Đặc điểm tự nhiên của huyện Đức Linh:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 37 - 43)

ĐẶC ĐIỂM HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên của huyện Đức Linh:

2.1.1.1.Vị trí địa lý:

Huyện Đức Linh có đường ranh giới tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và tỉnh Lâm Đồng thuộc Vùng Tây Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 534,91 km2. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Võ Xu, cách thành phố Hồ Chính Minh 200km về phía Nam, cách thành phố Phan Thiết 140km về phía Đông Nam. Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn và 11 xã.

Ranh giới hành chính nằm ở toạ độ địa lý từ 110 0’ 19” đến 110 22’ 48”

vĩ độ Bắc và từ 1070 23’ 53” đến 1070 39’ 48” kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng (huyện Đạ Huoai) - Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Tánh Linh - Phía Nam giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Phú và Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý là địa bàn có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, nằm giáp ranh với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Tây Nguyên. Huyện Đức Linh có điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp – công nghiệp – dịch vụ. Mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ mới, cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các trung tâm kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhất là trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bảng 1: Diện tích, dân số năm 2010

Số TT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) TỔNG SỐ 534,91 1 Thị trấn Võ Xu 27,650 2 Thị trấn Đức Tài 31,660 3 Xã Đa Kai 83,550 4 Xã Sùng Nhơn 51,152 5 Xã Mê Pu 59,816 6 Xã Nam Chính 28,320 7 Xã Đức Chính 21,750 8 Xã Đức Hạnh 43,855 9 Xã Đức Tín 29,500 10 Xã Vũ Hoà 22,750 11 Xã Tân Hà 63,230 12 Xã Đông Hà 36,170 13 Xã Trà Tân 35,509

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Linh năm 2010.

2.1.1.2. Khí hậu thời tiết:

Huyện Đức Linh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với những đặc trưng cơ bản phân chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hàng năm không có mùa đông giá rét.

Nhiệt độ không khí trung bình 26,080C , trong tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ trung bình lên tới 280C – 290C (cao nhất tuyệt đối 34 - 350C).

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.800mm, (riêng năm 2005 là 1.260mm), mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 1.255mm. Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.644 giờ. Hướng gió chính là gió Đông và Đông Bắc trùng với mùa khô, gió Tây và Tây Nam trùng với mùa mưa, tốc độ gió từ 2,5 – 5,6m/s.

Nhìn chung, các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển quanh năm, cho phép bố trí đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Đồng thời có nhiều thuận lợi trong việc thu hoạch, phơi sấy, bảo quản sản phẩm giảm tỷ lệ thất thoát.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, các thông số về khí hậu thời tiết cũng phản ảnh khó khăn lớn nhất là tình trạng khô hạn kéo dài, thiếu nước cho sản xuất và đời sống trong suốt mùa khô, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng vụ và tăng năng suất cây trồng. Nghiên cứu xây dựng hệ thống thuỷ lợi để giữ nước và cung cấp nước là nhiệm vụ đặt ra hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

2.1.1.3. Đất đai:

Huyện Đức Linh có tổng diện tích tự nhiên là 53.491,2 ha, địa hình, đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.Đất nông nghiệp chiếm diện tích 46.929 ha, chiếm khoảng 87,7% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, cho thấy vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện. Trên địa bàn huyện Đức Linh có 5 nhóm đất chính, phân bổ trên 3 dạng địa hình là miền núi, trung du và đồng bằng, gồm:

- Nhóm đất cát - Nhóm đất phù sa - Nhóm đất xám - Nhóm đất đỏ vàng

- Nhóm đất đen

2.1.1.4. Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt:

Huyện Đức Linh nằm trong vùng có lượng mưa cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh Bình Thuận. Do địa hình phức tạp nên đã hình thành nhiều sông suối tự nhiên, thuận lợi cho việc khai thác sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Sông La Ngà bắt nguồn từ miền cao nguyên Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, có chiều dài 272km, đoạn chảy qua huyện Đức Linh dài 70km, là một trong những con sông có nguồn nước dồi dào nhất trong tỉnh Bình Thuận (lưu lượng trung bình về mùa mưa là 65,2 – 190m3/s, lưu lượng mùa kiệt là 7,37m3/s).

Đồng thời còn có các suối phân bố trên nhiều địa bàn, bao gồm : suối Gia Huynh, suối Lăng Quăng, suối Ráp Răng, suối Lạnh, suối MêPuKlong Du, suối Cầu đỏ, suối Nách (ở Đức Hạnh), suối Cầu Chảy…Phần lớn các suối trên địa bàn Huyện đều ngắn và dốc nên thoát nước nhanh, gây ra lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. Trên địa bàn Huyện còn có hồ Trà Tân, diện tích 240 ha và khá nhiều ao bàu nhỏ có vai trò quan trọng trong việc tích trữ nước phục vụ cho sản xuất.

Nhìn chung, nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Đức Linh khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên , do địa hình phức tạp cộng với lượng mưa tập trung theo mùa nên việc xây dựng các công trình thủy lợi tích trữ nước và phân phối sử dụng nước đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư rất lớn cho các giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Nguồn nước ngầm:

Theo kết quả khảo sát và đánh giá của chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, đồng thời qua thực tế khai thác sử dụng của nhân dân trong Huyện, Nguồn nước ngầm trên địa bàn Huyện có trữ lượng

khá, chất lượng nước tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu khai thác và xử lý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghệp.

Đầu tư xây dựng các trạm cấp nước quy mô nhỏ, khai thác và xử lý nguồn nước ngầm phục vụ cho các khu dân cư ở xa nguồn nước mặt là rất cần thiết. Cần có sự hỗ trợ tích cực của các ngành, các cấp ở tỉnh và trung ương trong việc giải quyết nhu cầu nước sạch.

2.1.1.5. Tài nguyên rừng:

Năm 2010, huyện Đức Linh có diện tích đất lâm nghiệp là 5.460 ha, chiếm 10,21% so diện tích tự nhiên. Trong đó, rừng sản xuất là 3.069 ha, rừng phòng hộ là 2.390 ha (trên địa bàn huyện không có rừng đặc dụng). Công tác quản lý , bảo vệ rừng, trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán được quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt. Phần lớn diện tích rừng đã được giao khoán quản lý bảo vệ.

2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên địa bàn huyện Đức Linh có các loại khoáng sản chủ yếu bao gồm : đá xây dựng, đá Carbonat, cát xây dựng, sỏi đỏ, sét làm gạch ngói, than bùn ở vũng bàu Núi (Đa Kai) và vùng bàu Sinh (Vũ Hoà), wonfram ở MêPu, nước khoáng ở xã Đa Kai,…

Tài nguyên khoáng sản của Huyện Đức Linh có vai trò rất quan trọng đối với phát triển của các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, đã đáp ứng phần quan trọng nhu cầu tại địa phương. Năm 2010, công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất các sản phẩm công nghiệp đã đạt khối lượng như sau: đá xây dựng các loại 101.000m3, khai thác cát sỏi 504.000m3, sản xuất gạch nung từ khoáng sản sét 247 triệu viên, nước khoáng 2,5 triệu lít.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 37 - 43)