Những mặt tích cực:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 86 - 88)

II. Sản phẩm chăn nuô

5. Cơ cấu sử dụng lao động

3.2.1. Những mặt tích cực:

Nhìn chung, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tại huyện đạt được những thành công nhất định:

Từ một huyện nông nghiệp miền núi hầu như độc canh về lâm nghiệp, khai thác và chế biến các sản phẩm lâm nghiệp, qua hơn 6 năm cơ cấu KTNN đã từng bước chuyển dịch theo hướng đa canh.

Cơ cấu KTNN của huyện đã vận động theo hướng tăng tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi, giá trị của cả trồng trọt và chăn nuôi đều tăng không ngừng qua các năm. Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển

dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp giảm tương đối trong cơ cấu giá trị sản xuất chung toàn huyện, cụ thể năm 2005 chiếm 51,5% đến năm 2010 còn 46,6%.

- Tỷ trọng các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đã có thay đổi theo hướng CNH, HĐH tăng tỷ trọng chăn nuôi, thành lập các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, như vùng chuyên canh cây cao su, điều, lúa, chủ động nguồn nước tưới, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực,

- Một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực khác như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

- Cơ cấu sản xuất lĩnh vực trồng trọt có thay đổi theo hướng tạo vùng chuyên canh tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương.

- Cơ cấu sản xuất lĩnh vực chăn nuôi thay đổi theo hướng tăng giá trị chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp tăng về tổng số vốn, đồng thời tập trung cho cải thiện điều kiện giao thông, thủy lợi, hệ thống năng lượng.

- Cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất từ thành phần kinh tế cá thể, giảm thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế trang trại phát triển mạnh.

- Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác tăng mạnh. - Thu nhập và đời sống nông dân được cải thiện khá rõ.

- Đã thực hiện một số chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nông thôn.

Thành công của quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp không chỉ đối với ngành sản xuất nông nghiệp mà còn tác động vào một số chỉ tiêu kinh

tế - xã hội khác của huyện. Đối với sản xuất nông nghiệp: diện tích đất cho nông nghiệp giảm, lao động sử dụng trong sản xuất nông nghiệp giảm, song giá trị sản phẩm của ngành sản xuất nông nghiệp tăng, đạt tốc độ phát triển bình quân 10,5%/năm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông Nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong Nông Nghiệp trên địa bàn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w