Định hướng chung của ngành

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy chế biến chè từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH phát triển thương mại MH (Trang 29)

Ngành chè Việt Nam có bề dày hơn 50 năm. Cả nước có 650 doanh nghiệp sản xuất. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới cả về sản lượng và xuất khẩu, sau Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Kendia và ngang bằng với Indonesia. Năm 2009, Việt Nam sản xuất 160.000 tấn chè, trong đó xuất khẩu 130.000 tấn, đến hơn 100 quốc gia như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan… Mặc dù sản lượng tăng hàng năm, tỷ lệ xuất khẩu cao nhưng xuất khẩu dưới dạng thô chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2010, Hiệp hội chè Việt Nam đặt mục tiêu tăng khối lượng chè sang thị trường châu Âu lên 40.000 tấn và đến năm 2015, sẽ có khoảng 50% chè Việt sẽ xuất khẩu sang thị trường này. Để đạt mục tiêu này, “cần nhiều biện pháp tổng thể để giải quyết những tồn tại của ngành chè”- ông Đoàn Anh Tuân xác định. Cùng với việc nghiên cứu trình Chính phủ các chế tài giám sát, quản lý ngành, Hiệp hội Chè Việt Nam đang nhanh chóng hoàn tất, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chiến lược phát triển ngành chè đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

Nhu cầu về sản phẩm chè ở trong và ngoài nước ngày càng gia tăng nhiều hơn, và việc nhập khẩu máy móc chế biến chè đang có xu hướng gia tăng. Tuy cũng có một số các công ty tự liên hệ về việc nhập khẩu máy chế biến từ thị trường nước ngoài nhưng cũng gặp phải các khó khăn do không thông thạo thị trường nước ngoài. Chính vì vậy tạo điều kiện cho các công ty trung gian thương mại có cơ hội cung cấp các sản phẩm của mình với giá cả cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm máy chế biến chè từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH phát triển thương mại MH (Trang 29)

w