1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai

99 602 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững; Đánh giá được thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai giai đoạn 2006 2011; Đề xuất được giải pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả tính toán nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai côngbố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Đồng Nai, ngày 24 tháng 10 năm 2012

Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Thành

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Được sự quan tâm hướng dẫn của Thầy giáo - PGS TS Nguyễn VănTuấn, sự quan tâm tạo điều kiện của Văn phòng Ủy ban nhân dân, Sở Khoahọc - Công nghệ, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Cục Thống kê

tỉnh Đồng Nai, tác giả đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Giải phápgóp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theohướng bền vững ở Đồng Nai”

Tác giả trân trọng cảm ơn Thầy giáo - PGS TS Nguyễn Văn Tuấn cùngquý cơ quan đã hướng dẫn, tạo điều kiện để tác giả nghiên cứu và hoàn thànhluận văn tốt nghiệp này.

Nhân dịp này, tác giả cũng trân trọng cảm ơn những cơ quan, quý vị đãcó những nghiên cứu công phu mà tác giả được tiếp thu trong quá trìnhnghiên cứu đề tài này.

Đồng Nai, ngày 24 tháng 10 năm 2012

Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Thành

Trang 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN

DỊCH CCKT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG41.1 Cơ sở lý luận về chuyển dịch CCKT theo hướng bền vững 4

1.1.2 Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng bền vững 4

1.1.2.1 Vấn đề bền vững trong chuyển dịch CCKT nông nghiệp 4

1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT nông nghiệp

1.2 Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông nghiệp của một sốnước, vùng lãnh thổ trên thế giới và ở Việt Nam15

1.2.1.5 Một số bài học rút ra đối với Việt Nam 20

1.2.2 Thực tiễn chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở việt Nam 21

1.2.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển dịch

Trang 4

CCKT và CCKT nông nghiệp 21

1.2.2.2 Thực tiễn chuyển dịch CCKT nông nghiệp của Việt Nam 26

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TỈNH ĐỒNG NAI

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU30

2.1.2.4 Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật 36

2.1.2.5 Tiềm năng, lợi thế và thách thức phát triển kinh tế 39

2.1.2.6 Tiềm năng, lợi thế và thách thức phát triển kinh tế nôngnghiệp

2.2.3 Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 43

2.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng và phát triển kinh tế 43

2.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của các ngành, vùng và

2.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh NSĐĐ và NSLĐ nông nghiệp 47

3.1 Thực trạng chuyển dịch CCKT chung ở Đồng Nai48

3.1.1 Chủ trương của tỉnh về chuyển dịch CCKT 48

3.1.2 Thực tiễn chuyển dịch cơ cấu chung ở Đồng Nai 483.2 Thực trạng chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở Đồng Nai50

3.2.1 Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo ngành 50

3.3 Tính bền vững trong chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở ĐồngNai

69

Trang 5

3.3.2 Bền vững về xã hội 73

3.4 Đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch CCKT nông nghiệp

3.5 Các giải pháp đề xuất về vấn đề nghiên cứu78

3.5.1 Tiếp tục nâng cao nhận thức về sự cần thiết khách quan trong

đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng bền vững 78

3.5.2 Đổi mới và hoàn thiện công tác quy hoạch nhằm khai tháctiềm năng, thế mạnh của ngành, vùng và TPKT, bảo đảm cho KTNN

3.5.5 Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lývững chắc bảo đảm cho quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp

Trang 6

TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quânTĐTT Tốc độ tăng trưởng

TĐTTBQ Tốc độ tăng trưởng bình quânTPKT Thành phần kinh tế

TTKT Tăng trưởng kinh tế

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNGSố hiệu

1.1 Quy mô và cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sảntheo giá thực tế phân theo ngành hoạt động

261.2 Quy mô và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Việt Nam

theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động

271.3 Quy mô và cơ cấu GTSX lâm nghiệp theo giá thực tế

phân theo ngành hoạt động

281.4 Quy mô và cơ cấu GTSX thủy sản theo giá thực tế phân

theo ngành hoạt động

292.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Nai năm 2011 323.1 Quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá

thực tế phân theo ngành kinh tế ở Đồng Nai

493.2 Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế phân

theo TPKT ở Đồng Nai

503.3 Quy mô và cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản

theo giá cố định năm 1994 phân theo ngành hoạt động

513.4 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX nông nghiệp

theo giá cố định 1994 phân theo ngành hoạt động

533.5 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành trồng

trọt theo giá cố định 1994 phân theo nhóm cây trồng 553.6 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành chăn

nuôi theo giá cố định 1994 phân theo nhóm vật nuôi vàsản phẩm

573.7 Quy mô, tốc tộ tăng trưởng và cơ cấu GTSX lâm nghiệp

theo giá cố định 1994 phân theo ngành hoạt động

613.8 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX ngành thủy

sản theo giá cố định 1994 phân theo ngành hoạt động

623.9 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX nông nghiệp

theo giá cố định 1994 phân theo vùng kinh tế

653.10 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX nông nghiệp

theo giá cố định 1994 phân theo TPKT

68

Trang 8

3.11 NSĐĐ và NSLĐ nông nghiệp 713.12 Tốc độ tăng trưởng giá trị hàng hóa nông, lâm nghiệp và

thủy sản xuất khẩu

723.13 Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư nông thôn ở Đồng

DANH MỤC CÁC HÌNHSố hiệu

3.1 GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá cố định năm1994 giai đoạn 2006-2011

523.2 Cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá CĐ

94 phân theo ngành

523.3 GTSX nông nghiệp theo giá cố định năm 1994 giai đoạn

543.4 Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo giá CĐ 94 phân theo

543.5 GTSX nông nghiệp theo giá cố định năm 1994 giai đoạn

663.6 Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo giá cố định năm 1994

phân theo vùng năm 2006

663.7 GTSX nông nghiệp theo giá cố định năm 1994 của các

TPKT giai đoạn 2006-2011

69

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

1- Tính cấp thiết của đề tài

Đối với Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng, nông nghiệp đóngvai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, do đó phát triển kinh tế nôngnghiệp theo hướng bền vững lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững là yêucầu khách quan trong phát triển kinh tế nông nghiệp Thực hiện đường lối đổimới kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, cơ cấu kinh tế nông nghiệpĐồng Nai đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Những kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một mắt khâu cựckỳ quan trọng đưa đến thành tựu trong tăng trưởng kinh tế nông nghiệp liêntục và dài hạn của Đồng Nai, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tếnông nghiệp theo hướng bền vững.

Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướngbền ở Đồng Nai vẫn còn có những bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng vàlợi thế hơn hẳn nhiều tỉnh khác trong vùng Đông Nam Bộ về vị trí địa lý nhưnằm trong khu vực nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thốnggiao thông bộ và cảng phát triển, đặc biệt là tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh, nênhết sức thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, tiếp nhậntiến bộ khoa học - công nghệ và đầu tư cho phát triển nông nghiệp với tốc độtăng trưởng cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững.

Những bất cập của cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đồng Nai đã và đangđặt ra nhiệm vụ cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc cả về lý luận và thực tiễnvề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Naitrong giai những năm tiếp theo.

Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề này, học viên chọn đề

tài:“Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

Trang 10

nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

Mục tiêu của luận văn là góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai.

2- Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp ở Đồng Nai.

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài- Phạm vi về nội dung:

Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền ởĐồng Nai

Nội dung chuyển dịch CCKT nông nghiệp bao gồm:

+ Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo ngành hoạt động Trong ngànhnông nghiệp (nghĩa rộng) bao gồm: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịchvụ nông nghiệp), lâm nghiệp (trồng và nuôi rừng, khai thác lâm sản, dịch vụ

Trang 11

và các hoạt động khác) và thủy sản (khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thủy sảnkhác).

+ Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo TPKT Trong SXNN, cơ cấucác TPKT gồm có: khu vực kinh tế trong nước (quốc doanh; ngoài quốcdoanh, trong đó có cá thể) và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN

+ Chuyển dịch CCKT theo vùng Vùng là địa bàn lãnh thổ, với nhữngđặc trưng riêng có về điều kiện tự nhiên, KT - XH, truyền thống - lịch sử, vănhóa

Ngoài ra, còn có các cơ cấu khác như: cơ cấu tái sản xuất (sản xuất,phân phối, trao đổi và tiêu dùng), cơ cấu về quy mô (lớn, vừa và nhỏ), cơ cấuvề trình độ (thủ công, cơ khí, hiện đại), cơ cấu về nguồn lực, cơ cấu về sảnphẩm,

Luận văn này chỉ tập trung nguyên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và vùng kinh tế ở Đồng Nai.

Thời gian cho định hướng và giải pháp: những năm tiếp theo

4 Nội dung nghiên cứu

- Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo hướng bền vững;

- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bềnvững ở Đồng Nai 6 năm (2006 – 2011);

- Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT nôngnghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai.

Trang 12

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CCKTNÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

1.1 Cơ sở lý luận về chuyển dịch CCKT theo hướng bền vững

1.1.1 Chuyển dịch CCKT nông nghiệp

Xét về mặt vật chất - kỹ thuật: CCKT bao gồm nhiều ngành và lĩnhvực, nhiều vùng, nhiều TPKT với quy mô, tỷ trọng, trình độ kỹ thuật - côngnghệ, nhất định.

Xét về tính lịch sử - cụ thể: CCKT mang tính lịch sử - cụ thể Trongmỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế, tất yếu có CCKT tương ứng CCKTluôn bị lạc hậu tương đối cùng với quá trình phát triển của nền văn minh nhânloại [12].

1.1.1.2 Chuyển dịch CCKT nông nghiệp

- Khái niệm chuyển dịch CCKT nông nghiệp

Chuyển dịch CCKT nông nghiệp là sự biến đổi CCKT nông nghiệp từtrạng thái này sang trạng thái khác trong một thời kỳ nhất định trên cơ sở phùhợp với điều kiện khách quan và chủ quan, bảo đảm cho kinh tế nông nghiệpphát triển.

Trang 13

Như vậy, chuyển dịch CCKT nông nghiệp hàm nghĩa là sự biến đổiCCKT nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định một cách có hướng đích và bịchi phối bởi nhân tố chủ quan - năng lực nhận thức của con người, chi phốimục tiêu, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp

- Nội dung chuyển dịch CCKT nông nghiệp

Nội dung chuyển dịch CCKT nông nghiệp bao gồm:

+ Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo ngành hoạt động Trong ngànhnông nghiệp (nghĩa rộng) bao gồm: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịchvụ nông nghiệp), lâm nghiệp (trồng và nuôi rừng, khai thác lâm sản, dịch vụvà các hoạt động khác) và thủy sản (khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thủy sảnkhác).

+ Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo TPKT Trong SXNN, cơ cấucác TPKT gồm có: khu vực kinh tế trong nước (quốc doanh; ngoài quốcdoanh, trong đó có cá thể) và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN

+ Chuyển dịch CCKT theo vùng Vùng là địa bàn lãnh thổ, với nhữngđặc trưng riêng có về điều kiện tự nhiên, KT - XH, truyền thống - lịch sử, vănhóa

Ngoài ra, còn có các cơ cấu khác như: cơ cấu tái sản xuất (sản xuất,phân phối, trao đổi và tiêu dùng), cơ cấu về quy mô (lớn, vừa và nhỏ), cơ cấuvề trình độ (thủ công, cơ khí, hiện đại), cơ cấu về nguồn lực, cơ cấu về sảnphẩm,

1.1.2 Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng bền vững

1.1.2.1 Vấn đề bền vững trong chuyển dịch CCKT nông nghiệp

- Khái niệm chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV+ Khái niệm PTBV:

Khái niệm PTBV xuất hiện lần đầu tiên trên diễn đàn thế giới vào năm1987 Trong bản Báo cáo về chiến lược bảo tồn thế giới Hiệp hội Bảo tồn

Trang 14

thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã đưa ra quan niệm:Phát triền bền vững là sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới pháttriển kinh tế mà còn phải những nhu cầu tất yếu của xã hội, sự tác động đếnmôi trường sinh thái.

Quan niệm về PTBV trên đây còn rất giản đơn và mới xem xét ở khíacạnh môi trường sinh thái.

Năm 1987, trong Báo cáo Tương lai của chúng ta, Hội đồng thế giới vềmôi trường và phát triển (WCED) của Liên Hợp quốc đưa ra định nghĩa

PTBV như sau: PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầuhiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệmai sau.

Định nghĩa trên có nội hàm rộng lớn, mang tính định hướng và dẫn dắtnhận thức của cộng đồng thế giới

Năm 1992, tại Rio de janneiro, Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về môitrường và phát triển tiếp tục quán triệt tư tưởng PTBV năm 1987 của Liênhợp quốc.

Năm 2002, tại Johannesburg - Cộng hòa Nam Phi, Hội nghị Thượngđỉnh thế giới về PTBV đã quán triệt, tổng kết và đánh giá lại 10 năm thựchiện Chương trình Nghị sự PTBV toàn cầu, trên cơ sở đó bổ sung và hoànchỉnh khái niệm về PTBV:

PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòagiữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội vàBVMT nhằm đáp ứng yêu cầu và đời sống con người trong hiện đại, nhưngkhông làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Khái niệm trên đây là bước phát triển mới, cụ thể hóa nội hàm củaPTBV, đó là:

Thứ nhất, PTBV về kinh tế.

Trang 15

PTBV về kinh tế là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, thể hiện ởquá trình TTKT cao, ổn định và sự thay đổi về chất của nền kinh tế, gắn vớiquá trình tăng NSLĐ, quá trình chuyển dịch CCKT, xã hội và BVMT theohướng tiến bộ.

Hạt nhân của PTBV về kinh tế đó là TTKT phải đạt ở mức cao, liên tụcvà ổn định trong nhiều năm; TTKT có chất lượng, tăng NSLĐ dựa trên nềntảng của khoa học - công nghệ (tri thức).

TTKT luôn gắn với chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại trên cơ sởphát huy tối đa năng lực nội sinh của nền kinh tế Năng lực nội sinh của nềnkinh tế, hay rộng lớn hơn, năng lực nội sinh của quốc gia là năng lực bêntrong của quốc gia đó, thể hiện trước hết ở năng lực huy động, khai thác và sửdụng hiệu quả nguồn nhân lực; khả năng sáng tạo và ứng dụng, triển khaikhoa học công nghệ (R&D); sự trưởng thành của hệ thống tài chính và nănglực tích lũy vốn; mức độ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ;năng lực kiểm tra, giám sát và quản lý nền kinh tế của cộng đồng dân cư.Đồng thời, PTBV về kinh tế không thể tách rời quá trình BVMT đất, nước,không khí,

Thứ hai, PTBV về xã hội.

PTBV về xã hội là quá trình phát triển đạt được kết quả ngày càng caotrong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡngvà chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, mọi người đều có cơ hội đượchọc hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo, nâng cao trình độ vănminh về đời sống vật chất, tinh thần cho mọi thành viên xã hội, tạo được sựđồng thuận và tích cực xã hội ngày càng cao.

PTBV về mặt xã hội được thể hiện trên phạm vi rộng, không chỉ ởnhững vấn đề rất cụ thể, như: bảo đảm chế độ dinh dưỡng, chất lượng chămsóc sức khỏe toàn dân; tạo lập những cơ hội để mọi người dân được học hành,

Trang 16

có việc làm đầy đủ mà còn thể hiện ở những vấn đề thuộc thượng tầng kiếntrúc của xã hội, như: nâng cao trình độ văn minh trên lĩnh vực tinh thần, sựđồng thuận và tích cực của xã hội Do đó, TTKT - điều kiện cần, quan trọngnhất - tạo ra của cải vật chất cho xã hội, bảo đảm thực hiện công bằng xã hộiphải hướng đến:

TTKT phải đi đôi với giải quyết việc làm nhằm tạo ra và không ngừnglàm gia tăng thu nhập cho người lao động; tạo động lực để phát triển cũngnhư ngăn chặn và bài trừ những tiêu cực này sinh do thất nghiệp, thiếu việclàm trong xã hội.

TTKT phải gắn với thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững; giúp đỡvà tạo ra cơ hội cho những người lao động bị yếu thế trong việc tiếp cận vớicác nguồn lực của xã hội Trên cơ sở đó tạo ra mặt bằng phát triển chung choxã hội, tạo động lực phát triển ngay trong quá trình thực hiện chiến lược xóađói, giảm nghèo.

TTKT phải gắn với bảo đảm ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộcsống của dân cư Trên cơ sở đó tạo ra sự đồng thuận, tính tích cực cho cộngđồng dân cư.

Thứ ba, PTBV về môi trường.

PTBV về môi trường là quá trình phát triển dựa trên nền tảng huy động,khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiênnhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và phục hồi, kiểm soát ô nhiễm môitrường nhằm cải thiện chất lượng và giữ gìn môi trường thiên nhiên.

PTBV về môi trường luôn gắn với chiến lược TTKT có chất lượng, bảođảm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài nguyênthiên nhiên Đồng thời, TTKT cao nhưng không gây ra ô nhiễm môi trường,làm suy thoái và hủy hoại môi trường; TTKT gắn với nuôi dưỡng và cải thiệnchất lượng môi trường sống.

Trang 17

Như vậy, khái niệm PTBV có nội dung rộng lớn và phong phú - khôngchỉ hàm nghĩa phát triển kinh tế bền vững mà còn bao hàm nội dung phát triểnxã hội bền vững; gắn kết chặt chẽ với BVMT sinh thái Mặc dù trong mỗi nộidung có những thành tố riêng nhưng chúng luôn thống nhất biện chứng vàhữu cơ với nhau hình thành khái niệm:“PTBV” Việc quán triệt và nhận thứcđúng đắn, rõ ràng nội hàm của khái niệm:“PTBV” sẽ cho phương pháp luậntốt khi thực hiện tái cấu trúc hay chuyển dịch CCKT, nhất là chuyển dịchCCKT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với điều kiện mới, hoàn cảnhmới hiện nay.

+ Khái niệm chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV

Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV là sự biến đổi CCKT từ trạngthái phát triển chưa bền vững sang trạng thái PTBV về kinh tế, xã hội vàBVMT sinh thái.

Từ nội hàm của khái niệm: Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV cóthể rút ra những nhận xét cơ bản sau:

Một là, chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV là xu hướng tất yếu diễn

ra trong suốt quá trình phát triển văn minh nhân loại, không phân biệt chế độchính trị - xã hội.

Hai là, chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV có nội hàm rộng lớn và

bao quát cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, cụ thể là:

Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV về kinh tế nghĩa là sự biến đổiCCKT dựa trên nền tảng khai thác, huy động và phát huy hiệu quả các nguồnlực vật chất, phi vật chất, bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn địnhvà liên tục trong dài hạn.

Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV về xã hội nghĩa là sự biến đổiCCKT không những thúc đẩy TTKT với chất lượng cao mà còn phải kết hợpchặt chẽ, hài hòa với việc tạo việc làm, có giá trị gia tăng cao ở nhiều ngành,

Trang 18

nhiều lĩnh vực; thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở nhiều vùng; tạo nên tính tíchcực và đồng thuận của xã hội trong việc sử dụng các nguồn lực vật chất, phivật chất ngay trong quá trình TTKT; bảo đảm vật chất cho xây dựng một xãhội dân chủ, công bằng, văn minh.

Chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV về môi trường nghĩa là sự biếnđổi CCKT hướng đến mục tiêu thúc đẩy TTKT, phát triển xã hội gắn kết chặtchẽ với BVMT sinh thái Trong đó, trước hết là việc sử dụng tiết kiệm, hiệuquả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn đất, nước, không khí,

Ba là, CCKT nói chung, chuyển dịch CCKT nói riêng theo hướng

PTBV không phải là bất biến mà mang tính lịch sử - cụ thể, tất yếu bị lạc hậutương đối trong quá trình phát triển Vì vậy, trong mỗi bước tiến của nền kinhtế, hay rộng lớn hơn - nền văn minh nhân loại, luôn diễn ra quá trình chuyểndịch CCKT hay tái cấu trúc lại nền kinh tế cho phù hợp với tiến trình pháttriển.

Tóm lại, chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV là sự biến đổi CCKTnhằm đạt mục tiêu kép: chuyển dịch CCKT thúc đẩy TTKT có chất lượng gắnkết chặt chẽ, hợp lý, hài hòa với phát triển xã hội và BVMT sinh thái Chuyểndịch CCKT theo hướng PTBV không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà quantrọng hơn là vấn đề chính trị - xã hội và môi trường sinh thái Chuyển dịchCCKT mang tính lịch sử - cụ thể, sẽ bị lạc hậu tương đối trong tiến trình pháttriển văn minh nhân loại [12].

Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng PTBV - yêu cầu kháchquan trong phát triển KTNN:

Ngày nay, chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng PTBV là yêu cầukhách quan trong phát triển KTNN, xuất phát từ những căn cứ khoa học sauđây:

Trang 19

- Cơ cấu KTNN có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩyKTNN PTBV cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Cơ cấu KTNN là xương sống hay trụ cột của KTNN, là lăng kínhphản chiếu trình độ, năng lực phát triển SXNN.

+ Cơ cấu KTNN nông nghiệp hợp lý và chuyển dịch theo hướng hiệnđại sẽ phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng TPKT trongSXNN.

- Cơ cấu KTNN luôn có xu thế lạc hậu tương đối, đòi hỏi phải đẩymạnh chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng hiện đại và PTBV:

Cơ cấu KTNN luôn vận động và biến đổi , thông qua sự vận động, biếnđổi đó có thể khai thác ngày càng tốt hơn các nguồn lực, phục vụ mục tiêutăng trưởng KTNN, phát triển xã hội.

- Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu phải chuyểndịch cơ cấu KTNN theo hướng PTBV:

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, về thực chất đó là quá trìnhdi chuyển các nguồn lực (vật chất và phi vật chất), là quá trình phân công lạilao động thế giới

Trong quá trình đó, những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, có chiếnlược phát triển tốt sẽ tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, thulại lợi ích to lớn và ngược lại, những quốc gia tiềm lực kinh tế hạn chế, nănglực cạnh tranh thấp sẽ bị thua thiệt Tuy nhiên, bất cứ một quốc gia nào cũngcó lợi thế so sánh khác biệt, nếu biết tổ chức, cấu trúc các nguồn lực vào cácngành, các vùng, lãnh thổ tốt sẽ gia tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh PTKT.Mặt khác, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế luôn gắn kết vàlôi cuốn các quốc gia, dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau, cùng sống trongngôi nhà chung của thế giới Sự phát triển thiếu bền vững về KT - XH và môitrường ở một quốc gia, khu vực có ảnh hưởng mang tính chất dây chuyền, lan

Trang 20

tỏa toàn thế giới Bởi vậy, chuyển dịch CCKT nói chung và chuyển dịch cơcấu KTNN nói riêng theo hướng PTBV cả về kinh tế, xã hội và BVMT sinhthái là một tất yếu khách quan [12].

1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT nông nghiệp theohướng bền vững

- Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tếnông nghiệp của một quốc gia, địa phương

+ Chiến lược phát triển KTNN nông nghiệp đóng vai trò quan trọngtrong tiến trình phát triển KTNN.

Chiến lược phát triển KTNN được xác định ở tầm dài hạn và trunghạn Thông qua chiến lược đó, xác định đường hướng, lộ trình thực hiệnchuyển dịch CCKT tế nông nghiệp Xây dựng chiến lược phát triển KTNNđúng đắn sẽ tạo ra bước phát triển vượt bậc trong kinh tế nông nghiệp.

Năng lực xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp củamột quốc gia thể hiện nhiều mặt, trong đó bao quát nhất là năng lực quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp trong từng giai đoạn lịch sử cụthể; năng lực khai thác các nguồn lực; năng lực tổ chức và động viên các chủthể kinh tế cùng chung mục đích là tạo lập một nền kinh tế có năng suất cao,chất lượng tốt; bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; giữ gìn, BVMT sinhthái.

+ Cơ cấu KTNN chính là sự thu nhỏ của chiến lược phát triển nôngnghiệp Cơ cấu KTNN chuyển dịch theo hướng PTBV khi và chỉ khi tuân thủvà thực hiện tốt chiến lược phát triển KTNN đã được hoạch định.

+ Cơ cấu KTNN chuyển dịch theo hướng PTBV hàm chứa trong quátrình phát triển các ngành kinh tế hiện đại; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế củacác vùng Đồng thời, phát huy sức mạnh của tất cả các TPKT, với những đa

Trang 21

dạng trong quan hệ sở hữu nhằm tới mục tiêu chung là nâng cao tiềm lực, sứcmạnh của KTNN,

- Khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực:

Các nguồn lực tập trung cho chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướngphát triển là khá đa dạng và phong phú: nguồn lực trong nước và nguồn lựcngoài nước.

Nguồn lực trong nước bao gồm nguồn lực vật chất (đất đai, vốn, khoahọc - công nghệ và lao động) và nguồn lực phi vật chất.

Các nguồn lực vật chất đóng vai trò quan trọng, trực tiếp trong chuyểndịch cơ cấu KTNN theo hướng PTBV Thông qua việc khai thác các tiềmnăng, lợi thế động của điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, khoa học - công nghệ,lao động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên thực tiễn mà quá trìnhchuyển dịch cơ cấu KTNN dần được thực hiện Trong quá trình chuyển dịchcơ cấu KTNN, nguồn lực vật chất là phương tiện trực tiếp, không thể thiếu đểthực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng PTBV Bên cạnhđó, nguồn lực phi vật chất hỗ trợ thúc đẩy và bảo đảm cho quá trình chuyểndịch cơ cấu KTNN hiệu quả và bền vững.

- Sự hoàn thiện cơ chế chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước địnhhướng chuyển dịch CCKT theo hướng bền vững

Cơ chế chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước thúc đẩy chuyển dịchcơ cấu KTNN theo hướng PTBV là một hệ chính sách, trong đó, quan trọngnhất là các chính sách:

+ Chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển KTNN theo ngành, vùngvà TPKT.

+ Chính sách đất đai.

+ Chính sách tài chính - tín dụng.

+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Trang 22

+ Chính sách phát triển khoa học - công nghệ.

Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu sản phẩm hàng hóa của thị trường, xuhướng tiêu dùng của xã hội, trình độ phát triển khoa học - công nghệ của thếgiới hệ chính sách được xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện khôngngừng được đổi mới, hoàn thiện, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTNN, tuânthủ chiến lược phát triển KTNN mới có thể hướng tới PTBV.

- Khả năng xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện luật và văn bảndưới luật

Chủ trương, đường lối và các chính sách đối với chuyển dịch cơ cấuKTNN theo hướng PTBV được thực hiện tốt không thể chỉ trông chờ vào ýthức tự giác của các chủ thể trong xã hội, nhất là những chủ thể kinh tế hoạtđộng trong các ngành, lĩnh vực cụ thể Vấn đề không kém phần quan trọng đólà phải kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, minh bạch hóa các quan hệ KT -XH diễn ra trong quá trình chuyển dịch đó.

Vì vậy, xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện luật và các văn bảndưới luật một cách hiệu quả đó là công cụ, là biện pháp nhằm bảo đảm choquá trình chuyển dịch CCKT đúng hướng, đúng mục tiêu

Tuy nhiên, việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện luật, cácvăn bản dưới luật là hoạt động nhận thức, tuân thủ theo quy luật khách quancủa quá trình nhận thức - tức là luôn bị lạc hậu tương đối so với xu hướng,trào lưu phát triển KT - XH nói chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNNtheo hướng bền vững nói riêng Do đó, không ngừng đổi mới và hoàn thiệnluật, các văn bản dưới luật là một đòi hỏi khách quan Và điều đó, phụ thuộcvào nhận thức của Đảng cầm quyền, nhất là những chủ thể trực tiếp hoạt độngtrong lĩnh vực pháp luật.

- Toàn cầu hóa và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế chi phối đếnchuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng PTBV.

Trang 23

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan đểmột quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển Quá trình này vừa đem đến những thờicơ, thuận lợi và tạo ra những thách thức to lớn trong sự chuyển dịch cơ cấuKTNN theo hướng PTBV Sự phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và lãnh thổ chỉcó thể tận dụng được thời cơ, hạn chế nguy cơ và rủi ro trong phát triển khichủ động hội nhập thông qua các chính sách cụ thể và đúng đắn Năng lực hộinhập kinh tế quốc tế thể hiện rõ ở kết quả thực hiện được mục tiêu: vừa tạomở để thu hút được các nguồn lực ngoài nước vào thúc đẩy chuyển dịch cơcấu KTNN, vừa ngăn ngừa được những tác động tiêu cực từ bên ngoài đếnchuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng PTBV [12].

1.2 Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông nghiệp

1.2.1 Trên thế giới

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

- Tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện Trung Quốcluôn coi nông nghiệp là cơ sở quan trọng của nền kinh tế quốc dân và nhiệmvụ hàng đầu đặt ra là tập trung làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóngphát triển Trong SXNN, lương thực được chú trọng đặc biệt với quan điểm:phi lương bất ổn Bằng nhiều biện pháp tác động để ổn định diện tích gieotrồng lương thực, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích bằng conđường thâm canh; chủ trương xây dựng các vùng lương thực hàng hóa trọngđiểm có sự hỗ trợ của nhà Nước Nhờ vậy, Trung Quốc đã từng bước thoátkhỏi tình trạng trì trệ của những năm trước đây, giải quyết nạn thiếu đói triềnmiên của nhân dân.

Để đẩy nhanh TTPT ngành nông nghiệp, Trung Quốc đã sử dụng nhiềubiện pháp có hiệu quả như: cải tiến quản lý KTNN, sử dụng rộng rãi nhữngthành tựu của khoa học công nghệ vào SXNN Đồng thời thực thi hàng loạt

Trang 24

các chính sách như: Thực hiện chế độ khoán trong nông nghiệp, hộ nông dânđược coi là đơn vị kinh tế tự chủ và đi vào sản xuất hàng hóa, thay thế cho hệthống tổ chức sản xuất tập thể của công xã trước đây; cải cách cơ chế thu muanông sản, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình v.v đã tạo ra động lựcthúc đẩy nền nông nghiệp Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, sản lượng lươngthực hàng năm đều tăng lên đáng kể.

Sau khi đảm bảo lương thực vững chắc, Trung Quốc điều chỉnh cơ cấungành KTNN, nông thôn phát triển theo hướng đa dạng, trong đó chú ý pháttriển cây công nghiệp, nghề rừng, khai thác và nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnhcông nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp Chăn nuôi cũng được tập trungphát triển với sản lượng tăng khá.

Với chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện, hàng trăm hộ nôngdân Trung Quốc đã chuyển từ trạng thái kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc sangnền KTHH Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định đã tạo cơ sở cho sựphát triển chung của nền kinh tế quốc dân ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Chủ trương phát triển xí nghiệp hương trấn - con đường tất yếu làmphồn vinh kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy hiện đạihóa nông nghiệp.

- Xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội nhằm giải quyết những khó khăntrong quá trình SXNN với 5 hình thức chủ yếu sau:

+ Các tổ chức dịch vụ thuộc TPKT tập thể đảm bảo hoạt động cáckhâu: cày máy, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, gặt hái, vận chuyển.

+ Các dịch vụ của hợp tác xã cung tiêu, tín dụng, và các tổ chức donông dân tự nguyện lập ra làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, gia công chế biến.

+ Mạng lưới dịch vụ kinh tế kỹ thuật của Nhà nước nhằm cung cấp cácdịch vụ phổ biến khoa học kỹ thuật.

Trang 25

+ Các đơn vị nghiên cứu khoa học, các trường đại học thâm nhập vàonông thôn, tư vấn kỹ thuật, chỉ đạo, bồi dưỡng cán bộ, nhận khoán triển khaicác đề tài khoa học.

+ Các hiệp hội khoa học kỹ thuật của nông thôn thông qua các hìnhthức trao đổi kinh nghiệm.

Các hình thức tổ chức dịch vụ trên đã tác động tích cực đến sự pháttriển ngành nông nghiệp, giúp giải quyết các trở ngại, khó khăn trên conđường hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc.

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, Trung quốc đã tập trung phát triểnkết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông đường cao tốc, đường sắt vàđường biển [11].

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Đài Loan

Đài Loan đã tiến hành cải tạo nông nghiệp từ đầu những năm 50 thế kỷXX, trên tiềm lực sẵn có của mình là đất đai và lao động, với 3 chính sách lớnlà: cải cách ruộng đất, cải tiến kỹ thuật SXNN và kiến thiết xã hội nông thôn.

- Cải cách ruộng đất của Đài Loan là nhân tố có tính quyết định làmthay đổi CCKT và xã hội Đài Loan Cải cách ruộng đất có ảnh hưởng tácđộng dưới nhiều mặt: tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao mức tiêu dùngtrong nông thôn, cải thiện cơ cấu SXNN, khai thác lao động và nguồn vốnđầu tư vào đất đai.

- Hai giai đoạn phát triển nông nghiệp của Đài Loan:

+ Thời kỳ lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp (1949 - 1969).+ Thời kỳ lấy công nghiệp phục vụ nông nghiệp (từ 1970 trở đi).

Trong thời kỳ này chủ trương lấy sản xuất cơ giới làm chính để nângcao NSLĐ nông nghiệp, đồng thời dùng chính sách giá cả, thu nhập để chiviện cho SXNN, tập trung cải cách cơ cấu sản xuất để cạnh tranh với cácnước đang phát triển [11].

Trang 26

1.2.1.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong chương trình khôi phục kinhtế, chính phủ Nhật Bản đã xác định SXNN và công nghiệp hàng tiêu dùng làquan trọng hàng đầu, trong đó vấn đề cơ bản là thực hiện an toàn lương thựcvà các cải cách ở nông thôn.

+ Chính sách an toàn lương thực:

Nội dung chính sách này là khẩn trương tiến hành chương trình cải tạođất nhằm đẩy mạnh sản xuất lương thực và giải quyết công ăn việc làm chongười lao động ở nông thôn Nhật Bản đã thực hiện chủ trương cải tạo1.550.000 ha đất và áp dụng những biện pháp để định cư 1 triệu hộ nông dântrong thời gian 5 năm Kết quả là từ năm 1949 trở đi lương thực và nông sảncủa Nhật Bản đã đạt mức tăng trưởng cao, từng bước đảm bảo nhu cầu tiêudùng trong nước.

- Thực hiện cải cách ruộng đất

Chính phủ đã thực hiện các biện pháp buộc các điền chủ có diện tíchlớn (trên 1 ha) phải bán cho nông dân Do đó đã xóa bỏ quyền chiếm dụng đấtbất hợp lý và thiết lập chế độ sở hữu ruộng đất cho những nông dân không cóđất canh tác ở Nhật Bản.

Song song với những chủ trương trên, để đẩy mạnh phát triển nôngnghiệp và kinh tế nông thôn, Chính phủ đã tiến hành một loạt các biện phápnhư: cải cách quản lý hành chính trong nông nghiệp, thực hiện chính sách ổnđịnh giá cả nông sản, đẩy mạnh đầu tư, công tác khuyến nông,… Năm 1975,Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã ban hành chính sách nhằm phát triển nôngnghiệp toàn diện, với nội dung chính là: bảo đảm an toàn lương thực; xem xétlại chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn; hoàn thiện cơ cấu sản xuất…Đặc biệt, Chính phủ có chính sách trợ giá gạo để giữ giá mua của nông dân

Trang 27

cao hơn giá bán ra thị trường nhằm khuyến khích phát triển sản xuất lươngthực.

+ Công nghiệp hóa của Nhật Bản, trước hết thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

+ Phát triển khoa học và công nghệ theo hướng nghiên cứu, ứng dụngcác công nghệ tiết kiệm đất.

+ Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn.+ Chính sách đất đai được thực hiện chia đều cho nông dân.+ Đưa công nghiệp lớn từ đô thị về nông thôn.

+ Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn với bảo tồn và phát triểnvăn hóa dân tộc, tiếp biến kinh nghiệm quốc tế.

+ Khai thác triệt để nhân tố con người [11].

1.2.1.4 Kinh nghiệm của Thái Lan

Nét nổi bật nhất của sự phát triển nông nghiệp Thái Lan trong nhữngnăm gần đây là tốc độ tăng trưởng nhanh gắn liền với đa dạng hóa nôngnghiệp, được triển khai theo hướng chủ yếu sau:

Tăng nhanh diện tích trồng trọt và sản lượng của các loại cây trồng“mới” như lúa miến, sắn, mía đường và các loại ngũ cốc khác ngoài lúa gạo

Phát triển các hoạt động ngoài trồng trọt như chăn nuôi, đánh cá và lâmnghiệp.

Thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa đã tác độngtrực tiếp đến quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp và nông thôn Nhiềutiềm năng đất đai, lao động được khai thác và phát huy tác dụng đạt hiệu quảkinh tế cao Với chủ trương đa dạng hóa nông nghiệp và lấy nông nghiệp làmđiểm tựa, đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng truyềnthống nông, lâm, thủy sản đã đưa nền kinh tế Thái Lan có bước chuyển đổiCCKT rõ nét Trong phát triển nông nghiệp, chú trọng đa dạng hóa các loại

Trang 28

cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp gắn vớicông nghệ chế biến.

Đến những năm 90 của thế kỷ XX, KTNN Thái Lan đã có sự phát triểnđáng kể theo hướng sản xuất và xuất khẩu ngày càng nhiều nông sản hànghóa Các vùng chuyên canh lớn được hình thành, các khu công nghiệp chếbiến xuất khẩu cũng phát triển mạnh, với thiết bị hiện đại nhằm thu hút nguồnnông sản để chế biến, do vậy nâng cao được giá trị sản phẩm và đưa lại hiệuquả kinh tế cao Với chủ trương phát triển nông nghiệp đa dạng gắn với côngnghiệp chế biến hướng về xuất khẩu nên hàng hóa nông sản rất được thịtrường quốc tế ưa chuộng Thái Lan trở thành nước đứng đầu thế giới về xuấtkhẩu gạo, sắn, cao su, là nước đứng thứ ba về xuất khẩu đường Ngoài ra,Thái Lan còn xuất khẩu một khối lượng lớn hàng hóa nông sản, thực phẩmchế biến như gà, tôm, mực đông lạnh, dứa hộp nước dứa, rau quả tươi… sanghơn 100 nước trên thế giới, đặc biệt đã xâm nhập vào cả những thị trường“khó tính” như Nhật Bản, Tây Âu và Bắc Mỹ.

Còn phải kể đến chăn nuôi, một ngành không kém phần quan trọng ởThái Lan, có sản lượng xuất khẩu đứng đầu châu Á Ngành chăn nuôi gia cầmđã được đầu tư khoa học công nghệ vào khâu giống, nuôi dưỡng, làm thịt,ướp lạnh, bảo quản, bao gói, vận chuyển để xuất khẩu đạt yêu cầu tiêu chuẩnchất lượng và vệ sinh thực phẩm của khách hàng [11].

1.2.1.5 Một số bài học rút ra đối với Việt Nam

Một là, cần hoạch định tốt chiến lược phát triển KTNN nói chung,

chuyển dịch CCKT nói riêng theo hướng bền vững.

Việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, trong đó có chiến lượcchuyển dịch CCKT là rất cần thiết Thông qua chiến lược chuyển dịch CCKTnông nghiệp, Chính phủ, các doanh nghiệp và từng chủ thể kinh tế lấy đó làmcăn cứ để thực hiện chiến lược phát triển SXNN của mình gắn bó chặt chẽ với

Trang 29

quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng bền vững, với mục tiêu, bước đi vàlộ trình cụ thể.

Hai là, Tạo nên sự đồng thuận trong xã hội trong chuyển dịch CCKT

nông nghiệp Đây là sự tạo lập mối quan hệ bền chặt, lòng tin tưởng giữaChính phủ, doanh nghiệp và từng chủ thể kinh tế trong quyết tâm thực hiệnchuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng bền vững.

Ba là, Phải biết phát huy lợi thế của ngành, vùng, TPKT, tập trung

nguồn lực thực hiện chuyển đổi CCKT nông nghiệp thành công.

Bốn là, phát huy vai trò của Nhà nước trong quá trình chuyển dịch

CCKT theo hướng bền vững Thông qua các chính sách vĩ mô, Nhà nước cóthể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành, vùng, TPKT, bảo đảmcho nền kinh tế đạt hiệu suất, hiệu quả cao.

Năm là, xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện hệ thống luật và

văn bản dưới luật, bảo đảm cho chiến lược phát triển KTNN nói chung,chuyển dịch CCKT nông nghiệp nói riêng theo đúng mục tiêu, bước đi, lộtrình đã được hoạch định

1.2.2 Thực tiễn chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở việt Nam

1.2.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển dịch CCKTvà CCKT nông nghiệp

- Về chuyển dịch CCKT

Qua các kỳ Đại hội Đảng, chủ trương, chính sách về chuyển dịchCCKT Việt Nam đã được hoạch định rõ trong chiến lược phát triển KT - XH.Chủ trương đó thể hiện tập trung trong các văn kiện đại hội từ Đại hội VI vàtiếp tục được hoàn thiện trong các kỳ đại hội tiếp theo của Đảng Cộng sảnViệt Nam.

Trang 30

Đặc biệt, chủ trương PTBV nói chung, chuyển dịch CCKT nói riêngđược thể hiện ngày càng đậm nét hơn trong định hướng chiến lược PTBV ởViệt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), đó là:

Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theohướng sạch hơn và thân thiện hơn với môi trường.

Thực hiện quá trình “công nghiệp hóa sạch”, nghĩa là ngay từ ban đầuphải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ,thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, tích cực ngăn ngừa vàxử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”.

Trong quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, ưu tiên phát triển cácngành công nghiệp sạch Thành lập mới và phát triển khu công nghệ cao.Từng bước nâng dần tỷ lệ đầu tư phát triển công nghệ sạch.

Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững Trong khi phát triển sảnxuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải bảo đảm vệsinh, an toàn thực phẩm.

Phát triển vùng bền vững và xây dựng các cộng đồng địa phươngPTBV.

Đến Đại hội XI (2011), Đảng ta đã xác định: “Đổi mới mô hình tăngtrưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triểnnhanh, bền vững Chuyển mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theochiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộngquy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững Thựchiện cơ cấu lại nền kinh tế” [6].

Hội nghị Trung ương ba khóa XI của Đảng đã đề ra một trong những“Mục tiêu tổng quát của 5 năm 2011-2015 là: Phát triển nhanh, bền vững, gắnvới đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nângcao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh” [8].

Trang 31

- Về chuyển dịch CCKT nông nghiệp:

Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về chuyển dịch CCKTnông nghiệp được thể hiện trong chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn:

Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa IX ra nghị quyết về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn thời kỳ 2001-2010 Nghị quyết nêu bật quan điểm, mục tiêu phát triển,chủ trương, những nội dung tổng quát và giải pháp lớn để đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta phải là: “quá trình chuyển dịchCCKT theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thịtrường; thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thànhtựu khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật vàcông nghệ hiện đại vào các khâu SXNN, nhằm nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa; chuyển dịch CCKTnông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động cácngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nôngnghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, quy hoạch phát triển nông thôn.Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nôngthôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chấtvà văn hóa của nhân dân ở nông thôn”, song chủ trương còn xa thực tế, chínhsách lại không bảo đảm được chủ trương của Đảng” [7].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đẩy mạnhCNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ vấn đề nôngnghiệp, nông thôn và nông dân” Lần đầu tiên Đại hội đã tập trung làm rõ nộidung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và giải quyết đồng bộ các vấn đềnông nghiệp, nông thôn và nông dân với các nội dung chủ yếu:

Trang 32

+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theohướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến vàthị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộkhoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất,chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương.Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp vàdịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp Sớm khắcphục tình trạng manh mún về đất canh tác của các hộ nông dân, khuyến khíchviệc dồn điền đổi thửa, cho thuê, góp vốn cổ phần bằng đất; phát triển các khunông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanhnghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề,hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tếcao;

+ Thực hiện tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng; đổi mới chínhsách giao đất, giao rừng, bảo đảm cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổnđịnh và được cải thiện Phát triển rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chếbiến lâm sản có công nghệ hiện đại;

+ Phát triển đồng bộ và có hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến vàbảo vệ nguồn lợi thủy sản Coi trọng khâu sản xuất và cung cấp giống tốt,BVMT, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu;

+ Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm,khuyến ngư, công tác thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ởnông thôn Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất làcông nghệ sinh học vào SXNN; chú trọng các khâu giống, kỹ thuật canh tác,nuôi trồng, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến.

+ Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn Thực hiệnchương trình xây dựng nông thôn mới Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có

Trang 33

cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh Hình thành các khu dâncư đô thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ như: thủy lợi, giaothông, điện, nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện,chợ Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa,nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; bảođảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

+ Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ởcác vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịchvụ, giao thông, các khu đô thị mới chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôntheo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng laođộng làm công nghiệp, dịch vụ Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việclàm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài Đầu tư mạnh hơncho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa,biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số [6].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Phát triểnnông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợithế của nền nông nghiệp nhiệt đới Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơgiới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lạicơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tácxã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, cáctổ hợp sản xuất lớn” [6].

Trên cơ sở những quyết sách quan trọng của Đảng, nhiều văn bản phápluật và chính sách của Nhà nước đã được ban hành.

Mục đích cuối cùng của CNH, HĐH nông nghiệp là nâng cao hiệu quảSXNN và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường Hiệu quảkinh tế được đo bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phíbỏ ra để đạt được kết quả đó Cụ thể, hiệu quả được thể hiện ở hiệu quả sử

Trang 34

dụng các nguồn lực trong nông nghiệp như đất đai, lao động, vốn,… của từngngành, từng sản phẩm, từng cây con chủ lực

1.2.2.2 Thực tiễn chuyển dịch CCKT nông nghiệp của Việt Nam

Bảng 1.1 trình bày quy mô và cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủysản của Việt Nam phân theo ngành hoạt động trong giai đoạn 2006-2011

Bảng 1.1 Quy mô và cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sảntheo giá thực tế phân theo ngành hoạt động

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011 và tính toán của tác giả

Theo đó, cơ cấu GTSX nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn2006-2011 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỷtrọng ngành lâm nghiệp và thủy sản.

Cụ thể, tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng liên tục, từ 69,98% (2006) lên77,47% (2011); tỷ trọng lâm nghiệp giảm liên tục, từ 3,65% (2006) xuống còn

Trang 35

2,00% (2011) và tỷ trọng thủy sản cũng giảm liên tục, từ 26,36% (2006)xuống còn 20,53% (2011).

- Chuyển dịch cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành nông nghiệp

Bảng 1.2 trình bày quy mô và cơ cấu GTSX nông nghiệp của Việt Namtheo giá thực tế phân theo ngành hoạt động trong giai đoạn 2006-2011

Bảng 1.2 Quy mô và cơ cấu GTSX nông nghiệp của Việt Nam theo giáthực tế phân theo ngành hoạt động

Trồng trọtChăn nuôiDịch vụGTSX (Tỷ đ)

Năm 2006 197.700,7 145.807,7 48.333,1 3.559,9Năm 2007 236.750,4 175.007,0 57.618,4 4.125,0Năm 2008 377.238,6 269.337,6 102.200,9 5.700,1Năm 2009 430.221,6 306.648,4 116.576,7 6,996,5Năm 2010 540.162,8 396.773,6 135.137,2 8.292,0Năm 2011 779.288,8 779.288,8 562.102,8 206.794,7

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011 và tính toán của tác giả

Theo đó, cơ cấu GTSX nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn2006-2011 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ,tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi Cụ thể, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt từ73,8% (2006) xuống 72,1% (2011) và tỷ trọng dịch vụ từ 1,8% (2006) xuốngcòn 1,4% (2011) và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 24,4% (2006) lên 26,5%(2011)

- Chuyển dịch cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành lâm nghiệp

Trang 36

Bảng 1.3 trình bày quy mô và cơ cấu GTSX lâm nghiệp của Việt Namphân theo ngành hoạt động trong giai đoạn 2006-2011

Bảng 1.3 Quy mô và cơ cấu GTSX lâm nghiệp theo giá thực tế phân theongành hoạt động

Chỉ tiêuTổng số

Chia raTrồng và

chăm sócrừng

Khai thácgỗ và lâm

Lâmsảnngoài gỗ

Dịch vụlâmnghiệpGTSX (Tỷ đ)

Năm 2006 10.331,4 1.490,5 7.689,0 561,0 590,9Năm 2007 12.108,3 1.637,1 9.135,5 645,5 690,2Năm 2008 14.369,8 2.040,5 10.764,0 760,6 804,7Năm 2009 16.105,8 2.287,0 12.064,4 852,5 901,9Năm 2010 18.714,7 2.711,1 14.011,8 936,2 1.055,6Năm 2011 20.130,0 2.487,8 15.503,8 1.025,5 1.112,9

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011 và tính toán của tác giả

Theo đó, cơ cấu GTSX lâm nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2011 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các ngành: trồng và chăm sócrừng, từ 14,4% (2006) xuống còn 12,4% (2011); thu nhặt sản phẩm từ rừngkhông phải gỗ và lâm sản khác, từ 5,4% (2006) xuống còn 5,1% (2011); dịchvụ lâm nghiệp, từ 5,7% (2006) xuống còn 5,5% (2011) và tăng tỷ trọng khaithác gỗ và lâm sản khác, từ 74,5% (2006) lên 77% (2011).

2006 Chuyển dịch cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành thủy sản

Bảng 1.4 trình bày quy mô và cơ cấu GTSX thủy sản của Việt Namtheo giá thực tế phân theo ngành hoạt động trong giai đoạn 2006-2011.

Trang 37

Bảng 1.4 Quy mô và cơ cấu GTSX thủy sản theo giá thực tế phân theo

ngành hoạt động

Khai thácNuôi trồngGTSX (Tỷ đ)

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011 và tính toán của tác giả

Theo đó, cơ cấu GTSX thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khai thác, từ 33,8% (2006) lên 36,6%(2011) và giảm tỷ trọng nuôi trồng, từ 66,2% (2006) xuống còn 62,4% (2011).

Chương II

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TỈNH ĐỒNG NAIVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đặc điểm cơ bản tỉnh Đồng Nai

2.1.1 Các đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, có diện tích 5.907,22 km2, chiếm khoảng 1,76% diện tích tựnhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.

Trang 38

Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trungtâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: LongThành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; XuânLộc; Định Quán; Tân Phú.

Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam,Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, PhíaĐông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, PhíaTây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.

Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giaothông huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyếnđường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương vớicả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

2.1.1.2 Địa hình

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với nhữngdải núi rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam Có thể phân biệtcác dạng địa hình chính như sau:

- Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng:

+ Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2đến 5 m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từvài chục mét đến vài km Đất trên địa hình này chủ yếu là các Aluvi hiện đại.

+ Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũngtrên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấphơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằngchịt, có rừng ngập mặn bao phủ Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vậtchất hữu cơ lắng đọng.

Trang 39

- Dạng địa đồi lượn sóng:

Độ cao từ 20 đến 200m Bao gồm các đồi Bazan, bề mặt địa hình rấtphẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80 Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn sovới các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối Bazan, phù sa cổ Đấtphân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.

- Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuốicùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 - 800m Địa hình nàyphân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú vớitỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc Tất cả cácnúi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếulà granit, đá phiến sét.

Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng,có 82,09% đất có độ dốc < 8o, 92% đất có độ dốc <15o, các đất có độ dốc>15o chiếm khoảng 8%.

Cơ cấu(%)

Trang 40

5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 527,16 8,92

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2011

Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều,nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhấtĐông Nam Bộ.

Theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:- Các loại đất hình thành trên đá Bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đấtđỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bốở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh Các loại đất này thích hợp cho các cây côngnghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…

- Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đấtxám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bốở phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà,

Ngày đăng: 23/12/2014, 23:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w