tiên tiến

Trang 34

1.3.1.7 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam:

Các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Nhà nước ta thông qua các chính sách vĩ mô để tác động vào việc hoànthiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên nhiều lĩnh vực khác nhau

Có thể nói đó là một tổng thể các chính sách tác động vào các lĩnh vực hoạtđộng trong kinh tế nông nghiệp Bởi vì cơ cấu kinh tế là một tổng thể các mốiquan hệ gắn liền chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau biểu hiện bằngnhững tỷ lệ nhất định Không thể có một chính sách riêng rẽ nào lại có thể tạonên được sự hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông thôn

Trong Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa X chỉ rõ:

“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn địnhchính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng… Các vấn đề nông nghiệp, nông thônphải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa đấtnước… Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của

hệ thống chính trị và toàn xã hội” Trong nghị quyết, trên cơ sở khẳng địnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta

đã xác định rõ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn có mối quan hệ mậtthiết với nhau, trong mối quan hệ đó nông dân được coi là “chủ thể” của quátrình phát triển

Theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hộinghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân,nông thôn, có đến 48 quy hoạch, chương trình, đề án cụ thể đã được phân côngcho các Bộ, ngành triển khai Trong số này phải kể đến các đề án như: thí điểmbảo hiểm nông nghiệp, phát triển thông tin, truyền thông nông thôn, phát triển

Trang 35

y tế nông thôn, cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho các huyện

có tỷ lệ hộ nghèo cao, phát triển mô hình liên kết giữa hộ nông dân với cácthành phần kinh tế ở nông thôn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao…

Những chính sách của Đảng và Nhà nước ở trên là một tiền đề mở racho nền nông nghiệp một hướng đi mới, tạo điều kiện cho sự chuyển dịchCCKT nông nghiệp nước ta có hiệu quả hơn

Quan điểm của Việt Nam về chuyển dịch CCKT nông nghiệp có thểđược mô tả khái quát trên một số điểm chính sau đây:

- Chuyển dịch CCKT nông nghiệp phải bám sát mục tiêu của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, biết sử dụng 1 cách có hiệu quả cácnguồn lực trong nông nghiệp nhằm đưa nước ta nhanh chóng trở thành nướccông nghiệp phát triển

- Chuyển dịch CCKT nông nghiệp hướng tới mục tiêu: giảm dần tỷtrọng giá trị trồng trọt, tăng dần tỷ trọng giá trị chăn nuôi, thủy sản và chếbiến nông lâm sản trong tổng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp

- Chuyển dịch CCKT nông nghiệp phải quán triệt nguyên tắc khai tháctốt nhất các điều kiện thuận lợi của từng vùng lãnh thổ để nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh

- Chuyển dịch CCKT phải đảm bảo nâng cao năng suất lao động trongnông nghiệp, góp phần từng bước giải phóng lao động ra khỏi lĩnh vực nôngnghiệp để cung cấp nhân lực cho các ngành kinh tế khác

- Chuyển dịch CCKT nông nghiệp phải góp phần hoàn thiện quan hệsản xuất mới trong nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân

Trang 36

1.3.1.8 Những tồn tại trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam:

- Tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tổng thể nền kinh

tế và trong nội bộ ngành diễn ra chậm: Cơ cấu kinh tế nông thôn còn nặng vềnông nghiệp (khoảng 60%) Tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp trong cơ cấunông, lâm, ngư nghiệp còn rất lớn (trên 70% giá trị sản xuất toàn ngành) Cơcấu cây trồng vật nuôi vẫn chưa có thay đổi đáng kể, tỷ trọng chăn nuôi năm

2010 mới đạt trên 24,5% giá trị sản xuất nông nghiệp Quá trình chuyển đổibộc lộ một số điểm không chắc chắn: thể hiện qua sự tăng trưởng không ổnđịnh của từng ngành, từng lĩnh vực

- Khoa học và công nghệ trong nông, lâm, ngư nghiệp phát triển chậm,nhiều mặt còn lạc hậu nên đa số các loại cây trồng, vật nuôi đều có năng suất,chất lượng, khả năng cạnh tranh thấp, giá thành cao, kém hiệu quả và chưa bềnvững Quan hệ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hànghóa theo cơ chế mới

- Cơ cấu thành phần kinh tế trong nông thôn ít có sự thay đổi Khả năngrút lao động ra khỏi nông nghiệp của các ngành nghề phi nông nghiệp thấp.Vai trò của kinh tế hợp tác không hỗ trợ được cho kinh tế phát triển

- Thị trường cho sản phẩm nông nghiệp không ổn định, mặt khác chấtlượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh yếu, dẫn đến hiệu quả kinh tế bịhạn chế Nhiều thị trường như vốn, lao động, đất và công nghệ mới đangtrong quá trình hình thành

- Phát sinh nhiều vấn đề bất cập như: ô nhiễm môi trường, phân hóa xãhội, giải quyết việc làm, tệ nạn xã hội trong nông thôn

Trang 37

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận:

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Đức Linh:

2.1.1.1.Vị trí địa lý:

Huyện Đức Linh có đường ranh giới tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai thuộcVùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và tỉnh Lâm Đồng thuộc Vùng TâyNguyên Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 534,91 km2 Trung tâm huyện

lỵ là thị trấn Võ Xu, cách thành phố Hồ Chính Minh 200km về phía Nam,cách thành phố Phan Thiết 140km về phía Đông Nam Toàn huyện có 13 đơn

vị hành chính, gồm 2 thị trấn và 11 xã

Ranh giới hành chính nằm ở toạ độ địa lý từ 110 0’ 19” đến 110 22’ 48”

vĩ độ Bắc và từ 1070 23’ 53” đến 1070 39’ 48” kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng (huyện Đạ Huoai)

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Tánh Linh

- Phía Nam giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Phú và Định Quán, tỉnh ĐồngNai

Trang 39

ngành sản xuất nông, lâm nghiệp – công nghiệp – dịch vụ Mở rộng giao lưukinh tế, văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ mới, cung cấp nguồn laođộng dồi dào cho các trung tâm kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhất là trongVùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bảng 1: Diện tích, dân số năm 2010

Nhiệt độ không khí trung bình 26,080C , trong tháng 4 và tháng 5 nhiệt

độ trung bình lên tới 280C – 290C (cao nhất tuyệt đối 34 - 350C)

Trang 40

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.800mm, (riêng năm 2005

là 1.260mm), mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 90%lượng mưa cả năm Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 1.255mm Sốgiờ nắng bình quân hàng năm là 2.644 giờ Hướng gió chính là gió Đông vàĐông Bắc trùng với mùa khô, gió Tây và Tây Nam trùng với mùa mưa, tốc độgió từ 2,5 – 5,6m/s

Nhìn chung, các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho cây trồngsinh trưởng và phát triển quanh năm, cho phép bố trí đa dạng hoá cây trồngvật nuôi Đồng thời có nhiều thuận lợi trong việc thu hoạch, phơi sấy, bảoquản sản phẩm giảm tỷ lệ thất thoát

Bên cạnh những mặt thuận lợi, các thông số về khí hậu thời tiết cũngphản ảnh khó khăn lớn nhất là tình trạng khô hạn kéo dài, thiếu nước cho sảnxuất và đời sống trong suốt mùa khô, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng vụ vàtăng năng suất cây trồng Nghiên cứu xây dựng hệ thống thuỷ lợi để giữ nước

và cung cấp nước là nhiệm vụ đặt ra hết sức quan trọng đối với phát triển kinh

tế – xã hội của huyện

2.1.1.3 Đất đai:

Huyện Đức Linh có tổng diện tích tự nhiên là 53.491,2 ha, địa hình,đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.Đất nông nghiệp

chiếm diện tích 46.929 ha, chiếm khoảng 87,7% tổng diện tích đất tự nhiên

toàn huyện, cho thấy vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện.Trên địa bàn huyện Đức Linh có 5 nhóm đất chính, phân bổ trên 3 dạng địahình là miền núi, trung du và đồng bằng, gồm:

- Nhóm đất cát

- Nhóm đất phù sa

- Nhóm đất xám

- Nhóm đất đỏ vàng

Ngày đăng: 23/12/2014, 23:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2006 - 2010 của cả nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2006 - 2010 của cả nước
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2005
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, kèm theo Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2005
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
6. Đinh Phi Hổ (2003), KTNN- Lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: KTNN- Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đinh Phi Hổ
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
8. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Tất Thắng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2006
9. Đào Công Tiến (2003), Nông nghiệp, nông thôn - Những cảm nhận và đề xuất, Nxb Nông nghiệp, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông thôn - Những cảm nhận và đề xuất
Tác giả: Đào Công Tiến
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
3. Chi Cục Thống kê huyện Đức Linh (2005;2010), Niên giám Thống kê huyện Đức Linh Khác
7. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 Khác
10. Uỷ ban nhân dân huyện Đức Linh (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Linh đến năm 2020 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w