Các giải pháp có tính then chốt nhằm tác động đến phương hướng sản xuất trong định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 98 - 102)

- Có kế hoạch cụ thể phân kỳ đầu tư từng giai đoạn cho chương trình xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kết hợp xây dựng xã văn hóa.

3.4.1. Các giải pháp có tính then chốt nhằm tác động đến phương hướng sản xuất trong định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

sản xuất trong định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp:

3.4.1.1. Tổ chức quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp:

Nông nghiệp Đức Linh hướng theo phương thức đa dạng hóa, đa canh hóa. Đây là phương hướng phát triển nông nghiệp tiến bộ, nhằm khắc phục những hạn chế và nhược điểm của chế độ độc canh, sử dụng hợp lý các loại đất, các mặt nước lớn, nhỏ với những loại cây trồng, vật nuôi khác nhau và các hoạt động sản xuất khác nhau. Quá trình lớn dần của quy mô sản xuất có khả năng thúc đẩy lớn mạnh hoặc phát sinh nhiều hình thức và định chế tổ chức sản xuất – kinh doanh, trong đó yếu tố khoa học, công nghệ , kỹ thuật cũng dần được phát triển và trở thành một trong những yếu tố đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Tập trung, chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp là dồn sức, hướng các hoạt động sản xuất nông nghiệp vào một vùng sinh thái phù hợp với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội (lợi thế tương đối của từng vùng)… để chuyên nuôi, trồng một vài loại cây, con nông nghiệp với diện tích và sản lượng lớn. Đối với huyện Đức Linh hiện nay là cao su, điều, lúa, gia súc(bò, heo), gia cầm....

Bố trí phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp với quy mô, sản lượng, trình độ cụ thể; trên các vùng, tiểu vùng cụ thể nhằm sử dụng, phát huy tiềm năng nguồn lực, lợi thế so sánh sản xuất nông nghiệp của địa phương, của nền kinh tế. Các vấn đề cần quy hoạch như:

- Quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp theo các vùng, tiểu vùng trên địa bàn sản xuất nông nghiệp;

- Quy hoạch đất nông nghiệp;

- Quy hoạch kết cấu hạ tầng nông nghiệp, mạng lưới giao thông, thủy lợi, điện;

Các quy hoạch sản xuất nông nghiệp là cơ sở để xây dựng các công cụ định hướng nội dung phát triển nông nghiệp. Do đó, nội dung quy hoạch phải đảm bảo cơ sở khoa học, thực tiễn, phải được xây dựng từ các kết quả điều tra dự báo như:

- Kết quả điều tra, phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và lợi thế so sánh của từng vùng, tiểu vùng trên địa bàn nông thôn.

- Dự đoán, dự báo dài hạn, ngắn hạn về xu hướng phát triển thị trường nông sản trong, ngoài nước, những biến động có thể xảy ra và ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của thị trường.

Mức độ chính xác, trung thực của các thông tin và dự đoán sẽ quyết định chất lượng, tính hiệu quả và khả thi của quy hoạch cũng như các nội dung hoạt động khác trong phát triển sản xuất nông nghiệp.

Việc tổ chức quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, phát huy lợi thế cạnh tranh, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực tập trung có quy mô lớn, chất lượng sản phẩm cao gắn với công nghiệp chế biến.

Thứ hai, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp để tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho nông hộ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Thứ ba, tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp.

Từ thực tiễn cho thấy, thúc đẩy tích tụ đất đai, tăng cường liên kết trong sản xuất bằng các hình thức phù hợp được xem là giải pháp quan trọng để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Việc cải thiện quy mô

sản xuất nếu không đi đôi với chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực KTNN hoặc ra khỏi địa bàn nông thôn sẽ tất yếu làm phát sinh sâu sắc phân hóa ruộng đất và thu nhập trong khu vực nông thôn. Việc vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cải thiện quy mô sản xuất, tích tụ ruộng đất quá nhanh mà không chú trọng đến việc đô thị hóa và chuẩn bị nguồn lực cho lao động nông thôn thích ứng với đời sống – sản xuất đô thị đều có khả năng gây nên phân hóa lớn và tạo sự mất công bằng trong khu vực nông thôn.

Quá trình lớn dần của quy mô sản xuất có khả năng thúc đẩy lớn mạnh hoặc phát sinh nhiều hình thức và định chế tổ chức sản xuất - kinh doanh đi đôi với phát triển khoa học, công nghệ không những có hiệu quả trên trên phương diện xây dựng hệ thống canh tác, phổ biến kỹ thuật, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, chủ động về số lượng – chất lượng nông sản, phân tích thị trường và đối tác với nhà tiêu thụ. Việc cải thiện dần quy mô sản xuất theo hướng tích tụ ruộng đất còn có những hiệu quả tích cực đối với tài nguyên môi trường, đối tác với nhà tiêu thụ, đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng các kỹ thuật nuôi trồng trên quy mô tập trung và trở thành một trong những yếu tố đảm bảo tính bền vững, nâng cao hiệu quả các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.

3.4.1.2. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp:

Tăng cường đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, bao gồm hệ thống điện, đường giao thông, chợ/chợ đầu mối, hệ thống kho chứa, hệ thống thuỷ lợi…

- Đối với hệ thống thuỷ lợi: Hoàn thiện công tác phân vùng phát triển thủy lợi; xây dựng các công trình phù hợp với đặc điểm tự nhiên và yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của từng vùng, bảo đảm cách ly được nguồn nước cấp/thải đã bị ô nhiễm ra khỏi vùng sản xuất; hoàn thiện quy trình tưới, kiên cố hóa hệ thống hồ, kênh mương và các cống đầu kênh,

tăng đầu tư cho hệ thống trạm bơm, sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới và giảm chi phí tưới để hạ giá thành sản phẩm.

- Đối với hệ thống điện: Phát triển đồng bộ mạng lưới truyền tải điện gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung để tạo thuận lợi đưa máy móc, thiết bị cơ khí vào phục vụ sản xuất, giảm tổn thất điện trong quá trình sử dụng.

- Đối với hệ thống chợ: Tiếp tục phát triển mạng lưới chợ cả về số lượng và chất lượng với quy mô đủ sức đáp ứng nhu cầu về hàng hóa cho địa bàn và góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Định hình các chợ đầu mối về nông sản, lúa gạo, thủy sản, gia súc, gia cầm ... và định hướng quy hoạch khu vực thu mua của huyện để đáp ứng cho nhu cầu buôn bán, kinh doanh tất cả các loại hàng hóa chủ lực của huyện.

- Đối với hệ thống giao thông: Huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường phối hợp giữa Nhà nước và nhân dân để thực hiện hoàn chỉnh các tuyến đường tạo thành một mạng giao thông liên hoàn, thông suốt. Kết hợp với thủy lợi mở đường góp phần tạo điều kiện cho lưu thông và vận chuyển hàng hóa được thuận tiện, dễ dàng, kích thích kinh tế phát triển.

- Đối với hệ thống kho chứa: Xây dựng các kho chứa, tổng kho, trạm trung chuyển hàng hóa quy mô lớn để phục vụ việc giao nhận hàng hóa cho khu công nghiệp và việc xuất khẩu hàng hóa. Quy hoạch này sẽ tận dụng lợi thế vị trí địa lí của huyện Đức Linh tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w