Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 88 - 91)

II. Sản phẩm chăn nuô

3.2.3.Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc:

5. Cơ cấu sử dụng lao động

3.2.3.Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc:

- Các cấp, các ngành trong huyện chưa chủ động quy hoạch kinh tế theo hướng hàng hóa, chưa thật sự sâu sát với quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN của địa phương: Các cấp, các ngành trong huyện còn ỷ lại vào sự ưu tiên, hỗ trợ của tỉnh, chưa chủ động để tìm hướng đi mới. Cán bộ

các cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng ở cấp huyện, cấp xã, một phần do năng lực còn yếu, một phần do tinh thần trách nhiệm với công việc được giao chưa cao, nên công tác kiểm tra, đôn đốc đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN còn nhiều hạn chế. Một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm tới việc đổi mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng CNH - HĐH, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

- Công tác quy hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp bộc lộ những bất cập: Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp dựa trên mục tiêu chiến lược chung chưa thật cụ thể, còn thụ động trước kế hoạch do cấp trên đặt ra. Việc hỗ trợ kiến thức, dự báo thiên tai nhằm bố trí cơ cấu mùa vụ phù hợp có năng suất, hiệu quả cao hơn, việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh chưa được làm triệt để.

- Trình độ dân trí, trình độ canh tác của nông dân nhìn chung còn thấp: Trình độ văn hoá của người nông dân còn thấp. Tư duy bảo thủ, lạc hậu, tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất thủ công, theo kinh nghiệm vẫn còn ở nhiều hộ gia đình nông dân. Nhận thức về chuyển dịch cơ cấu KTNN của nông dân còn mang tính tự phát nên xảy ra tình trạng cung quá thừa so với cầu – giá cả thấp – không hiệu quả.

- Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bộc lộ nhiều hạn chế: Các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ chậm được đưa vào sản xuất, đang trong thời kỳ thí điểm và xây dựng mô hình ứng dụng ở diện hẹp, việc nhân rộng mô hình chưa được coi trọng vì cơ sở nền tảng của quy trình đầu tư – sản xuất – tiêu thụ chưa thật sự đồng bộ nên chưa tạo được sự tăng nhanh, mạnh về năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng. Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức, từ đó tỷ lệ thất

thoát về số lượng và giảm sút về chất lượng nông sản sau thu hoạch lớn, khả năng mở rộng thị trường, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá bị hạn chế.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém: Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện… trên địa bàn huyện còn yếu kém. Do vậy, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, bão, lũ vẫn là mối đe dọa hàng năm đối với sản xuất nông nghiệp.

- Những tác động bất lợi từ thị trường: Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trên địa bàn, nhất là thị trường tiêu thụ nông sản và hàng tiêu dùng, chưa phát triển và không ổn định cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện. Thị trường tại chỗ kém phát triển đã hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh với nhau và với các địa phương khác ngoài tỉnh. Từ đó, thu nhập của dân cư nông thôn thấp, sức mua hạn chế, sự cạnh tranh trong sản xuất, tiêu dùng chưa cao nên động lực kích thích sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu KTNN chưa mạnh.

- Tình trạng thiếu vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp: Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp vừa thiếu vừa dàn trải, vốn tích luỹ trong nông dân hạn chế. Trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chưa được huy động tối đa do phương thức huy động chưa phù hợp và thiếu linh hoạt. Người nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do thủ tục phức tạp, thiếu tài sản thế chấp, hơn nữa thời gian và lượng vốn được vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất, chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.

- Những bất cập của lực lượng lao động liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp: Lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tuy đông nhưng vẫn thiếu những lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, thiếu các nhà doanh nghiệp, các chuyên gia có tri thức và kinh nghiệm quản lí kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là những bất lợi đặc biệt lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện Đức Linh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 88 - 91)