- Có kế hoạch cụ thể phân kỳ đầu tư từng giai đoạn cho chương trình xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kết hợp xây dựng xã văn hóa.
3.4.3. Các giải pháp có tính chủ đạo nhằm tác động đến phương cách phát triển cụ thể của nông nghiệp và nông thôn trong bối cảnh phương hướng,
triển cụ thể của nông nghiệp và nông thôn trong bối cảnh phương hướng, quy mô và hiệu quả đã được xác định:
3.4.3.1. Tổ chức hệ thống cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp:
Có thể nói hiệu quả sản xuất cao và giá thành thấp là yếu tố quan trọng trên phương diện đảm bảo độ bền vững của sản xuất trước biến động của thị trường. Đây là vấn đề nan giải và khó khăn nhất trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Đức Linh hiện nay là làm thế nào để có các sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt cung cấp theo nhu cầu của thị trường và hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản có hiệu quả cao.
Điều này chỉ có thể thực hiện khi tổ chức tốt hệ thống cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra phù hợp với yêu cầu phát triển các ngành nông nghiệp trong kinh tế thị trường, bao gồm hệ thống hỗ trợ của nhà nước và hệ thống thị trường nông nghiệp.
Các thị trường cung ứng yếu tố sản xuất cho nông nghiệp như: thị trường đất, thị trường vốn, thị trường thiết bị, vật tư nông nghiệp, thị trường dịch vụ kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp...
Các thị trường tiêu thụ nông sản như: thị trường lương thực, thực phẩm, thị trường nguyên liệu nông sản, thủy sản cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Để giải quyết các vấn đề trên cần phải giải quyết tốt cả hai khía cạnh là: Mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường liên kết từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa giữa các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp và thủy sản trong huyện. Đồng thời, thực hiện các giải pháp tác động dưới đây:
Đối với Nhà nước: Giữ vai trò trung tâm điều hoà các mối quan hệ giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản thông qua một số nội dung cụ thể:
- Quy hoạch và lập dự án đầu tư các vùng sản xuất nguyên liệu; xác định các cây, con chủ lực có lợi thế phát triển, xây dựng danh mục các chương trình, các dự án trọng điểm cần được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020; điều chỉnh quy hoạch và thiết kế hệ thống các công trình hạ tầng, nhất là các công trình thủy lợi và giao thông cho phù hợp với yêu cầu sản xuất mới.
- Hoàn thiện các chế tài trong việc thực hiện hợp đồng giữa nhà nông với các nhà doanh nghiệp, trong đó quy định rõ quyền lợi vật chất của các bên tham gia hợp đồng; nhân rộng các mô hình liên kết hiệu quả và giúp nông dân nâng cao trình độ hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng.
- Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng thương hiệu, tổ chức hệ thống thu mua và tiêu thụ nông sản, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, gây biến động giá cả và làm thiệt hại đến lợi ích của cả người sản xuất, chế biến và tiêu dùng.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá hàng hóa, trước hết là phát triển hệ thống thông tin thị trường, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng nông sản hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.
- Củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại. Mở rộng thị trường xuất khẩu đi đôi với khai thác có hiệu quả thị trường nội địa.
- Nghiên cứu và ban hành cơ chế giúp các hiệp hội, tổ chức chính trị xã hội làm trung gian quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản của hộ.
- Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền trong việc điều chỉnh, xử lý kịp thời những bất cập, tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp các chợ buôn bán nông sản hàng hóa, xây dựng các kho chứa đạt chuẩn để nông dân và thương lái có thể gửi hàng hóa nông sản. Tổ chức các phòng trưng bày, giao dịch tiêu thụ nông sản.
- Phát triển các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở địa phương để thu hút nguồn nguyên liệu, hình thành các vùng sản xuất tập trung. Thúc đẩy các thị tứ, thị trấn và các cụm dịch vụ ở nông thôn phát triển nhằm góp phần nâng cao khả năng giao dịch, tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Đối với Nhà doanh nghiệp: Các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, dịch vụ, ngân hàng và các quỹ tín dụng giữ vai trò hạt nhân trong mối liên kết giữa các nhà.
Đối với Nhà khoa học: Các tổ chức và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hỗ trợ nhà nông về huấn luyện tay nghề, đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các hình thức ký kết hợp đồng trực tiếp với hộ nông dân hoặc ký kết hợp đồng tay ba với doanh nghiệp và hộ nông dân.
Đối với Nhà nông: Nâng cao nhận thức của nhà nông (kinh tế hộ, kinh tế trang trại và kinh tế tập thể) về vai trò và trách nhiệm của họ trong việc thực thi hợp đồng kinh tế, đồng thời tăng cường củng cố và phát triển mạnh kinh tế tập thể; phát triển kinh tế trang trại làm hạt nhân hỗ trợ cho hộ vệ tinh trong việc thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu. Phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.
3.4.3.2. Đổi mới và vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách kinh tế liên quan để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng phát triển nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực:
Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế, thúc đẩy ngành nông nghiệp có hiệu quả, các chính sách phát triển nông nghiệp ở phạm vi cả nước nói chung và của địa phương nói riêng cần được hoàn thiện theo các hướng chủ yếu sau đây:
- Tăng mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp. Hiện tại mức hỗ trợ còn thấp so với mức cam kết khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để có thể tăng mức hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, tất cả các chính sách hỗ trợ phải được xây dựng thành các chương trình của Chính phủ, khi cần thiết sẽ triển khai áp dụng.
- Soát xét, điều chỉnh kịp thời những chính sách không còn phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết, nhất là các chính sách can thiệp trực tiếp làm bóp méo thị trường nông sản (như chính sách trợ giá, trợ cấp khi giá cả biến động; hỗ trợ tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển cho các dự án lớn về chế biến hàng xuất khẩu và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu...) theo hai hướng căn bản là: Xây dựng các chương trình thu mua nông sản can thiệp thị trường để khi cần thiết sẽ sử dụng và chuyển các hình thức hỗ trợ xuất khẩu sang các hình thức hỗ trợ xúc tiến thương mại, ưu đãi cước phí vận tải khi cần thiết.
- Nâng mức hỗ trợ lên cao hơn hiện nay đối với các chính sách hỗ trợ phù hợp, bao gồm: đầu tư, hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, khuyến nông, bảo vệ thực vật và thú y, phòng chống và kiểm soát dịch bệnh; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; công nghệ sinh học, giống cây trồng và vật nuôi; đầu tư ưu đãi cho một số ngành hàng cạnh tranh yếu theo quy định.
- Nghiên cứu, xây dựng các chương trình phát triển đảm bảo sự bình đẳng giữa các ngành, bao gồm: Chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng sâu, vùng xa; chương trình hỗ trợ tín dụng ưu đãi phát triển các vùng nguyên liệu, xây dựng các nhà máy chế biến và bảo quản nông sản...
- Đổi mới kinh tế hợp tác, đề cao vai trò của kinh tế hộ gia đình. Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở nông thôn.
- Đổi mới chính sách đất đai nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, giảm bớt lao động trong nông nghiệp để chuyển sang phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
- Đổi mới chính sách huy động các khoản đóng góp của nông dân, kiên quyết bải bỏ những khoản thu bất hợp pháp.
- Phát triển các hình thức bảo hiểm phù hợp trong nông nghiệp.
Cùng với đổi mới và hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói trên, cần kiện toàn công tác quản lý nhà nước các cấp, các ngành từ huyện đến xã, thị trấn, phát huy dân chủ rộng rãi trong các lĩnh vực có liên quan đến lợi ích của dân với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.