Riêng số liệu cây lâu nă m: theo báo cáo của phòng Tài Nguyên và Môi Trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 76 - 79)

Diện tích gieo trồng lúa năm 2005 là 18.176 ha, đến năm 2010 là 17.000 ha, tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 1,33%. Tuy nhiên, việc chủ động được nguồn nước tưới, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, cơ giới hóa cũng như việc sử dụng giống lúa mới tốt hơn đã mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, năng suất lúa tăng từ 40,77 tạ/ha năm 2005 lên 47,44 tạ/ha năm 2010, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 3,07%.

Diện tích gieo trồng bắp có xu hướng giảm, năm 2005 là 4.140 ha xuống còn 2.100 ha năm 2010, tuy nhiên, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, cơ giới hóa cũng như việc sử dụng giống mới tốt hơn đã mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, năng suất bắp tăng từ 56,69 tạ/ha năm 2005 lên 70,18 tạ/ha năm 2010, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 4,36%.

Diện tích trồng điều tăng từ 9.370,9 ha năm 2005 lên 9500 ha năm 2010. Tuy nhiên, sản lượng hạt điều giảm còn 4.950 tấn năm 2010 (so với 7.878 tấn năm 2005) đã làm cho năng suất hạt điều giảm từ 8,41 tạ/ha năm 2005 xuống còn 5,21 tạ/ha năm 2010, tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 9,12%. Nguyên nhân là do huyện đã triển khai giống điều mới có năng suất cao và nông dân đang loại bỏ các giống điều cũ để trồng mới, từ đó làm cho năng suất thu hoạch điều giảm giai đoạn 2005 – 2010. Dự báo trong thời giai tới sản lượng cũng như năng suất thu hoạch điều sẽ tăng ở mức cao.

Việc đầu tư đúng hướng trong nông nghiệp của huyện cũng thể hiện qua việc tăng năng suất và sản lượng không ngừng trong thu hoạch cao su, bắp, khoai mì, hồ tiêu, đậu phộng.

Diện tích cà phê tăng 483,4 ha năm 2005 lên 635 ha năm 2010 đã làm cho sản lượng cà phê tăng từ 735,3 tấn năm 2005 lên 809 tấn năm 2010. Tuy nhiên, năng suất cà phê lại giảm từ 15,21 tạ/ha năm 2005 xuống còn 12,74 tạ/ha năm 2010, nguyên nhân là do người dân còn chạy theo xu hướng thị trường, khi cà phê lên giá thì đồng loạt trồng, thiếu đầu tư, nghiên cứu kĩ thuật, chất lượng cây giống.

3.1.3.2. Chuyển dịch kinh tế ngành chăn nuôi:

Liên tục trong những năm qua, ngành chăn nuôi chịu tác động của nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm. Do đó, có sự chuyển dịch cơ cấu đàn gia súc gia cầm theo hướng tăng nhanh về số lượng các loài động vật nuôi ít chịu tác động của bệnh dịch, cụ thể như sau:

- Đàn trâu tăng từ 948 con năm 2005 lên 1.350 con năm 2010 tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005-2010 là 7,33%

- Đàn bò tăng từ 7.929 con năm 2005 lên 14.200 con năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2010 là 12,36%. Nhiều trang trại chăn nuôi đã tăng nhanh số lượng đàn heo hướng nạc hóa và đàn bố giống lai Sind.

- Đàn heo tăng không ổn định, do ảnh hưởng của dịch heo tai xanh phát sinh ở một số tỉnh khác đã tác động đến tư tưởng, tinh thần người chăn nuôi trong tỉnh. Số lượng đàn heo đạt mức cao nhất vào năm 2005 là 53.500 con, năm 2006 là 87.041 con, năm 2008 giảm xuống 58,122 con và tăng trở lại lên 80.592 con năm 2009, năm 2010 là 87.650 con. tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005-2010 là 10,38%

- Đàn dê tăng từ 2.250 con năm 2005 lên 4.300 con năm 2009, năm 2010 là 2.500 con, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005-2010 là 14,87%.

- Đàn gia cầm: do ảnh hưởng của bệnh dịch, số lượng đàn đã giảm dần từ 645.360 con năm 2000 xuống còn 235.321 con năm 2006 và đang có xu hướng tăng trở lại, năm 2010 là 586.000 con.

Hiện trạng, cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện. Diện tích trồng cỏ chăn nuôi chưa được mở rộng, nguồn thức ăn và nước uống cho chăn nuôi còn gặp khó khăn. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong chăn nuôi tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, việc ưu tiên cơ sở vật chất, kĩ thuật, vốn cho ngành chăn nuôi của huyện bước đầu đã phát huy được tính hiệu quả, tốc độ tăng bình quân về số lượng cũng như sản phẩm chăn nuôi tăng qua các năm thể hiện định hướng phát triển tốt cho ngành chăn nuôi. Cần đẩy mạnh xây dựng các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và phòng ngừa dịch bệnh. Ngăn ngừa có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm mới phát sinh.

Bảng 14: Tình hình phát triển chăn nuôi Hạng mục ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng bq (%) I. Số lượng đàn 1. Trâu Con 948 1.298 1.304 1.272 1.336 1.350 107,33 2. Bò Con 7.929 9.128 10.401 11.291 13.762 14.200 112,36 3. Heo Con 53.500 84.041 73.712 58.122 80.592 87.650 110,38 4. Dê Con 2.250 2.500 3.000 2.960 4.300 4.500 114,87 5. Gia cầm Con 471.476 235.321 468.060 582.607 333.016 586.000 104,44

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w