Đất sản xuất nông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 70 - 73)

- Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 345,7 432,8 538,1 678 795 940 122,

1. Đất sản xuất nông

nghiệp 45.640,64 86,3 45.696,21 85,4 46.929 87,7 2. Đất phi nông nghiệp 6.372,07 11,9 7.511,66 14,0 6.465 12,1

3. Đất chưa sử dụng 954,4 1,8 281,5 0,6 97 0,2

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng sử dụng đất của huyện Đức Linh

Đức Linh có diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn đất tự nhiên của huyện, năm 2006 là 45.640,64 ha, chiếm khoảng 86,3% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ 11,9% và đất chưa sử dụng chiếm 1,8%. Đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp tăng lên là 46.929 ha, chiếm khoảng 87,7% trong tổng diện tích đất tự nhiên và diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống còn 0,2%, đất phi nông nghiệp là 12,1%.

Lộ trình sử dụng đất đai trong thời gian 5 năm gần nhất, có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp cho thấy việc đầu tư chiều sâu nhằm hỗ trợ nông nghiệp phát triển.

Theo tài liệu điều tra đất đã thực hiện từ những năm trước đây, trên địa bàn huyện Đức Linh có 5 nhóm đất chính, phân bổ trên 3 dạng địa hình là miền núi, trung du và đồng bằng, cụ thể như sau :

- Nhóm đất cát: diện tích 3.520ha, chiếm 6,58% so diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã : Đức Hạnh, Trà Tân, Tân Hà, Đông Hà và Vũ Hoá. Đất cát được hình thành do sự bồi tụ trong mùa lũ, các hạt các được rửa trôi từ sản phẩm phong hoá của đá macma acid (chủ yếu là đá Granit) ở các địa hình cao và khu vực đồi núi xung quanh bồi tụ lại. Đất có phản ứng chua, độ phì rất thấp.

- Nhóm đất phù sa: diện tích 13.479ha, chiếm 25,2% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này phân bố trên địa hình bằng ven sông La Ngà và ven các sông suối khác. Tập trung nhiều ở các xã: Đức Hạnh, Nam Chính, Đức Chính, Sùng Nhơn và thị trấn Võ Xu, Đức Tài. Đất phù sa được hình thành từ trầm tích có nguồn gốc sông suối, thành phần cơ giới là cấp hạt mịn và trung bình.

Do phân bố ở nhiều địa hình khác nhau nên nhóm đất phù sơ chia làm 4 đơn vị phân loại: Đất phù sa được bồi hàng năm có diện tích 989ha; đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng có diện tích 2.526ha; đất phù sa Glây có diện tích 9.215 ha và đất phù sa úng nước có diện tích 749ha.

Hiện trạng và phương hướng sử dụng là trồng lúa, bắp, rau đậu các loại và trồng cây ăn trái. Những địa bàn có nguồn nước tưới có thể luân canh 2 – 3 vụ lúa, mùa và rau thực phẩm, đồng thời phát triển các mô hình sản xuất nông – ngư kết hợp.

- Nhóm đất xám: Bao gồm 02 đơn vị đất là đất xám trên phù sa cổ và đất xám Glây với diện tích 11.384ha, chiếm 21,28% so diện tích tự nhiên,

phân bố chủ yếu ở các xã Đức Hạnh, Trà Tân, Tân Hà, Đông Hà và Vũ Hoá. Dạng địa hình phổ biến của nhóm đất xám là bậc thềm cao đến đồi núi thấp, thích ứng với các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều), cây ăn quả lâu năm, cây chất bột có củ và rau màu thực phẩm.

- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 8.798ha, chiếm 16,45% so diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã : Đức Hạnh, Đa Kai, Mê pu, Trà Tân, ngoài ra còn phân bố rải rác ở nhiều xã khác. Nhóm đất này có tầng dày biến động rất lớn, khả năng sử dụng phụ thuộc nhiều vào cấp địa hình và độ dày tầng đất, trong đó vùng có tầng đất dày trên 70cm thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái. Vùng có tầng đất mỏng được sử dụng để trồng các loại cây hàng năm.

- Nhóm đất đen: diện tích 5.833ha, chiếm 10,9% so diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã : Đức Hạnh, Trà Tân, Tân Hà, Đức Tín, Đông Hà và một phần ở xã Đức Tài. Hiện trạng và phương hướng sử dụng nhóm đất này chủ yếu là trồng cây hàng năm và một số ít diện tích tầng đất dày có thể trồng các loại cây ăn trái.

Diện tích đất chưa điều tra nằm ở vùng núi cao phía Bắc Huyện là 10.477ha, chiếm 19,59% diện tích tự nhiên.

Bảng 12: Hiện trạng sử dụng đất Đơn vị : ha Hạng mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng bq (%) Tổng diện tích tự nhiên 53.491 53.491 53.491 53.491 53.491 53.491 100

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w