Đổi mới và hoàn thiện công tác quy hoạch nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của ngành, vùng và TPKT, bảo đảm cho KTNN phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai (Trang 86 - 87)

- Thông qua việc chuyển dịch CCKT nông nghiệp, ngành nông nghiệp

3.5.2. Đổi mới và hoàn thiện công tác quy hoạch nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của ngành, vùng và TPKT, bảo đảm cho KTNN phát triển

năng, thế mạnh của ngành, vùng và TPKT, bảo đảm cho KTNN phát triển bền vững

- Căn cứ vào lợi thế sinh thái, lợi thế so sánh của từng vùng và từng địa phương mà quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp trên toàn tỉnh và từng vùng, từng địa phương. Qua đó, thu hút vốn đầu tư của các TPKT trong nước và vốn ĐTNN để khai thác những tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, xây dựng và phát triển nền nông nghiệp thương phẩm trên địa bàn.

- Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu, quy hoạch và định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản trên từng vùng, từng địa phương. Xác định các vùng nông nghiệp hàng hóa trọng điểm, các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế ở các vùng, địa phương.

- Quy hoạch và phát triển các vùng cây công nghiệp nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp chế biến như: cao su, cà phê, mía đường, điều, hồ tiêu, bông, thuốc lá…, vùng cây ăn quả, vùng chăn nuôi bò sữa, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Việc quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản phải gắn liền và kết hợp chặt chẽ với phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, từng địa phương cần xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, triển khai các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp. Đồng thời, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, có hiệu quả, bảo đảm sự PTBV của từng vùng nông nghiệp sinh thái.

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, coi kinh tế hộ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu, gắn với các hình thức kinh tế tập thể để khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, đầm, ao, hồ ở các địa phương. Các doanh nghiệp nhà nước

đóng vai trò chủ đạo trong các khâu dịch vụ về giống, kỹ thuật, cung cấp thức ăn gia súc, gia cầm, phòng trừ dịch bệnh, v.v.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững ở Đồng Nai (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w