ngân hàng, bao gồm: chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội và chi nhánh ngân hàng Công Thương (mới đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2009). Tổng vốn huy động của các chi nhánh Ngân hàng năm 2010 đạt trên 210 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 375,6 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2010 đạt trên 430 tỷ đồng.
Huyện Đức Linh có 07 Quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm : Đa Kai, Sùng Nhơn, Mê Pu, Võ Xu, Vũ Hòa, Đức Hạnh, Đức Tài. Tổng số vốn huy động của các Quỹ tín dụng nhân dân năm 2010 đạt 70.406 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 121.884 tỷ đồng, tổng dư nợ đến cuối năm 2010 đạt trên 90.572 tỷ đồng.
- Nhìn chung , hoạt động tín dụng trên địa bàn huyện đã có bước phát triển khá, doanh số huy động và cho vay của các Quỹ tín dụng nhân dân cao hơn nhiều huyện khác trong tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, mức huy động và cho vay còn thấp so với nhu cầu. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại mở chi nhánh trên địa bàn Huyện, đồng thời khuyến khích phát triển các quỹ tín dụng nhân dân, giúp cho các thành phần kinh tế được tiếp cận với nhiều nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng.
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển KT - XH của huyện: huyện:
Từ việc đánh giá, phân tích các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của Ý Yên cho thấy huyện có những thuận lợi và khó khăn sau đây:
Những thuận lợi:
Huyện Đức Linh nằm ở vị trí giáp ranh với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (là Vùng đang phát triển sôi động nhất trong cả nước), sẽ tác động
mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, nhất là lĩnh vực chế biến, tiêu thụ hàng hóa nông sản và phân công lại lao động giữa Huyện với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tuyến đường tỉnh lộ 755 đi qua Huyện dài 38.4 km đang được đầu tư nâng cấp, là tuyến giao thông đối ngoại rất quan trọng, nối địa bàn Huyện với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo ra bước chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế.
Trên địa bàn Huyện được quy hoạch phát triển nhiều cụm công nghiệp, quĩ đất và giá đất có lợi thế cạnh tranh, là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào các cụm công nghiệp, tạo ra bước chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế.
Tài nguyên đất đai thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, nhất là các vùng trồng cây cao su, điều, tăng nhanh khối lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất hơn hẳn nhiều vùng khác .
Những khó khăn chủ yếu:
- Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển mạnh.
- Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, chưa đáp ứng đủ cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập. Khả năng thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp còn hạn chế.
- Nguồn nhân lực của huyện tuy có số lượng khá, nhưng chất lượng còn nhiều mặt hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và lao động giỏi còn rất thiếu.
- Trong quá trình phát triển kinh tế còn tạo mâu thuẫn giữa việc phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
Vì vậy, huyện Đức Linh cần khai thác, phát huy tốt các lợi thế đồng thời có biện pháp khắc phục những hạn chế, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp huyện nói riêng phát triển mạnh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng là:
2.2.1. Phương pháp kế thừa:
Luận văn kế thừa các tài liệu về:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Các số liệu thống kê có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. - Các kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố. - Các báo cáo, các quyết định, nghị định…
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn và đánh giá thực trạng sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đức Linh. Từ đó tiến hành thu thập các số liệu chuyên ngành về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của khu vực nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu, thông tin:
Hệ thống hóa các tài liệu, thông tin thu thập được, sau đó tiến hành xử lý, phân tích và tính toán các chỉ tiêu cần thiết cho nội dung nghiên cứu.
- Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá quá trình chuyển dịch CCKT + Tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất trong cơ cấu chung của ngành:
Trong đó: Hi: Tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất thứ i Gi: Giá trị của lĩnh vực sản xuất thứ i
+ Tốc độ phát triển bình quân, được tính theo công thức [16]:
Trong đó: : tốc độ phát triển bình quân.
Y1, yn: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu và thời gian n. Tn: tốc độ phát triển định gốc thời gian n so với thời gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %.
Ti: tốc độ phát triển liên hoàn thời gian I so với thời gian i-1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. Ti được tính theo công thức:
yi, yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian I và i-1.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
+ Chuyển dịch tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong ngành kinh tế huyện
+ Chuyển dịch tỷ trọng các lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp + Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác
+ Thu nhập bình quân đầu người trong lĩnh vực nông nghiệp
+ Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu khác như: chuyển dịch số lượng lao động nông nghiệp sang làm việc tại các ngành khác, số hộ gia đình chuyên sản xuất nông nghiệp, số trang trại nông nghiệp …
2.2.4. Phương pháp phân tích kinh tế:
Được sử dụng để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đức Linh:
3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện Đức Linh:
- Trong những năm qua, nhiều thành phần kinh tế đã chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển những ngành và lĩnh vực sản xuất phù hợp với nhu cầu thi trường.Tạo ra bước chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng của huyện.Tuy nhiên, chất lượng chuyển dịch còn thấp, qui mô sản xuất của các ngành công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé.
- Tỷ trọng giá trị gia tăng của nhóm ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu tổng giá trị gia tăng (VA) chiếm 20,7% năm 2005 tăng lên 23,6% năm 2010.
- Tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu tổng giá trị gia tăng chiếm 27,8% năm 2005 tăng lên 29,3% năm 2010.
- Tỷ trọng giá trị gia tăng của nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 51,5% năm 2005 xuống còn 46,6% năm 2010
Bảng 9 : Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu
STT CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ tăng bq
(%)A CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ A CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ
1 Tổng giá trị sản xuất (GO), giá so sánh 1994 sánh 1994
Tỷ đồng
668,9 714,5 821,1 931,5 1073,5 1.216 112,70- Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 334,4 351,2 398,1 432,3 501,8 553,4 110,60 - Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 334,4 351,2 398,1 432,3 501,8 553,4 110,60
- Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 181,8 186,4 217,9 262,4 304,0 350,2 114,01 + Công nghiệp Tỷ đồng 108,2 101,9 118,6 139,3 163,4 185,4 111,37 + Công nghiệp Tỷ đồng 108,2 101,9 118,6 139,3 163,4 185,4 111,37 + Xây dựng Tỷ đồng 73,6 84,5 99,3 123,1 140,6 164,8 117,49 - Dịch vụ Tỷ đồng 152,7 176,9 205,1 236,8 267,7 312,4 115,39
2 Tổng giá trị gia tăng (VA), giá so
sanh 1994 Tỷ đồng 365,1 410 464 526,7 528,8 650,2
112,23- Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 191,6 212,1 235,5 262,4 286,4 315,2 110,47 - Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 191,6 212,1 235,5 262,4 286,4 315,2 110,47
- Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 77,3 87,0 100,3 116,8 130,4 152,0 114,48 + Công nghiệp Tỷ đồng 52,1 55,8 64,0 73,5 81,0 96,8 113,19 + Công nghiệp Tỷ đồng 52,1 55,8 64,0 73,5 81,0 96,8 113,19 + Xây dựng Tỷ đồng 25,2 31,2 36,3 43,3 49,4 55,2 116,98 - Dịch vụ Tỷ đồng 96,2 110,9 128,2 147,5 166,0 183,0 113,72
3 Tổng giá trị gia tăng (VA),
Giá thực tế Tỷ đồng 671,2 836,7 1.060,2 1.406 1.673 2.020 124,65