Thịt trâu, bò Tấn 673 740 108 656 921 940 106,91 2 Thịt dêTấn135150180178250260114,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 79 - 84)

II. Sản phẩm chăn nuô

1. Thịt trâu, bò Tấn 673 740 108 656 921 940 106,91 2 Thịt dêTấn135150180178250260114,

3. Thịt heo hơi Tấn 3.713 5.793 2.896 7.012 4.870 5.800 109,33 4. Thịt gia cầm Tấn 299 361 297 1.299 465 1.320 134,58

Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2010. 3.1.3.3. Chuyển dịch kinh tế ngành lâm nghiệp:

Huyện Đức Linh có diện tích đất lâm nghiệp ổn định trong giai đoạn 2005-2010 là 5.600 ha, chiếm 10,47% so với diện tích tự nhiên. Theo phân loại rừng, trên địa bàn huyện không có rừng đặc dụng, diện tích rừng phòng hộ là 2.474 ha, còn lại là rừng sản xuất 3.126 ha.

Theo quy hoạch phát triển rừng của tỉnh, diện tích rừng trên địa bàn huyện Đức Linh được quy hoạch phát triển là 8.131 ha, trong đó: rừng sản xuất là 5.725 ha, còn lại rừng phòng hộ là 2.406ha. Để đạt được diện tích rừng theo quy hoạch, cần phải trồng mới và khoanh nuôi phục hồi trừng sản xuất là 2.599 ha.

3.1.3.4. Chuyển dịch kinh tế ngành thủy sản:

Huyện Đức Linh có nhiều ao bàu và một số diện tích đất trũng thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.. Diện tích nuôi thủy sản tăng từ 520,07 ha năm 2005 lên 913 ha năm 2010, diện tích mặt nước chuyên dùng (hồ Tân Hà) sử

dụng vào nuôi thuỷ sản là 240 ha. Sản lượng thuỷ sản tăng từ 1.500 tấn năm 2005 lên 2.920 tấn năm 2010.

3.1.4. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo thành phần và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế trong nông nghiệp: kinh tế theo thành phần kinh tế trong nông nghiệp:

Trong những năm qua, thực hiện nhất quán quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện còn lúng túng phát triển chưa đều. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể chưa phát triển; Kinh tế hộ gia đình có tốc độ phát triển khá và còn nhiều tiềm năng; Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp còn nhỏ bé nhưng hoạt động mang lại hiệu quả cao.

- Kinh tế cá thể, tiểu chủ: trong nông nghiệp có hình thức chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, trang trại hộ gia đình. Chính sách kinh tế nhiều thành phần, đã tạo điều kiện để các hộ gia đình nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài. Chính sách này đã thực sự tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước cải thiện đời sống nông dân, làm xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi. Đến nay, toàn huyện đã có một số trang trại kinh doanh trong các ngành nghề: trồng cây hàng năm, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh tổng hợp. Cùng với việc tăng số hộ giàu, hộ khá là việc giảm hộ đói nghèo, đến năm 2010 số hộ nghèo toàn huyện còn 11,2% (theo chuẩn mới). Tuy vậy, đa phần kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp là quy mô nhỏ, mới manh nha sản xuất hàng hoá do không có điều kiện tích tụ vốn và ruộng đất để sản xuất hàng hoá quy mô lớn, khả năng hợp tác trong sản xuất kinh doanh yếu.

- Kinh tế tư nhân: Đây là thành phần kinh tế mới được hình thành, phát triển trong nông nghiệp ở Đức Linh thời gian gần đây. Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp chủ yếu là sử dụng diện tích đất đai lớn có giới hạn để trồng cây ăn quả, cây hàng năm, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, hoặc cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp, thu mua, tiêu thụ nông, thủy sản. Nhìn chung, kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở Đức Linh không nhiều về số lượng, nhỏ bé về quy mô, hạn chế về vốn, đa số còn thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý.

3.1.5. Thực trạng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động trong nông nghiệp: nghiệp:

Năm 2010, huyện Đức Linh có mật độ dân số là 239 người/km2, cao thứ 2 trong số 8 huyện của tỉnh Bình Thuận (sau huyện đảo Phú Quý). Quy mô dân số và mật độ dân số có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, cụ thể là: xã Vũ Hoà có mật độ dân số 394 người/km2, xã Tân Hà chỉ có 90 người/km2.

Công tác nghiên cứu , lập quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng xã nông thôn mới cho các xã có mật độ dân số thấp có nhiệm vụ quan trọng là: Bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất, nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động, tạo bước chuyển biến mạnh về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở các vùng còn nhiều khó khăn.

Bảng 15 : Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2010 Số TT Tên xã Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) TỔNG SỐ 534,91 127.756 239 1 Thị trấn Võ Xu 27,650 16.216 586 2 Thị trấn Đức Tài 31,660 18.654 589 3 Xã Đa Kai 83,550 9.981 119 4 Xã Sùng Nhơn 51,152 7.397 145 5 Xã Mê Pu 59,816 12.264 205 6 Xã Nam Chính 28,320 9.151 323 7 Xã Đức Chính 21,750 5.509 253 8 Xã Đức Hạnh 43,855 8.641 197 9 Xã Đức Tín 29,500 9.344 317 10 Xã Vũ Hoà 22,750 8.965 394 11 Xã Tân Hà 63,230 5.664 90 12 Xã Đông Hà 36,170 7.714 213 13 Xã Trà Tân 35,509 8.256 233

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Linh năm 2010.

Tình hình sử dụng nguồn lao động:

Số người trong độ tuổi lao động tăng lên khá nhanh, từ 67.936 người năm 2006 lên 73.412 người năm 2010 (chiếm 54,68% so dân số năm 2006 và chiếm 57,1% so dân số năm 2010). Lao động làm việc trong các ngành kinh tế – xã hội tăng từ 66.142 người năm 2006 lên 69.130 người năm 2010.

Cơ cấu sử dụng nguồn lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng sự chuyển dịch còn chậm, lao động sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, cụ thể như sau :

- Lao động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 54.236 người năm 2006 xuống còn 50.730 người năm 2010. Tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp so tổng số lao động làm việc giảm từ 82,0% năm 2006 xuống còn 73,4% năm 2010.

- Lao động ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 3.664 người năm 2006 lên 7.060 người năm 2010, chiếm 5,5% so tổng số

lao động làm việc năm 2006 và chiếm 10,2% so tổng số lao động làm việc năm 2010.

- Lao động các ngành dịch vụ tăng từ 8.242 người năm 2006 lên 11.340 người năm 2010, chiếm 12,5% so tổng số lao động làm việc năm 2006 và chiếm 16,4% so tổng số lao động làm việc năm 2010.

Huyện Đức Linh có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn khá cao, do đó số người bước vào tuổi lao động hàng năm là khá lớn. Năm 2010, số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm còn 2.290 người, chiếm 3,12% so với số người trong độ tuổi lao động. Rất cần thiết phải đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động và nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Bảng 16: Dân số, lao động và cơ cấu sử dụng lao động

Hạng mục Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

Tốc độ tăng bq (%)

1. Dân số trung bình Ngườ

i

124.236 125.302 126.400 127.453 128.562 100,86

Tỷ lệ tăng dân số chung % 0,87 0,84 0,84 0,83 0,87 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,37 1,27 1,29 1,27 1,36 Tỷ lệ giảm dân số cơ học % 0,50 0,43 0,45 0,44 0,49

2. Số người trong độ tuổi lao động Ngườ i 67.936 68.090 69.513 70.379 73.412 101,96 Tỷ lệ so dân số % 54,68 54,34 55,0 55,22 57,1

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w