II. Sản phẩm chăn nuô
5. Cơ cấu sử dụng lao động
3.3.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới:
Bình Thuận trong thời gian tới:
3.3.2.1. Chuyển dịch CCKTNN theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường:
Chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường là một quá trình cải biến đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Muốn sản xuất được xã hội thừa nhận với tư cách là sản phẩm hàng hóa, người sản xuất phải tìm hiểu thị trường, hiểu biết nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã, hình thức và phải chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo tiếp thị… để sản phẩm tiếp cận được với thị trường. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện Đức Linh cần thực hiện tốt công tác phân vùng, quy hoạch, bố trí sản xuất. Từng bước hình thành các vùng sản xuất cây con tập trung, chuyên canh, chuyên môn hóa. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường cần đảm bảo yêu cầu chuyển dịch nguồn lực từ khu vực kém hiệu quả sang khu vực hiệu quả cao hơn.
3.3.2.2. Chuyển dịch CCKTNN theo hướng khai thác tối đa những tiềm lực của nền kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, lao động kỹ thuật nông nghiệp:
- Chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện Đức Linh phải nhằm khai thác tối đa những ưu thế và thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, khoa học là phải tập trung đầu tư vào các loại sản phẩm có thể phát huy được lợi thế tối ưu nhất của huyện như thủy sản, các loại cây ngắn ngày và rau màu để khai thác triệt để các loại đất đai trong huyện; Đặt cơ cấu nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế hợp lý và mối quan hệ tương quan với các ngành khác của huyện.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN phụ thuộc vào đội ngũ lao động hoạt động trong nông nghiệp, phụ thuộc vào trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của người lao động. Do đó, công tác giáo dục và đào tạo có vai trò quyết định đến thành công hay thất bại của các chương trình phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phân công lại lao động xã hội, có sự di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn nhất định, phải có những nhận thức nhất định. Điều đó chỉ thực hiện được thông qua giáo dục và đào tạo.
- Chuyển dịch cơ cấu KTNN phải theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
3.3.2.3. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bền vững nhằm giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn:
Chuyển dịch cơ cấu KTNN phải theo xu hướng hiện đại, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bền vững, đó là đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao môi trường sinh thái.
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi
trường, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực.
Xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường. Khuyến khích sản xuất tập trung; xây dựng các vùng chuyên canh, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng tiểu vùng; bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn, ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác.
Về mặt hiệu quả kinh tế, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, giá thành hạ, năng suất lao động cao, nâng cao tích lũy để tái sản xuất mở rộng không ngừng. Muốn vậy, khi chuyển dịch cơ cấu KTNN phải lựa chọn những cây trồng, vật nuôi có giá trị xuất khẩu cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, đem lại lợi nhuận cao.
Trên cơ sở sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, cơ cấu KTNN phải được phát triển một cách tổng hợp, đa dạng bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản để sử dụng một cách đầy đủ và hợp lý mọi nguồn tài nguyên đất đai và tư liệu sản xuất, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng thu nhập và đưa lại nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị xuất khẩu.
Để có hàng hóa xuất khẩu giá trị kinh tế cao thì cần đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu với công nghệ, thiết bị hiện đại, tránh tình trạng xây dựng nhà máy có công suất quá lớn, nhưng nguyên liệu không đáp ứng nên hiệu quả kém.
Chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện Đức Linh không những chỉ chú ý hiệu quả kinh tế, mà còn đảm bảo cả hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế - xã hội thật sự khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải tạo ra được việc làm cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết được nạn thất nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động.
Chuyển dịch cơ cấu KTNN góp phần cải tiến và nâng cao môi trường sinh thái. Muốn bảo vệ và cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành trên phạm vi địa phương và các vùng lân cận.
3.3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phát huy vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế:
- Phát triển kinh tế hộ cá thể: tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để hộ cá thể phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn và trình độ ngày càng cao, nhằm khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, quy mô nhỏ lẻ.
- Phát triển kinh tế tập thể: Trong điều kiện quy mô đất sản xuất của hộ nhỏ và trình độ sản xuất của hộ chưa cao, khả năng phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn chưa mạnh như ở huyện Đức Linh hiện nay thì phát triển kinh tế cá thể với nhiều hình thức liên kết và ở nhiều quy mô khác nhau là hướng đi phù hợp và tích cực nhất.
- Khuyến khích xã viên góp vốn bằng nhiều hình thức (bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất…) và tạo điều kiện cho hợp tác xã được vay vốn bình đẳng như các thành phần kinh tế khác; nghiên cứu để hợp tác xã có thể được vay vốn bằng tín chấp và bằng dự án có hiệu quả cũng như từ các chương trình, dự án quốc gia, tiến tới xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng cho kinh tế tập thể.
- Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp: Khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển ở mọi quy mô, nhất là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa.