Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Đức Linh:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 43 - 47)

ĐẶC ĐIỂM HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Đức Linh:

2.1.2.1. Dân số và lao động:

Năm 2010, huyện Đức Linh có quy mô dân số trung bình là 127.756 người, chiếm 10,86% so dân số trung bình của tỉnh Bình Thuận (là huyện có quy mô dân số lớn thứ 3 trong số 8 huyện, sau huyện Hàm Thuận Bắc và Tuy Phong). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn ở mức cao, năm 2010 là 1,36%. Trong những năm qua, dân số trên địa bàn huyện Đức Linh có mức giảm cơ học khá lớn, bình quân hàng năm giảm khoảng 0,46%, chủ yếu do chuyến đi lao động tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dân số thành thị (thị trấn Võ Xu và Đức Tài) là 34.870 người, chiếm 27,3% dân số toàn Huyện, dân số nông thôn (của 11 xã) là 92.886 người, chiến 72,7% dân số toàn Huyện.

2.1.2.2. Đặc điểm phát triển các ngành kinh tế của huyện:

- Trong những năm qua, huyện Đức Linh đã quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thừ XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đức Linh lần thứ IX ( nhiệm kỳ 2005-2010). Trong đó kiện có nhiều khó khăn, nhất là các yếu tố khí hậu thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản không ổn định, giá cả chưa hợp lý, khả năng huy động các nguồn nội lực trong dân cư còn rất hạn chế, nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vẫn chủ ý dựa vào ngân sách cấp trên, trong khi nhu cầu vốn đầu tư đang đặt ra rất lớn và xúc, ngoài khả năng của Huyện.

- Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành và sự nổ lực của toàn dân. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu về phát triển Kinh tế - xã hội đã được ở mức khá, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Tổng giá trị gia tăng (VA) của Huyện năm 2010 đạt 650,2 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994)

Tổng giác trị gia tăng chia theo các nhóm ngành như sau:

+ Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 315,2 tỷ đồng năm 2010. + Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng đạt 152,0 tỷ đồng năm 2010. + Nhóm ngành dịch vụ đạt 183 tỷ đồng năm 2010.

- Tổng giá trị gia tăng của Huyện (theo giá thực tế) đạt 2.020 tỷ đồng năm 2010. Trong đó:

+ Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 940 tỷ đồng năm 2010. + Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng đạt 476 tỷ đồng năm 2010. + Nhóm ngành dịch vụ đạt 604 tỷ đồng năm 2010.

- Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 15.712.000 đồng năm 2010 (theo giá thực tế)

- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2010 là 672 tỷ đồng , chiếm 33,3% so tổng giá trị gia tăng.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,38% năm 2010.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 16,4% năm 2010.  Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Huyện Đức Linh tuy chưa được quy hoạch xây dựng khu công nghiệp qui mô lớn, nhưng huyện đã tích cực chỉ đạo và triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp. Đến năm 2010, đã hình thành được 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích 225 ha (tương đương với diện tích của một khu công nghiệp có qui mô thuộc loại trung bình) bao gồm: cụm công nghiệp Mêpu 55ha; cụm công nghiệp Vũ Hoà 71 ha; cụm công nghiệp Sùng Nhơn 30 ha; cụm công nghiệp Võ Xu 20 ha, cụm công nghiệp Đức Chính 19 ha; cụm công nghiệp Đức Hạnh 30ha.

Trong điều kiện có nhiều khó khăn về nguồn vốn, nhưng việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp đã được quan tâm đúng mức. Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp đến năm 2010 đạt trên 12 tỷ đồng (trong đó vốn Ngân sách nhà nước chiếm 70% còn lại Huy động từ các nguồn khác).

Các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện là: khai thác đá, cát sỏi xây dựng, gạch nung, chế biến mủ cao su, tinh bột khoai mỳ, hạt điều nhân, xay xát gạo, ngô, nước đá cây, may mặc, công cụ lao động, phân vi sinh ...

- Đến năm 2010, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công có 1.094 cơ sở, trong đó đã thu hút 107 cơ sở sản xuất công nghiệp vào các cụm công nghiệp, hầu hết các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp đã chú trọng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổng số lao động ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có 5.860 người, chiếm 8,5% so tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội. Phần lớn lao động trong ngành công nghiệp của huyện chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, năng suất lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn thấp, có nhiều lao động làm nông nghiệp kiêm sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Giá trị sản xuất công nghiêp và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 108 tỷ đồng năm 2005 lên 185 tỷ đồng năm 2010 (theo giá so sánh 1994) tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005-2010 là 11,37%. Tỷ trọng giá trị gia tăng (giá thực tế) của ngành công nghiệp trong cơ cấu tổng giá trị gia tăng của huyện năm 2010 đạt 15,3% (tính chung cả công nghiệp và xây dựng là 23,2%).

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm Công nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ đặt ra hết sức quan

trọng cho cả giai đoạn trước mắt và lâu dài. Nhằm thu hút dự án đầu tư vào cụm công nghiệp, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế cà chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.

Bảng 2 : Hiện trạng sản xuất ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp . STT CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng bq (%) 1 GTSX công nghiệp, TTCN (Giá so sánh 1994) Tỷ đồng 108 101,9 118,6 139,3 163,4 185 111,37

- Công nghiệp khai thác Tỷ đồng 2,5 2,8 3,2 3,6 3,9 4,5 112,47- Công nghiệp chế biến Tỷ đồng 95,1 87,0 101,2 118,1 139,6 158 110,69 - Công nghiệp chế biến Tỷ đồng 95,1 87,0 101,2 118,1 139,6 158 110,69 - Sản xuất và phân phối nước Tỷ đồng 10,4 12,1 14,2 17,6 19,9 22,5 116,69

2 Số cơ sở sản xuất Cơ sở 725 816 887 1.032 1.094 1.170 110,04

- Công nghiệp khai thác Cơ sở 4 5 5 5 5 7 111,84- Công nghiệp chế biến Cơ sở 719 809 880 1024 1086 1.158 110

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w